0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

PHƯƠNG PHÁP VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU THỰC HIỆN LUẬN VĂN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP LỒNG GHÉP XÁC LẬP MÔ HÌNH THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CẤP CỘNG ĐỒNG TRONG ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 32 -32 )

1.3.1. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp kế thừa: Được sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp các kết quả

nghiên cứu trước đó về khu vực nghiên cứu, từ đó xác định các nội dung có thể kế thừa cũng như các vấn đề cần nghiên cứu cập nhật, bổ sung.

- Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: Phương pháp này nhằm thu thập thông

tin mang tính đại diện hoặc thông tin chuyên sâu về biến đổi khí hậu của cộng đồng hay hộ dân. Đối tượng của phương pháp này là chính quyền địa phương và người dân thuộc địa bàn nghiên cứu. Công cụ của phương pháp này là sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tin, từ đó phân tích khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng địa phương cũng như hiểu biết và kiến thức về biến đổi khí hậu trong lập chính sách phát triển kinh tế xã hội nói chung và lập quy hoạch sử dụng đất nói riêng. Số lượng phiếu điều tra là 70 phiếu, trong đó có 20 phiếu cho cán bộ địa phương, 50 phiếu cho cư dân địa phương.

- Phương pháp phân tích quy hoạch: Phương pháp này cho phép phân tích quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của huyện, quy hoạch phát triển của các ngành ở Trung ương, vùng có liên quan hoặc có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai tại địa bàn huyện Tiền Hải dưới góc độ thích ứng với biến đổi khí hậu. Căn cứ vào nhu cầu, kế hoạch sử dụng đất đai của các xã, quy hoạch phát triển của các ngành trong huyện để tổng hợp, phân tích các vấn đề về sử dụng đất của huyện.

- Phương pháp phân tích SWOT: Phương pháp này nhằm tập trung phân tích

Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), Thách thức (Threats). Với bốn yếu tố của mô hình SWOT này, người phân tích sẽ nhìn nhận và viết ra một cách rõ ràng các đánh giá dưới dạng gạch đầu dòng, thẳng thắn và không bỏ sót trong quá trình thống kê đồng thời quan tâm đến quan điểm của mọi người. Sau đó biên tập lại rồi xóa bỏ các điểm trùng lặp, gạch chân những điểm riêng biệt, quan trọng. Vạch rõ những hành động cần làm, như củng cố các điểm nhấn quan trọng, loại bỏ các mặt còn hạn chế, khai thác các cơ hội, tránh các nguy cơ, rủi ro. Định kỳ cập nhật biểu đồ SWOT để làm tăng thêm tính hoàn thiện và hiệu quả cho kế hoạch của mình.

26

- Phương pháp bản đồ và GIS: Sử dụng phương pháp này để sử dụng bản đồ

trên thực địa và thành lập bản đồ chuyên đề (bản đồ phân vùng chức năng và bản đồ định hướng quy hoạch lồng ghép).

1.3.2. Cơ sở dữ liệu thực hiện đề tài

Để hoàn thành nghiên cứu, đề tài đã sử dụng những dữ liệu sau:

- Tài liệu do địa phương cung cấp: Các tài liệu, số liệu thống kê, báo cáo về

tình hình sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tầm nhìn đến năm 2020 của địa phương; Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình từ năm 2006 – 2012.

- Tài liệu, văn liệu khoa học: sách, tạp chí, báo cáo khoa học về thích ứng biến đổi khí hậu, quy hoạch lồng ghép, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và biến đổi khí hậu tại tỉnh Thái Bình,...

- Tài liệu điều tra khảo sát thực địa: Kết quả điều tra xã hội học đối với chính

quyền và người dân địa phương (02 mẫu phiếu điều tra); Ảnh chụp các khu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Tiền Hải

- Tài liệu bản đồ: Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình, huyện Tiền Hải, bản đồ sử

27

28

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG, QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN TIỀN HẢI

2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN TIỀN HẢI KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN TIỀN HẢI

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Huyện Tiền Hải nằm phía Đông Nam tỉnh Thái Bình, có toạ độ

địa lý từ 20o17’ - 20o28’ độ vĩ Bắc, 106o27’- 106o35’ độ kinh Đông. Phía Bắc huyện Tiền Hải giáp với huyện Thái Thuỵ; phía Đông giáp với Vịnh Bắc Bộ; phía Nam giáp với huyện Giao Thuỷ (tỉnh Nam Định); phía Tây giáp với huyện Kiến Xương. Huyện cách thị xã Thái Bình 21km, cách thủ đô Hà Nội 130 km, cách thành phố Hải Phòng 70 km (tính từ thị trấn Tiền Hải) với hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ thuận lợi cho giao lưu hội nhập, trao đổi hàng hoá, thông tin khoa học kỹ thuật, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

