Biện pháp 1: Hình thành thói quen xác định mục tiêu học tập và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: “Hướng dẫn học sinh tự đánh giá và điều chỉnh quá trình học tập môn Toán ở trường trung học cơ sở” (Trang 60)

Nhật kí học tập cho HS trong quá trình học tập môn Toán.

2.4.1.1 Cơ sở biện pháp

Xác định mục tiêu và viết nhật kí học tập là hai kĩ năng quan trọng, cần thiết để HS trở thành những người học tập chủ động, góp phần hình thành năng lực tự quản lý bản thân – một trong những năng lực chung cốt lõi cần rèn luyện cho HS phổ thông.

Theo [3], “Mục tiêu học tập là những gì người học đặt ra để phấn đấu trong học tập và có khả năng đạt được nó trong quá trình học tập của mình”. Việc đặt ra mục tiêu giúp chúng ta thấy được ý nghĩa của công việc mình đang làm và sẽ làm. Trong học tập, xác định mục tiêu học tập sẽ làm cho việc học trở nên có ý nghĩa và hướng đích hơn. Theo [20], giúp HS thiết lập rõ ràng mục tiêu học tập là một trong những cách thể hiện mức độ áp đặt và hợp tác thích hợp đối với HS. Do vậy, sau khi HS tự đặt ra mục tiêu học tập cho mình trong mỗi bài học, GV cần thống nhất lại để đưa ra mục tiêu học tập chung cho cả lớp. Khi đã xác định được mục tiêu học tập, hoạt động dạy của GV và tất cả suy nghĩ, hành động học tập của HS đều nhằm để thực hiện mục tiêu đã đặt ra, điều này sẽ đảm bảo tính hướng đích của các hoạt động học tập. Muốn làm được điều này, HS cần có sự chuẩn bị trước bài học, tự đặt ra cho mình các yêu cầu, vấn đề cần tìm hiểu hoặc các câu hỏi. Sau bài học, HS phải tìm ra câu trả lời thích đáng cho những vấn đề mà các em đã đặt ra ban đầu.

Việc xác định mục tiêu rõ ràng cho từng bài học là rất cần thiết để hình thành thói quen tự đánh giá cho HS. Càng những cấp lớp cao hơn càng cần phải rèn cho các em thói quen đề ra mục tiêu học tập cho mình. Đối với những lớp đầu của cấp THCS, hoạt động này có thể khó khăn hơn và đòi hỏi vai trò định hướng cao hơn từ GV.

Song song với xác định rõ ràng mục tiêu học tập cho từng bài học, việc viết nhật kí học tập cũng góp phần phát huy tính tích cực chủ động và sự tự ý thức của HS, đặc biệt là HS cấp THCS. Theo [30], nhật kí học tập là một công cụ để tự phản ánh, giúp cho HS tự đánh giá những gì mà họ được học. Chìa khóa để viết nhật kí học tập đó là ghi lại bài giảng theo cách hiểu của mình thay vì chép lại những gì mà GV ghi trên bảng. HS sử dụng Nhật kí học tập để ghi lại những sự kiện xảy ra trong giờ học, tóm tắt về nội dung bài học, tự đánh giá sơ bộ về mức độ hiểu bài và những câu hỏi về bài học còn chưa được giải đáp, lỗi sai đã gặp phải trong bài hoặc những ấn tượng, câu chuyện thú vị xung quanh bài học đó. Như vậy nhật kí học tập sẽ phản ánh cái nhìn chủ quan của HS về bài học và những kiến thức mà họ tiếp thu được sau bài học đó. Nó giúp HS có cơ hội đối chiếu những gì các em tiếp thu được với mục tiêu học tập các em đề ra, giúp GV nhìn nhận khả năng tiếp thu bài học của các em, từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

2.4.1.2 Mục tiêu biện pháp

 Cho HS làm quen và hình thành thói quen chuẩn bị bài học, xác định mục tiêu học tập và ghi nhật kí học tập cho mỗi bài học, không chỉ đối với môn Toán mà cả các môn học khác, không chỉ với việc học tập tại trường mà còn cả quá trình học nhóm hoặc tự học tại nhà.

 Thiết kế một số mẫu Phiếu mục tiêu học tập và Nhật kí học tập như một công cụ hỗ trợ, định hướng cho HS thực hiện tốt kĩ năng này.

2.4.1.3 Cách thực hiện

NHẬT KÍ HỌC TẬP

Ngày: _____________ Họ và tên: ______________________________ Lớp: ___________________ Tên bài học: ____________________________________________________ 1. Tóm tắt nội dung bài học: _______________________________________ ______________________________________________________________ ______________________________________________________________ ______________________________________________________________ ______________________________________________________________ 2. Mức độ hiểu bài: □ Hiểu và có thể vận dụng để làm bài tập.

