Phân tích SWOT cho các phân vùng chức năng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp lồng ghép xác lập mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng trong định hướng sử dụng đất huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (Trang 72)

Phân tích SWOT là một phương pháp phân tích đa mục đích, sử dụng nhằm xác định điểm mạnh (Strengths) - điểm yếu (Weaknesses) - cơ hội (Opportunities) - thách

66

thức (Threats). Các đặc trưng bên trong làm gia tăng hay suy giảm giá trị của tiểu vùng thông qua điểm mạnh và điểm yếu. Trong khi, cơ hội và thách thức là yếu tố bên ngoài, hình thành từ các đặc điểm như địa lý, kinh tế - xã hội hay văn hóa. Quá trình phân tích SWOT cho phép đánh giá và định hướng phát triển của cảnh quan.

Bảng 3.1. Khung phân tích SWOT cho các tiểu vùng chức năng huyện Tiền Hải Tiểu vùng Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) Cơ hội (O) Thách thức (T) I

S1. Thuận lợi cho phát triển ngư nghiệp.

S2. Gia tăng quỹ đất do quá trình bồi tụ. S3. Tài nguyên rừng đa dạng, có tác dụng phòng hộ. S4. Khai thác từ rừng ngập mặn (nuôi ong). S5. Khai thác khoáng sản phát triển công nghiệp.

W1. Chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mưa bão, nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết cực đoan. W2. Không có đê bảo vệ. W3. Xuất hiện úng lụt vào một số thời điểm trong năm. W4. Chứa đựng nhiều hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo nhạy cảm và dễ bị tác động bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai.

O1. Thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy hải sản.

O2. Tiềm năng đất chưa sử dụng còn diện tích lớn. O3. Trồng rừng phòng hộ để lấn biển. O4. Có các hệ sinh thái ngập nước tự nhiên có tiềm năng bảo tồn. T1. Cần kinh phí và nghiên cứu trồng thêm rừng ngập mặn trên các bãi triều cao. T2. Nghiên cứu, định hướng khai thác hiệu quả đất chưa sử dụng ngoài đê. T3. Nuôi trồng thủy sản cần tránh xung đột với mục đích bảo vệ rừng phòng hộ. T4. Bảo vệ đa dạng sinh học trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng và phát triển kinh tế xã hội.

II

S1. Nằm trong đê, chịu tác động của thiên tai ít nghiêm trọng hơn ngoài đê.

S2. Địa hình bằng phẳng, thích hợp cho phát triển cơ sở hạ tầng và nhiều lĩnh vực sản xuất. S3. Đất được cải tạo để trồng lúa hai vụ.

S4. Thuận lợi cho

W1. Khu vực sát chân đê đang trồng lúa 1 vụ, hiệu quả kinh tế thấp.

W2. Hiện tượng xâm nhập mặn diễn ra thường xuyên, ảnh hưởng tiêu cực tới năng suất cây trồng. W3. Cơ sở hạ tầng thường chịu ảnh hưởng của bão.

O1. Cải tạo đất mặn sát đê sang mục đích nuôi trồng thủy sản. O2. Khai thác các mỏ nước nóng.

O3. Thuận lợi phát triển các khu công nghiệp khai khoáng và chế biến.

T1. Cân đối diện tích đất nông nghiệp với yêu cầu sản xuất công nghiệp.

T2. Khai thác có hiệu quả các mô hình sản xuất nông nghiệp.

T3. Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tới sản xuất nông nghiệp.

67 nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước lợ. S4. Tài nguyên khoáng sản là nguồn lực phát triển kinh tế công nghiệp.

III

S1. Vị trí phía trong đê, ít ảnh hưởng của thiên tai.

S2. Địa hình nổi cao tránh ảnh hưởng của lũ lụt. S3. Đất phù sa đã được cải tạo và có có thể trồng lúa hai vụ, cho năng suất cao.

W1. Còn chịu ảnh hưởng của hiện tượng ngập úng vào mùa mưa. W2. Giá trị kinh tế của sản xuất nông nghiệp còn thấp. O1. Phát triển dịch vụ và sản xuất nông nghiệp ở quy mô lớn.

O2. Thuận lợi luân canh gối vụ và đầu tư lâu dài cho sản xuất nông nghiệp.

T1. Phải hạn chế mở rộng đô thị. T2. Nâng cao hiệu quả, sản xuất theo hướng hàng hóa. T3. Khai thác có hiệu quả các mô hình sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung, có thể thấy được những đặc điểm cơ bản đối với các tiểu vùng khác nhau của huyện Tiền Hải như sau:

- Tiểu vùng I có chức năng phòng hộ và trực tiếp chịu ảnh hưởng của thiên tai. Tuy nhiên, tiểu vùng có khả năng khai thác tài nguyên rừng và tài nguyên biển cho sự phát triển bền vững của khu vực. Điều này cũng tạo nên thách thức trong giải quyết các mâu thuẫn và lựa chọn hình thức sử dụng đất thích hợp nhưng đảm bảo thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu.

- Tiểu vùng II thuận lợi cho hình thành sản xuất chuyên canh cây lúa. Tuy nhiên, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt được còn thấp trong khi phải đối mặt với hàng loạt vấn đề biến đổi khí hậu (bão lũ, xâm nhập mặn, ngập úng…). Diện tích đất công nghiệp được giới hạn phát triển, giảm đầu tư và mở rộng sản xuất.

- Tiểu vùng III là nơi phân bố của đô thị địa hình vàn cao, thoát khỏi chế độ ngập lụt thường xuyên. Mức độ thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp thuận lợi cho phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

68

69

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp lồng ghép xác lập mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng trong định hướng sử dụng đất huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (Trang 72)