- Địa hình: Nhìn tổng thể, địa hình của huyện khá bằng phẳng, địa hình nghiêng

dần về từ Đông Bắc sang Tây Nam, có dạng lòng chảo gồm 2 vùng rõ rệt: vùng đất trũng ở phía nội đồng và vùng đất cao ở ven biển. Vùng trũng phân bố chủ yếu ở các xã Tây Phong, Tây Tiến, Đông Lâm với độ cao trung bình từ 0,5 - 0,6m so với mặt nước biển. Vùng đất cao ven biển phía Nam chủ yếu ở các xã Đông Minh, Đông Hoàng, Đông Trà. Độ cao là 1m so với mặt nước biển.

- Khí hậu: Tiền Hải nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng với đặc

điểm của huyện là giáp biển nên khí hậu của huyện mang nét đặc trưng của vùng khí hậu duyên hải được điều hoà bởi biển cả với đặc điểm mùa đông thường ấm hơn, mùa hè thì mát hơn so với các khu vực sâu trong nội địa. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 - 24oC, nhiệt độ cao nhất là khoảng 39oC, nhiệt độ thấp nhất là khoảng 4,1oC. Lượng mưa trung bình hàng năm là từ 1500 - 2000 mm. Độ ẩm không khí giao động từ 80 - 90%. Gió thịnh hành là gió Đông Nam mang theo không khí nóng ẩm với tốc độ gió trung bình từ 2-5 m/s.

- Thủy văn: Là huyện ven biển thuộc vùng châu thổ sông Hồng, huyện có bãi

biển và hệ thống sông ngòi chằng chịt với sông Hồng và các chi lưu của nó như sông Trà Lý, sông Lân, sông Long Hầu,... các sông này có nguồn nước dồi dào, tải lượng

29

phù sa lớn, đồng thời với lượng phù sa đổ ra biển hàng năm khoảng 55 triệu tấn ở các cửa sông tạo ra vùng bãi bồi rộng lớn ven biển là thế mạnh cho phát triển nông lâm ngư nghiệp của huyện.

2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

a) Tài nguyên đất

Đất Tiền Hải được tạo bởi phù sa sông và biển do đặc điểm của thuỷ triều ngày càng bồi tụ theo kiểu các luồng lạch hình sin có hướng song song với đê biển. Có 4 nhóm đất chính:

- Nhóm đất cát (C): Diện tích 2.875 ha, phân bố chủ yếu trên nền địa hình cao

trong và ngoài đê, tập trung chủ yếu ở các xã Nam Thịnh, Nam Phú, Đông Minh, Đông Hoàng, Đông Long và rải rác tại các xã như Nam Hải, Tây Giang, Tây Lương, Tây Ninh, Đông Quý… Đặc điểm chung của nhóm đất cát là có lượng hạt thô lớn, dung tích hấp thu thấp, các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu đều nghèo, sâu dưới tầng cát dày từ 2 - 3 m mới thấy trầm tích biển (lớp vỏ sò, lớp cát thuần xen lẫn phế tích và các loại cây sú, vẹt…).

- Nhóm đất mặn (đất phù sa nhiễm mặn): Đây là loại đất có diện tích lớn nhất

phân bố ở hầu hết các xã trong huyện và tập trung chủ yếu ở các xã phía Đông huyện Tiền Hải. Đặc điểm chung của nhóm đất này là có màu nâu tươi do nhiễm mặn nên có ánh sắc tím. pHKCl của lớp đất mặt từ 4,5 - 5,5, các lớp sâu hơn trên 6 và thường ở mức kiềm yếu 7 - 9. Ca2+ trao đổi từ 3 - 8 lđl/100g. Mg2+ trao đổi 3 - 10 lđl/100g. Tỷ số Ca/Mg thường nhỏ hơn 1,0 - 1,5. Số muối hoà tan ở mức trung bình từ 0,1 - 0,7%. Chất hữu cơ tổng số ở mức từ trung bình đến khá (1 - 3%), đạm trung bình (0,1 - 0,16%), lân và kali tổng số cao (1,7 -2,3%).