□ Hiểu nhưng còn gặp khó khăn khi vận dụng để làm bài tập. □ Chưa thực sự hiểu bài.

□ Không hiểu gì cả.

3. Điều thú vị/Câu hỏi/Lỗi sai đã gặp phải: ____________________________ ______________________________________________________________ ______________________________________________________________ ______________________________________________________________ ______________________________________________________________

NHẬT KÍ HỌC TẬP

Ngày: ……… Họ và tên: ………. Lớp: ……….... Tên bài học: ………...

Thời gian Sự kiện Tự đánh giá Bài học rút ra

Tổng kết

Mức độ hiểu bài:

□ Hiểu và có thể vận dụng để làm bài tập.

□ Hiểu nhưng còn gặp khó khăn khi vận dụng để làm bài tập. □ Chưa thực sự hiểu bài.

□ Không hiểu gì cả.

Điều thú vị/Câu hỏi: ……… ……… ………

b) Mẫu phiếu Mục tiêu buổi học

PHIẾU MỤC TIÊU BUỔI HỌC

Ngày: _____________ Họ và tên: ______________________________ Lớp: ___________________ Tên bài học: ____________________________________________________ Mục tiêu về kiến thức: ___________________________________________ ______________________________________________________________ ______________________________________________________________ ______________________________________________________________ Câu hỏi đặt ra trước bài học: _______________________________________ ______________________________________________________________ ______________________________________________________________ ______________________________________________________________ Câu trả lời: _____________________________________________________ ______________________________________________________________ ______________________________________________________________ ______________________________________________________________

Hình 2.4: Mẫu Phiếu mục tiêu buổi học

c) Gợi ý sử dụng

Đối với Phiếu Nhật kí học tập

- GV phát Phiếu Nhật kí học tập cho HS trước buổi học và thu lại sau khi kết thúc bài học.

- Với mẫu Phiếu Nhật kí học tập số 1, HS ghi Phiếu vào cuối buổi học để tổng kết lại bài học. Xử lý thông tin thu được từ Phiếu Nhật kí học tập:

STT Trường thông tin Thông tin phản hồi 1

Tóm tắt bài học -Mức độ tiếp thu, nắm vững nội dung bài học.

-Khả năng thu nhận thông tin, xác định mục tiêu và trọng tâm bài học.

2

Mức độ hiểu bài -Khả năng tự đánh giá của HS, đối chiếu với biểu hiện GV quan sát được trong quá trình học tập và nội dung tóm tắt bài học để đánh giá độ tin cậy của thông tin.

3

Điều thú vị/Câu hỏi/ Lỗi sai thường gặp

-Đánh giá những ấn tượng của HS về bài học.

-Ghi lại câu hỏi của HS để giải đáp kịp thời.

-Ghi lại những lỗi sai HS gặp phải để theo dõi quá trình điều chỉnh và tự điều chỉnh của HS.

-Với mẫu Phiếu Nhật kí học tập số 2, HS có thể sử dụng Phiếu Nhật kí học tập thay cho vở ghi, các em sẽ ghi lại các sự kiện bài học diễn ra theo trình tự thời gian và tự đánh giá về khả năng lĩnh hội kiến thức, những phần còn chưa hiểu rõ và bài học rút ra sau khi học nội dung đó. Như vậy hoạt động ghi bài của các em không còn là máy móc chép lại những gì GV ghi trên bảng, mà HS phải ghi bài theo cách hiểu và ghi nhớ bài học của các em. HS có thể gắn nội dung bài học với những sự kiện đáng nhớ nào đó diễn ra trong giờ học để ghi nhớ bài học dễ dàng hơn. Các em TĐG mức độ hiểu bài của mình và GV đánh giá mức độ hiểu bài của các em thông qua Nhật kí học tập.

Đối với Phiếu mục tiêu học tập

- GV yêu cầu HS chuẩn bị bài trước tại nhà, ghi lại những kì vọng kiến thức của các em về bài học, các vấn đề còn chưa hiểu rõ trong bài học, các câu hỏi phát sinh chưa giải đáp được vào Phiếu mục tiêu học tập.

- Cuối buổi học, HS xem xét lại các câu hỏi mình đặt ra và câu hỏi chung của cả lớp, về tính hợp lý của các câu hỏi, tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó để TĐG mức độ hiểu bài và mức độ đạt được về mục tiêu học tập đã đặt ra. Nếu vẫn còn những câu hỏi chưa có lời giải đáp, HS chủ động hỏi lại GV hoặc cùng cả lớp thảo luận.

