Xuất các khâu của quá trình tự đánh giá

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: “Hướng dẫn học sinh tự đánh giá và điều chỉnh quá trình học tập môn Toán ở trường trung học cơ sở” (Trang 55)

Căn cứ trên kết quả nghiên cứu lý luận về ĐG, TĐG, các khâu của quá trình đánh giá, chúng tôi đề xuất quá trình tự đánh giá quá trình học tập môn Toán của HS gồm 3 khâu: Tự phản ánh, thu nhận thông tin phản hồi – Tự đánh giá – Điều chỉnh, được thể hiện qua sơ đồ như sau:

Hình 2.1: Sơ đồ mô tả các khâu của quá trình tự đánh giá (i)Tự phản ánh, thu nhận thông tin phản hồi

Đây là bước đầu tiên, quan trọng để HS tiến hành TĐG quá trình học tập của mình.

Thông tin phản hồi được hiểu là tất cả những diễn biến, sự kiện diễn ra trong quá trình học tập của HS có thể sử dụng được cho quá trình đánh giá và tự đánh giá. Tự phản ánh là hoạt động HS tự thu nhận các thông tin phản hồi từ quá trình học tập của mình, tạo cơ sở cho hoạt động TĐG. Thông tin phản hồi càng chi tiết càng cụ thể thì việc ĐG và TĐG càng chính xác.

Ví dụ 2.1: Sau khi học bài “Công thức nghiệm của phương trình bậc hai”, Sách giáo khoa Toán 9 – Tập 2, GV cho cả lớp làm một phiếu kiểm tra ngắn:

PHIẾU KIỂM TRA NGẮN (5 PHÚT)

Giải phương trình, sử dụng công thức nghiệm của phương trình bậc hai: 1. 3x2 – 2x – 5 = 0 2. x2 +(m + 1)x + m = 0 (m – tham số). Tự phản ánh, thu nhận thông tin phản hồi Tự đánh giá Điều chỉnh

HS Đức Duy và Anh Quân đều chỉ làm được câu 1, chưa làm được câu 2. Quan sát bài làm của Đức Duy, con gạch xóa rất nhiều, tính đi tính lại mới ra được công thức nghiệm đúng. Anh Quân thì ngược lại, con trình bày lời giải phương trình đầu tiên rất sạch sẽ, cẩn thận và ra đáp số đúng, ở phương trình thứ hai con mới chép được phương trình vào bài làm và dừng lại tại đó. Phỏng vấn Đức Duy, con cho biết: “Con nhớ công thức nghiệm không chính

xác x1 b a

  

 , trong khi công thức đúng phải là x1 b 2a

  

 . Thế nên

con mất nhiều thời gian. Giải xong phương trình đầu tiên cũng là lúc hết giờ làm bài nên con không kịp giải phương trình thứ hai”. Anh Quân lại cho biết: “Con giải phương trình đầu tiên rất nhanh, chỉ sau 2 phút đã xong. Nhưng phương trình thứ hai có chứa m nên con chẳng biết phải tính thế nào”.

Như vậy có thể thấy, nếu thông tin phản hồi chỉ dừng lại ở chỗ “cả Đức Duy và Anh Quân cùng giải đúng phương trình thứ nhất và chưa giải được phương trình thứ hai” thì kết quả ĐG về bài làm của hai bạn là như nhau. Nhưng nếu bổ sung thêm các thông tin phản hồi về hoàn cảnh cụ thể của từng bạn trong quá trình làm bài sẽ dẫn đến kết quả đánh giá khác nhau, từ đó định hướng điều chỉnh cũng khác nhau.

Trong tình huống nêu ra trên đây, nếu thay hoạt động GV phỏng vấn HS bằng hoạt động HS tự ghi nhật kí học tập về những diễn biến trong quá trình làm bài, đó chính là HS đã tự phản ánh hoạt động học tập của mình. Nếu HS tự phản ánh và thu nhận các thông tin phản hồi tốt thì sẽ tạo cơ sở để GV đánh giá, HS tự đánh giá chính xác, từ đó định hướng điều chỉnh quá trình học tập cho phù hợp. Tuy nhiên hiện nay, đa phần HS không làm tốt và cũng không được hướng dẫn chi tiết để thực hiện tốt bước này. Kết quả khảo sát cho thấy khả năng thu nhận thông tin của HS qua bài kiểm tra là chưa tốt. Hầu

hết HS nhận lại bài kiểm tra chỉ để xem điểm số, nhiều em có phản ứng rất tiêu cực khi nhận được bài kiểm tra đạt điểm kém. Chỉ có 30% HS được hỏi tự giác chữa lại bài kiểm tra vào vở. Một phần nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do GV chưa làm tốt khâu chấm bài, dẫn đến nguồn thông tin mà HS nhận được thông qua bài kiểm tra còn hạn chế. Trong khi bài kiểm tra là một công cụ rất quan trọng và được sử dụng thường xuyên để phản ánh kết quả học tập của các em sau mỗi bài học, mỗi giai đoạn, chu kì học tập.

Tự phản ánh không phải chỉ tiến hành trong một thời gian nào đó mà phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục trong quá trình học tập. Mỗi tình tiết, diễn biến hoặc sự kiện xảy ra trong quá trình học tập bản thân nó đã chứa đựng những thông tin. HS là người trực tiếp tham gia vào hoạt động học tập sẽ thu được những thông tin chân thực, chính xác nhất về quá trình học tập của bản thân mình để định hướng hoạt động tự đánh giá và điều chỉnh quá trình học tập. Tuy nhiên HS lứa tuổi THCS hầu hết đều chưa có kĩ năng thu nhận thông tin và tự phản ánh, do đó rất cần thiết phải thiết kế các công cụ hỗ trợ và hướng dẫn HS sử dụng có hiệu quả các công cụ này, dần hình thành kĩ năng tự phản ánh.

(ii) Tự đánh giá.

-Tự đánh giá theo mục tiêu: so sánh mức độ đạt được với mục tiêu học tập chung của tập thể và mục tiêu riêng của cá nhân đề ra, kiểm tra những mục tiêu nào đã hoàn thành hoặc chưa hoàn thành.

-Tự đánh giá theo tiêu chí: đối chiếu kết quả, sản phẩm học tập của bản thân mình với các tiêu chí đánh giá đã được xây dựng, xem những tiêu chí nào đã đạt hoặc chưa đạt được, từ đó tạo cơ sở cho những định hướng điều chỉnh tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: “Hướng dẫn học sinh tự đánh giá và điều chỉnh quá trình học tập môn Toán ở trường trung học cơ sở” (Trang 55)