- Nhóm đất phù sa (P): Tổng diện tích 3.606 ha phân bổ trên địa hình từ vàn cao

đến vàn thấp ở các xã Nam Hải, Bắc Hải, Vân Trường, Nam Hà, Nam Hồng, Nam Chính, Tây Phong, Vũ Lăng… Đất thường có màu nâu tươi, độ pH trung tính, ít chua, pHKCl khoảng 5,5 và có hướng tăng dần theo chiều sâu của đất. Thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nặng, hàm lượng các chất hữu cơ xếp vào loại khá giàu từ 2,5 - 3%: đạm, lân, kali đều ở mức từ trung bình đến khá, N (0,15 - 1,25%), P2O5 (0,08 - 0,12%), K2O (1,5 -2,5%). Dung tích hấp thụ khá cao thường gặp từ 25 - 29 lđl/100g đất khô.

30

- Nhóm đất phèn mặn (FM): Thực chất là những ổ phèn do những quá trình rửa

mặn các ion kiềm và kiềm thổ bị rửa trôi và thay thế bằng ion H+. Quan sát phẫu diện đất ta thấy tầng sinh phèn (Jarosite) màu vàng rơm pha lẫn trắng tựa như vôi xỉn, nằm cách mặt đất 25 -26 cm, độ pHKCl từ 2,8 - 3,5, Fe2+ và Al3+ di động rất cao, phân bố đất phèn ở Tiền Hải tập trung ở các xã như Vũ Lăng, Tây Lương…diện tích chiếm đất 380 ha.

Nhìn chung, đất đai của huyện khá phì nhiêu được bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng, tuy nhiên đây là vùng đất phù sa trẻ, mực nước ngầm nông, một phần diện tích lớn bị nhiễm mặn. Việc thau chua, rửa mặn là yêu cầu tất yếu trong quá trình sử dụng.

b) Tài nguyên nước

Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân được lấy từ hai nguồn:

- Nguồn nước mặt: được cung cấp bởi hệ thống sông Hồng cùng các chi lưu

như: sông Trà Lý phía Bắc, sông Lân, sông Long Hầu chảy trong nội huyện và sông Hồng phía Nam. Hàng năm tổng lượng dòng chảy lên đến hàng trăm tỷ m3 nước, cùng với hệ thống kênh mương nội đồng và hàng ngàn m2 đất ao, hồ, đầm, do đó nguồn nước mặt của Tiền Hải khá dồi dào cung cấp đủ cho nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân.

- Nguồn nước ngầm: khá phong phú, trữ lượng lớn, mực nước ngầm nông song

việc khai thác mới ở mức độ hạn chế để phục vụ nước sạch nông thôn. Trong tương lai sẽ tính đến việc khai thác nước ngầm nhiều hơn để phục vụ cho nhân dân.

Đặc biệt hiện nay Tiền Hải đang tiến hành khai thác mỏ nước khoáng có chất lượng cao phục vụ thị trường trong và ngoài nước và có triển vọng phát triển mạnh.

c) Tài nguyên rừng và thảm thực vật

Huyện Tiền Hải có 984,99 ha đất lâm nghiệp phân bố ở các xã ven biển như Đông Long, Đông Hoàng, Đông Minh, Nam Cường, Nam Thịnh, Nam Phú, Nam Hưng (diện tích đất lâm nghiệp của Nam Thịnh, Nam Hưng và Nam Phú chiếm 96,53% diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện), chủ yếu là rừng phi lao, rừng ngập mặn có tác dụng chắn sóng, chắn gió, chắn cát từ biển Đông.

31

- Tài nguyên rừng ngập mặn của Tiền Hải cho một giá trị lớn về cảnh quan môi

trường và bảo tồn hệ sinh thái ngập nước ven biển phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và có tiềm năng cho phát triển ngành du lịch sinh thái.

- Rừng ngập mặn Tiền Hải còn có tác dụng lớn trong phòng hộ đê điều, điều

hoà khí hậu ven biển, tạo thuận lợi cho việc lắng đọng phù sa của các cửa sông đổ ra biển, rừng còn có ý nghĩa to lớn về mặt an ninh, quốc phòng. biển, rừng còn có ý nghĩa to lớn về mặt an ninh, quốc phòng.

Rừng ngập mặn có thực vật ưu thế thuộc loài Trang, sú, bần, mắm, ôrô... và phi lao được trồng trên các cồn.