 GV có thể tích hợp 2 loại Phiếu mục tiêu học tập và Nhật kí học tập tạo thành một cuốn sổ Theo dõi học tập để HS tự theo dõi quá trình học tập của mình. GV cũng định hướng cho HS và phụ huynh thiết kế các cuốn sổ Theo dõi học tập cho các buổi học nhóm hoặc tự học ở nhà. Có như vậy mục tiêu của biện pháp đặt ra mới được thực hiện trọn vẹn.

2.4.2 Biện pháp 2:Tổ chức cho HS tự đánh giá thông qua Phiếu học tập

2.4.2.1 Cơ sở biện pháp

Phiếu học tập là một trong những công cụ dạy học hỗ trợ đắc lực cho người giáo viên trong quá trình dạy học. Hiện nay, với những định hướng đổi mới về phương pháp dạy học, việc sử dụng Phiếu học tập trong dạy học nói chung và dạy học môn Toán nói riêng đang trở thành một xu hướng chung và là “trào lưu” ngày càng phổ biến. Tuy nhiên đa số GV chỉ dùng phiếu học tập với chức năng cung cấp thông tin và công cụ để hoạt động giao tiếp, mục đích chính là thực hành, luyện tập hoặc kiểm tra ngắn. Và việc sử dụng phiếu học tập thường chỉ dừng lại ở khâu thực hiện của học sinh, chữa bài của giáo viên và cho điểm, ít ai để ý đến một chức năng khác của Phiếu học tập, đó là công cụ đánh giá và điều chỉnh quá trình học tập. Phiếu học tập được sử dụng thường xuyên thì kết quả của phiếu học tập sẽ là một trong những bằng chứng quan trọng để đánh giá thường xuyên việc học tập của học sinh. Ở đây chúng tôi đề xuất sử dụng phiếu học tập cho chức năng này, đó là công cụ để tổ chức cho HS tự đánh giá quá trình học tập môn Toán.

2.4.2.2 Mục tiêu biện pháp

Hướng dẫn GV thiết kế một số loại phiếu học tập, tạo môi trường thuận lợi cho HS tự đánh giá và điều chỉnh quá trình học tập môn Toán.

2.4.2.3 Thiết kế Phiếu học tập - Thực hiện tự đánh giá sử dụng Phiếu học tập

Tùy vào mục đích sử dụng Phiếu học tập, chúng tôi thiết kế Phiếu học tập dưới các dạng khác nhau.

a) Phiếu kiểm tra ngắn

Mục đích sử dụng: Được thiết kế với thời lượng từ 5 – 10 phút, thực hiện cuối mỗi bài học để đánh giá và tự đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức của HS sau bài học. Ưu điểm của Phiếu kiểm tra ngắn đó là thông tin phản hồi nhanh, dễ dàng lượng hóa thông qua điểm số, dễ thiết kế, có thể sử dụng thường xuyên sau mỗi bài dạy mà không tốn thời gian.

Các bước xây dựng Phiếu kiểm tra ngắn Bước 1: Xác định mục tiêu của phiếu học tập.

Bước 2: Xây dựng ma trận đánh giá kiến thức – kĩ năng.

Bước 3: Thiết kế nội dung phiếu học tập.

Bước 4: Xây dựng thang điểm chi tiết, dễ hiểu (HS sử dụng để tự chấm điểm hoặc chấm chéo).

Bước 5: GV ĐG phiếu học tập và đề xuất biện pháp tương ứng.  Ví dụ về việc xây dựng phiếu kiểm tra ngắn

Ví dụ 2.2: Phiếu học tập sau bài: Tam giác, chương II – Góc, Toán 6, tập 2

Bước 1: Xác định mục tiêu phiếu học tập Nhằm đánh giá học sinh:

-Về kiến thức: các hiểu biết về hình dạng và đặc điểm của tam giác: đỉnh, cạnh, góc, điều kiện để 3 điểm trở thành 3 đỉnh của tam giác.

-Về kĩ năng: kĩ năng vẽ tam giác, gọi tên và kí hiệu tam giác; tìm các đồ vật có dạng hình tam giác trong thực tế.

Bước 2: Xây dựng ma trận đánh giá kiến thức – kĩ năng: Nội dung đánh giá Mức độ nhận thức

A (Nhận biết) B (Thông hiểu) C (Vận dụng) Nhận biết về hình

dạng của tam giác (1)

Nhận biết một đối tượng có là hình tam giác không?

