a) Thực trạng kinh tế chung
Huyện Tiền Hải bao gồm 34 xã và 1 thị trấn với diện tích tự nhiên trên 22.604 ha, dân số trên 400 ngàn người, là huyện có mật độ dân số thấp nhất so với các huyện, thị trong toàn tỉnh Thái Bình.
Tiền Hải là huyện ven biển, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế và an ninh quốc phòng ở vùng duyên hải vịnh Bắc Bộ. Bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2010, tuy nền kinh tế cả nước cũng như của tỉnh gặp nhiều khó khăn, nhưng Tiền Hải là một trong những địa phương đi đầu về phát triển kinh tế của Thái Bình, với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,2%. Thống kê năm 2011, tổng giá trị sản xuất đạt 3.212,5 tỷ đồng (tăng 14,2% so với năm 2010). Trong đó, giá trị sản xuất nông, thủy sản đạt 1.013,5 tỷ đồng (tăng 10,6% so với năm 2010); giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 1.669 tỷ đồng (tăng 17,5% so với năm 2010); giá trị thương mại - dịch vụ đạt 530 tỷ đồng (tăng 11,1% so với năm 2010). Giá trị sản xuất bình quân đầu người theo giá hiện hành ước đạt 37,14 triệu đồng, tăng 14,3% so
với năm 2010 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011 tỉnh Thái Bình).
Là một huyện ven biển nên đã tạo ra nhiều thế mạnh như du lịch biển, dịch vụ biển, khai thác khoáng sản phục vụ cho các ngành công nghiệp: nước khoáng, thuỷ hải sản biển... Những ngành này hàng năm đã đóng góp cho ngân sách của huyện hàng ngàn tỷ đồng. Hiện huyện có tổng diện tích nuôi trồng là 4.073ha, tăng 0,1% so với năm 2010. Trong đó: diện tích nuôi nước ngọt: 907ha; diện tích nuôi nước lợ: 2.046ha; diện tích nuôi nước mặn: 1.120ha với tổng sản lượng đạt 39.100 tấn, tăng 27,5% so với năm 2010. Với diện tích 1.380ha, ngao là vật nuôi đạt sản lượng cao, với 32.000 tấn và có giá trị kinh tế cao. Ngao của Tiền Hải đã xuất khẩu sang các thị trường trên thế giới.
33
Cơ cấu kinh tế chủ yếu là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Hoạt động công nghiệp - dịch vụ đã phát triển, và trong tương lai hoạt động này có khả năng phát triển mạnh trên những tiềm năng thế mạnh sẵn có của huyện góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
b) Dân số, lao động và việc làm
- Dân số: Đến cuối năm 2010 toàn huyện có 227.811 khẩu, với 59.091 hộ. Mật
độ dân số trung bình 1008 người/km2 và phân bố không đều giữa các xã trên địa bàn huyện. Tập trung nhiều nhất ở thị trấn Tiền Hải 4046 người/km2, Nam Thanh 2.284 người/km2, Nam Hải 1.967 người/km2 và thấp nhất ở Nam Phú 203 người/km2, Nam Hưng 428 người/km2.
- Lao động - việc làm và thu nhập: Theo số liệu thống kê năm 2010 toàn huyện
có 125.751 người trong độ tuổi lao động chiếm 55,2% dân số, trong đó lao động làm việc trong ngành nông- lâm nghiệp chiếm chủ yếu 70,9%, số còn lại là lực lượng lao động tham gia vào các ngành sản xuất khác. Nhìn chung số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn huyện chưa hợp lý, lực lượng tham gia vào các ngành công nghiệp, xây dựng còn thấp.
Năm 2010 số lao động được giải quyết việc làm là 4500 lao động, trong đó có 2500 lao động nữ. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 30% năm 2005 lên 43% năm 2010. Đời sống nhân dân được cải thiện, số hộ khá, giàu tăng đáng kể, số hộ nghèo giảm xuống còn 9,5% (theo chuẩn mới). Bình quân thu nhập trên địa bàn huyện đạt 16,5 triệu đồng. Mức thu nhập phân bố cũng không đồng đều giữa các khu vực, đặc biệt là giữa nông thôn và thành thị.
c) Cơ sở hạ tầng
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: đường giao thông, thuỷ lợi, trường học, bệnh viện,
trạm xá và các công trình văn hoá phúc lợi không ngừng được nâng lên.
- Thực trạng phát triển đô thị: Tiền Hải hiện có 1 thị trấn (Tiền Hải) với tổng
diện tích tự nhiên 158,22 ha. Đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và cũng là địa bàn xây dựng trụ sở khối cơ quan của huyện. Thị trấn Tiền Hải phát triển các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mạiỞ một số khu vực khác, do sự chi phối của nền kinh tế thị trường nên đã hình thành tụ điểm kinh tế có ưu thế
34
hơn về phát triển kinh tế như Nam Phú, Nam Thịnh, Nam Trung, Đông Minh, Đông Lâm... Đây là những khu vực có dịch vụ thương mại tương đối phát triển, là các điểm giao lưu hàng hoá của nhiều cụm dân cư và các vùng lân cận, mang sắc thái của một đô thị nhỏ, trong tương lai sẽ trở thành các thị tứ, thị trấn.
- Giao thông: Tiền Hải có mạng lưới giao thông tương đối hoàn thiện bao gồm
đường tỉnh lộ 39B, tỉnh lộ Đồng Châu, tỉnh lộ 221A, tỉnh lộ 221D, đường Đê 6 và đường ra khu du lịch sinh thái Cồn Vành nối liền với các huyện phía Tây, Bắc của tỉnh và ra biển cùng với hệ thống đường huyện (75,1km), đường xã (396,24 km), đường thôn xóm (443,01km) đan xen đi lại khá thuận tiện. Ngoài ra còn khoảng 420 km đường nội đồng. Hệ thống giao thông nông thôn đã được củng cố và phát triển, hầu hết các tuyến mới xây dựng đảm bảo về mặt kỹ thuật. Như vậy, cho đến nay hầu hết các xã trong huyện đường đã được rải nhựa hoặc bê tông hoá, đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của nhân dân. Một số tuyến đường giao thông đã và đang được làm mới và nâng cấp phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân. Tuy nhiên do hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn huyện được xây dựng từ những năm 1993 - 1997, đến nay đã bị xuống cấp nhiều, nhiều tuyến bị xuống cấp nghiêm trọng.
Giao thông đường thuỷ có những điều kiện rất thuận lợi trong việc giao lưu với các tỉnh phía Bắc và phía Nam của huyện. Ngoài 23 km đê biển Tiền Hải còn có hệ thống sông Trà Lý, sông Hồng, sông Lân và sông Long Hầu đóng vai trò khá quan trọng trong việc vận chuyển hàng hoá hỗ trợ cho đường bộ.