Phân vùng chức năng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp lồng ghép xác lập mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng trong định hướng sử dụng đất huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (Trang 70)

Dựa trên các tiêu chí về điều kiện tự nhiên (địa chất, địa mạo, thổ nhưỡng, tác

động của biển – lục địa) và sử dụng đất hiện tại, toàn bộ lãnh thổ huyện Tiền Hải được

phân chia thành 3 tiểu vùng chức năng:

* Tiểu vùng phòng hộ ngoài đê (I):

Tiểu vùng bao gồm khu vực bãi triều cao và bãi triều thấp bên ngoài đê biển quốc gia thuộc các xã Đông Long, Đông Hải, Đông Hoàng và Đông Minh, là khu vực với phần lớn là rừng ngập mặn có chức năng phòng hộ và đất bằng chưa sử dụng chịu ảnh hưởng chủ yếu của thủy triều. Đất cồn cát biển (Cc) có độ phì thấp và chua nên giữ nước và giữ phân kém. Đất ít được khai thác cho mục đích nông nghiệp, bãi triều cao sát chân đê được khai thác chủ yếu cho hoạt động nuôi trồng thủy hải sản và khu vực được hình thành trên nền vật liệu bùn cát và bột sét được bồi lắng bởi hoạt động của biển nằm trên ranh giới các xã Nam Hưng, Nam Phú và Nam Thịnh phía ngoài đê trên các bãi triều cao, hình thành từ loại đất mặn sú vẹt (Mm) và đất mặn ven biển (M). Đây là khu vực rừng ngập mặn của Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải, có giá trị lớn về bảo tồn đa dạng sinh học cũng như chức năng phòng hộ, giảm thiểu ảnh hưởng của gió bão. Ngoài ra, một số ít đất bằng chưa sử dụng đã được thay thế bằng các đầm nuôi tôm và ngao có hiệu quả kinh tế cao.

* Tiểu vùng kinh tế nông nghiệp và công nghiệp trong đê (II):

Khu vực này chiếm diện tích lớn nhất, phân bố ở trong đê của các xã Đông Hải, Đông Xuyên, Đông Long, Đông Hoàng, Đông Phong và Đông Minh, được hình thành do hoạt động quai đê lấn biển trước đây. Toàn bộ khu vực được thành tạo trên nền đồng bằng delta có thành phần mẫu chất chủ yếu là bột-cát, bột-sét và sét-bột. Hệ thống thủy văn gồm sông Lân và sông Trà Lý, cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương. Tiểu vùng hình thành trên nền đất mặn ít và trung bình (M) nên có độ phù tự nhiên khá cao. Trên các chân đất vàn chủ động về nước

64

tưới với hệ thống kênh mương chằng chịt tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất lúa hai vụ. Riêng tại diện tích đất trũng thấp sát chân đê, đất thường sử dụng cho mục đích canh tác lúa cá. Tuy nhiên, một số diện tích đất có giá trị kinh tế thấp đã được chuyển đổi sang mục đích nuôi trồng thủy sản với giá trị cao hơn. Đất phèn tiềm tàng nông và sâu có diện tích không lớn nằm ở Đông Trung chủ yếu được sử dụng trồng lúa hai vụ và quần cư. Một số ít đất ven sông là đất phù sa trung tính ít chua không được bồi hàng năm được sử dụng để trồng màu. Ngoài ra, trên các địa hình val cát cổ nổi lên, chạy song song với bờ biển là nơi thuận lợi cho hình thành các dải quần cư của tiểu vùng. Khu vực trồng lúa trong đê nằm tại phía đông nam của huyện, gồm các xã Nam Thắng, Nam Trung, Nam Thịnh, Nam Phú,... phân bố tại đồng bằng delta nằm trong đê. Toàn bộ cảnh quan được hình thành chủ yếu trên nền phù sa vàn thấp, với thành phần chủ yếu là bột-cát, bột-sét và sét-bột. Đối với đất mặn nhiều, đất tầng mặt khá chua và có thành phần cơ giới nặng.

