Phân tích hiệu quả của sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp lồng ghép xác lập mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng trong định hướng sử dụng đất huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (Trang 65)

Thái Bình là một vùng trọng điểm lúa của đồng bằng sông Hồng, góp phần không nhỏ trong việc bảo đảm an toàn lương thực của nước ta. Huyện Tiền Hải với điều kiện tự nhiên thuận lợi, các nguồn tài nguyên dồi dào đã tạo điều kiện cho phát triển các ngành kinh tế trên nhiều lĩnh vực: nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ và du lịch.

Qua số liệu điều tra ta thấy diện tích đất nông nghiệp của huyện chiếm gần 66% tổng diện tích tự nhiên đây là một tỷ lệ rất lớn bởi đây là một huyện vùng đồng bằng. Tuy nhiên nếu tính diện tích đất nông nghiệp bình quân trên hộ không cao, đạt 0,25 ha

59

bởi mật độ dân số các vùng đồng bằng thường tương đối cao so với các vùng khác. Nhưng huyện Tiền Hải là huyện ven biển nên nhiều lao động nông dân sinh sống bằng nghề biển hoặc vào làm công nhân tại các Công ty, nhà máy, xí nghiệp… nên áp lực thiếu đất để sản xuất nông nghiệp không lớn và vẫn đảm bảo cuộc sống cho người dân địa phương. Đất nông nghiệp phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn huyện, tập trung nhiều nhất ở xã Nam Phú 1.434,71 ha, xã Nam Hưng 939,93 ha và ít nhất ở thị trấn Tiền Hải 37,42 ha, xã Nam Cường 199,42 ha. Tiềm năng đất nông nghiệp dồi dào, phì nhiêu phù hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng, đa dạng hóa các loại hình sử dụng đất làm cơ sở cho sự phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững.

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Tiền Hải đã xác định rõ quy mô, vị trí các loại đất nông nghiệp trên lãnh thổ với các chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất cụ thể.

Là một huyện có thế mạnh về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và đánh bắt thủy hải sản, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất trong thời gian qua trên địa bàn huyện đã góp phần tích cực tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của người dân trong huyện.

Tuy nhiên, một số loại đất đạt chỉ tiêu thấp như đất sản xuất kinh doanh đạt 52,21%, đất có mục đích công cộng đạt 89,4% so với chỉ tiêu được duyệt, do kinh phí đầu tư xây dựng còn hạn chế. Việc lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu trong quy hoạch sử dụng đất nhằm phát triển bền vững trong giai đoạn này chưa được thể hiện trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang ngày càng gia tăng.

* Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Là huyện có thế mạnh về nông nghiệp nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp rất hạn chế (bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên hộ chỉ vào khoảng 0,25 ha), lại luôn phải chia sẻ đất đai cho các mục đích dân sinh, kinh tế khác. Năm 2010 sản lượng lúa toàn huyện đạt 140.771 tấn. Lương thực bình quân đầu người đạt 680,7kg, .

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ và chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất được đẩy mạnh; cơ cấu giống lúa chuyển đổi nhanh sang trồng các giống lúa ngắn ngày, lúa chất lượng cao; đã quy hoạch, đầu tư xây dựng và phát triển một số vùng lúa chất lượng cao, khu chăn nuôi và vùng nuôi

60

thủy sản tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa. Đã chuyển 722ha đất cấy lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản và trồng các cây con có hiệu quả kinh tế cao hơn. Năng suất lúa bình quân đạt 125,5 tạ/ha/năm. Diện tích cây vụ đông hàng năm đều tăng, nhất là cây vụ đông trên đất hai lúa. Bước đầu thực hiện quy vùng sản xuất cây màu với diện tích lớn như ở Vân Trường, An Ninh, Vũ Lăng, Nam Hồng, Đông Xuyên, Nam Thanh, ...Việc cải tạo vườn tạp, ao hồ sang trồng cây ăn quả, cây cảnh và nuôi thủy sản được đẩy mạnh.

Với đặc thù của một huyện đồng bằng ven biển, phần diện tích đất lâm nghiệp không lớn nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chắn gió, chắn sóng, chắn cát, bảo vệ hệ thống đê điều, khu dân cư, điều hoà khí hậu môi trường, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ hệ sinh thái vùng ngập nước ven biển. Năm 2010 diện tích đất lâm nghiệp là 984,99ha, tăng 33,51ha so với năm 2000.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp lồng ghép xác lập mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng trong định hướng sử dụng đất huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)