0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP LỒNG GHÉP XÁC LẬP MÔ HÌNH THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CẤP CỘNG ĐỒNG TRONG ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 35 -35 )

- Vị trí địa lý: Huyện Tiền Hải nằm phía Đông Nam tỉnh Thái Bình, có toạ độ

địa lý từ 20o17’ - 20o28’ độ vĩ Bắc, 106o27’- 106o35’ độ kinh Đông. Phía Bắc huyện Tiền Hải giáp với huyện Thái Thuỵ; phía Đông giáp với Vịnh Bắc Bộ; phía Nam giáp với huyện Giao Thuỷ (tỉnh Nam Định); phía Tây giáp với huyện Kiến Xương. Huyện cách thị xã Thái Bình 21km, cách thủ đô Hà Nội 130 km, cách thành phố Hải Phòng 70 km (tính từ thị trấn Tiền Hải) với hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ thuận lợi cho giao lưu hội nhập, trao đổi hàng hoá, thông tin khoa học kỹ thuật, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

- Địa hình: Nhìn tổng thể, địa hình của huyện khá bằng phẳng, địa hình nghiêng

dần về từ Đông Bắc sang Tây Nam, có dạng lòng chảo gồm 2 vùng rõ rệt: vùng đất trũng ở phía nội đồng và vùng đất cao ở ven biển. Vùng trũng phân bố chủ yếu ở các xã Tây Phong, Tây Tiến, Đông Lâm với độ cao trung bình từ 0,5 - 0,6m so với mặt nước biển. Vùng đất cao ven biển phía Nam chủ yếu ở các xã Đông Minh, Đông Hoàng, Đông Trà. Độ cao là 1m so với mặt nước biển.

- Khí hậu: Tiền Hải nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng với đặc

điểm của huyện là giáp biển nên khí hậu của huyện mang nét đặc trưng của vùng khí hậu duyên hải được điều hoà bởi biển cả với đặc điểm mùa đông thường ấm hơn, mùa hè thì mát hơn so với các khu vực sâu trong nội địa. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 - 24oC, nhiệt độ cao nhất là khoảng 39oC, nhiệt độ thấp nhất là khoảng 4,1oC. Lượng mưa trung bình hàng năm là từ 1500 - 2000 mm. Độ ẩm không khí giao động từ 80 - 90%. Gió thịnh hành là gió Đông Nam mang theo không khí nóng ẩm với tốc độ gió trung bình từ 2-5 m/s.

- Thủy văn: Là huyện ven biển thuộc vùng châu thổ sông Hồng, huyện có bãi

biển và hệ thống sông ngòi chằng chịt với sông Hồng và các chi lưu của nó như sông Trà Lý, sông Lân, sông Long Hầu,... các sông này có nguồn nước dồi dào, tải lượng

29

phù sa lớn, đồng thời với lượng phù sa đổ ra biển hàng năm khoảng 55 triệu tấn ở các cửa sông tạo ra vùng bãi bồi rộng lớn ven biển là thế mạnh cho phát triển nông lâm ngư nghiệp của huyện.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP LỒNG GHÉP XÁC LẬP MÔ HÌNH THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CẤP CỘNG ĐỒNG TRONG ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 35 -35 )

×