Hiện nay, đất đai trong tiểu vùng này chủ yếu được sử dụng cho mục đích trồng lúa một vụ với các giống lúa chưa thuần chủng có khả năng chịu mặn. Một số diện tích phía trong đê của xã Nam Hưng đã được sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản với hiệu quả cao. Trong khi diện tích đất mặn ít có độ phì tự nhiên cao, qua quá trình cải tạo có thể trồng lúa 2 vụ. Ngoài ra, đất phù sa trên các địa hình lòng sông và bãi bồi không phân chia được sử dụng cho mục đích trồng hoa màu, cây hàng năm và cây ăn quả. Quần cư nằm chủ yếu trên các val cát cổ và trên các địa hình vàn cao không ngập nước. Tại các vàn thấp, đất phù sa trên nền cát (P/C) hình thành do sự bồi đắp tự nhiên của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình có tầng cát pha thịt nhẹ ở độ sâu 30- 50 cm, nên thuận lợi cho sản xuất lúa hai vụ.

* Tiểu vùng kinh tế nông nghiệp và đô thị trong đê (III):

Khu vực phát triển nông nghiệp trọng tâm của vùng nằm ở phần trung tâm phía bắc của huyện Tiền Hải, phần lớn nằm trên địa bàn xã Đông Quý. Được hình thành do sự bồi đắp phù sa của sông, cảnh quan nằm trên địa hình vàn và vàn thấp nên khá thích hợp cho trồng hai vụ lúa và hai vụ lúa-một vụ màu. Ngoài ra, đất phù sa trung tính ít chua không được bồi (Pe) và địa hình bằng phẳng thuận lợi cho việc nhân giống lúa cho địa bàn huyện Tiền Hải. Tại sát những khu quần cư nằm ven sông và trên các val cát cổ, chủ yếu trồng cây ăn quả theo mô hình gia trại. Về phía Tây của huyện, trên địa

65

bàn các xã Vũ Lăng, Tây Lương cho tới Phương Công, Vân Trường cũng là khu vực phát triển nông nghiệp và đô thị. Nền mẫu chất chủ yếu là vật liệu phù sa và cát biển, cảnh quan nơi đây chiếm diện tích lớn về quần cư nông thôn và quần cư đô thị (thị trấn Tiền Hải). Trên các địa hình nổi cao, địa hình val cát cổ là điều kiện thuận lợi cho hình thành các quần cư chạy dọc theo hướng phát triển của địa hình. Tuy được hình thành do sự bồi lắng phù sa biển nhưng do quá trình tác động của canh tác nông nghiệp, đất có độ phì tự nhiên cao hơn và thành phần cơ giới nặng. Đất được sử dụng để trồng lúa và trồng màu. Tại các địa hình vàn thấp hơn, đất phù sa trung tính ít chua được bồi (Pbe) nằm ngoài đê. Với thành phần cơ giới thịt trung bình và độ phì khá, cảnh quan rất thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng nông nghiệp. Trong khi, các địa hình vàn thấp hình thành từ đất phù sa glây (Pg) và đất phù sa trên nền đất cát (P/C) có độ phì khá nên chủ yếu được cải tạo để trồng lúa hai vụ. Nông nghiệp cũng được phát triển tại khu vực xã Bắc Hải và một phần của xã Nam Hải và Nam Hà, trên các đồng bằng delta bằng phẳng. Hình thành trên nền mẫu chất là sét-bột, với độ phì khá và thành phần cơ giới từ thịt nhẹ tới thịt trung bình, cảnh quan chủ yếu được sử dụng để trồng lúa hai vụ. Đối với địa hình lòng sông và bãi bồi không phân chia, đất được sử dụng chủ yếu để trồng hoa màu. Trong khi đối với đất phù sa không được bồi trung tính ít chua trên các vàn thì thường ưu tiên trồng lúa hai vụ và một vụ màu. Tại các địa hình vàn thấp ở phía bắc và phía nam của tiểu vùng, đất phù sa glây thường chua, thành phần cơ giới thịt nặng và có màu xám nâu. Đây là khu vực thích hợp trồng lúa hai vụ với năng suất cao nếu cải tạo địa hình.

Tóm lại, kết quả phân tích cho thấy, tiểu vùng I có nhiều tiềm năng về sử dụng đất cho phát triển kinh tế ngư nghiệp và rừng phòng hộ có định hướng sử dụng vào nhiều mục đích, rừng ngập mặn có giá trị đa dạng sinh học cao với định hướng bảo tồn và tận dụng lợi thế khai thác các nguồn lợi từ rừng. Với tiểu vùng II, do bố trí quần cư và công nghiệp được quy hoạch nhằm ưu tiên cho mục tiêu phát triển nông nghiệp, tính đa dạng ở tiểu vùng này duy trì ở mức trung bình. Tiểu vùng III có lợi thế về thổ nhưỡng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp lồng ghép xác lập mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng trong định hướng sử dụng đất huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)