Đất ngập nước tả ngạn Sông Hồng là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải có vị trí quan trọng về đa dạng sinh học, là ga chim Quốc tế, nơi cư trú của hơn 150 loài chim nước, trong đó có nhiều loài nằm trong Sách đỏ (cò thìa, bồ nông chân xám, choắt mỏ thìa,...), hơn 80 loài cá và 20 loài giáp xác (tôm sú, ngao, cá đối, ...) và hơn 180 loài cây rừng ngập mặn (sú, vẹt, bần, mắm,...).

d) Tài nguyên biển

Bờ biển Tiền Hải dài khoảng 23 km với hàng chục nghìn km2 lãnh hải, tiềm năng hải sản khá dồi dào. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Hải sản I, trong vùng biển thuộc hải phận Tiền Hải có ít nhất 46 loài cá có giá trị kinh tế, 10 loài tôm, 5 loài mực với trữ lượng ước tính khoảng hàng chục ngàn tấn.

- Bãi biển ven cửa sông lớn, vùng nước lợ trong đê có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế như tôm, cua, ngao, vạn… đang được quan tâm phát triển.

- Tài nguyên biển có ý nghĩa rất lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của huyện nên cần phải được đầu tư, sử dụng, khai thác hợp lí, có hiệu quả nguồn tài nguyên này.

e) Tài nguyên khoáng sản

Tiền Hải có mỏ khí với trữ lượng khoảng 60 tỷ m3 khí, đã được khai thác để phục vụ công nghiệp gốm, sứ, thuỷ tinh, điện khí. Tuy nhiên, hiện tại trữ lượng khí đã hết. Theo đánh giá của các nhà khoa học, ngoài khơi Tiền Hải có tiềm năng về khí đốt, có thể khai thác đưa vào sử dụng.

32

Nước khoáng Tiền Hải có chất lượng tốt đang được khai thác ở độ sâu 450 m với trữ lượng lớn và đang được sản xuất theo công nghệ tiên tiến, với quy mô lớn phục vụ tốt cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Ngoài ra việc thăm dò mỏ dầu trong vùng thềm lục địa và vùng biển thuộc Tiền Hải mở ra khả năng lớn cho việc phát triển công nghiệp khai khoáng.

2.1.3. Thực trạng kinh tế xã hội

a) Thực trạng kinh tế chung

Huyện Tiền Hải bao gồm 34 xã và 1 thị trấn với diện tích tự nhiên trên 22.604 ha, dân số trên 400 ngàn người, là huyện có mật độ dân số thấp nhất so với các huyện, thị trong toàn tỉnh Thái Bình.

Tiền Hải là huyện ven biển, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế và an ninh quốc phòng ở vùng duyên hải vịnh Bắc Bộ. Bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2010, tuy nền kinh tế cả nước cũng như của tỉnh gặp nhiều khó khăn, nhưng Tiền Hải là một trong những địa phương đi đầu về phát triển kinh tế của Thái Bình, với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,2%. Thống kê năm 2011, tổng giá trị sản xuất đạt 3.212,5 tỷ đồng (tăng 14,2% so với năm 2010). Trong đó, giá trị sản xuất nông, thủy sản đạt 1.013,5 tỷ đồng (tăng 10,6% so với năm 2010); giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 1.669 tỷ đồng (tăng 17,5% so với năm 2010); giá trị thương mại - dịch vụ đạt 530 tỷ đồng (tăng 11,1% so với năm 2010). Giá trị sản xuất bình quân đầu người theo giá hiện hành ước đạt 37,14 triệu đồng, tăng 14,3% so

với năm 2010 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011 tỉnh Thái Bình).

Là một huyện ven biển nên đã tạo ra nhiều thế mạnh như du lịch biển, dịch vụ biển, khai thác khoáng sản phục vụ cho các ngành công nghiệp: nước khoáng, thuỷ hải sản biển... Những ngành này hàng năm đã đóng góp cho ngân sách của huyện hàng ngàn tỷ đồng. Hiện huyện có tổng diện tích nuôi trồng là 4.073ha, tăng 0,1% so với năm 2010. Trong đó: diện tích nuôi nước ngọt: 907ha; diện tích nuôi nước lợ: 2.046ha; diện tích nuôi nước mặn: 1.120ha với tổng sản lượng đạt 39.100 tấn, tăng 27,5% so với năm 2010. Với diện tích 1.380ha, ngao là vật nuôi đạt sản lượng cao, với 32.000 tấn và có giá trị kinh tế cao. Ngao của Tiền Hải đã xuất khẩu sang các thị trường trên thế giới.

33

Cơ cấu kinh tế chủ yếu là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Hoạt động công

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP LỒNG GHÉP XÁC LẬP MÔ HÌNH THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CẤP CỘNG ĐỒNG TRONG ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 32 -32 )

×