Lý giải được đối tượng là (không là) hình tam giác dựa vào định nghĩa. Kể tên các đồ vật có dạng hình tam giác trong thực tế. Số câu (%) 1 câu (PHT): 30% 1 câu (PHT): 30% Nhận biết đặc điểm về đỉnh, cạnh, góc của hình tam giác (2) Kể đúng tên các đỉnh, cạnh, góc của một tam giác cho trước.

Biết điền đỉnh để gọi tên tam giác, tên các cạnh, góc của tam giác

Nhận biết được khi nào 3 điểm trở thành 3 đỉnh của một tam giác.

Số câu (%) 1 câu (PHT):

10% Kĩ năng vẽ tam

giác (3)

Nắm được các bước vẽ tam giác biết độ dài 3 cạnh.

Vẽ hoàn chỉnh một tam giác biết độ dài 3 cạnh.

Nghiên cứu xây dựng các bước vẽ một vật hình dạng tam giác thỏa mãn các điều kiện cho trước

Số câu (%) 1 câu (PHT):

30%

Bước 3: Thiết kế phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP

Thời gian làm bài: 10 phút

Họ và tên: ………. Lớp: …………

Câu 1: Trong các hình sau, hình nào không phải hình tam giác? Khoanh tròn

vào hình đó:

Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5

Câu 2: Vẽ tam giác có độ dài 3 cạnh cùng bằng 4cm.

Hãy đặt tên các đỉnh để gọi tên tam giác và kể tên các cạnh, góc của tam giác. ……… ……….

Câu 3: Kể tên ít nhất 8 đồ vật có dạng hình tam giác mà em biết trong thực tế.

……… ………

Bước 4: Xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm điểm:

Đáp án:

Câu 1: Hình 1 và hình 3 không là hình tam giác, vì các cạnh của nó không là các đoạn thẳng.

Câu 2: Các bước vẽ hình:

Bước 2: Vẽ 2 đường tròn có tâm lần lượt là 2 đầu đoạn thẳng, bán kính bằng 4cm.

Bước 3: Đánh dấu một giao điểm của hai đường tròn. Nối với 2 đầu đoạn thẳng ban đầu được tam giác cần tìm.

Biểu điểm

Câu Điểm tối

đa Hướng dẫn chi tiết

1 2 điểm  Khoanh tròn mỗi hình đúng được 1 điểm.  Khoanh tròn mỗi hình sai bị trừ 0,5 điểm.

2 2 điểm  Hoàn thiện đến bước 1 được 0,25 điểm; đến bước 2 được thêm 0,5 điểm, hoàn thiện hình vẽ được 0,75 điểm.

 Gọi tên các đỉnh đúng được 0,25 điểm.  Kể đúng tên các cạnh được 0,5 điểm.  Kể đúng tên các đỉnh được 0,5 điểm.

3 1 điểm  Kể được dưới 2 ( 2) đồ vật đúng được 0,25 điểm.  Kể được từ 2 đến 4 đồ vật đúng được 0,5 điểm.  Kể được từ 5 đến 7 đồ vật đúng được 0,75 điểm.  Kể được trên 7 (> 7) đồ vật đúng được 1 điểm. Tổng 5 điểm

b) Phiếu thảo luận

Mục đích sử dụng: đưa ra một tình huống có vấn đề, kích thích HS phát biểu ý kiến, thảo luận nhóm, qua đó tự đánh giá quá trình thảo luận, hoạt động nhóm của bản thân, tự đánh giá trong nhóm, ghi nhận sự thay đổi, điều chỉnh trong quá trình tự đánh giá.

Ví dụ 2.3:

PHIẾU HỌC TẬP

Thời gian làm bài: 10 phút

Họ và tên: ……… Lớp: ………

Bài toán: Tìm số đối của các phân số 2

3

 .

 Bạn An đưa ra ý kiến: phân số đối của phân số 2

3

 là phân số

2 3. (1)  Bạn Bình lại cho rằng phân số đối của phân số 2

3

 không phải là phân

số 2

3 mà là 2

3

 . (2)

 Nguyên nhận định cả An và Bình cùng trả lời sai. Đáp án đúng phải là

2 3

 

 . (3)

Em đồng ý với ý kiến nào trong các ý kiến nêu trên hay không? Giải thích. Từ đó hãy thực hiện phép tính sau:

4 2

5 3

 

 ………

Bản thân nội dung phiếu học tập trên đã có sự phản biện lẫn nhau, do đã dự đoán được một số sai lầm mà học sinh có thể gặp phải.

Để sử dụng phiếu học tập này hiệu quả và nhìn nhận được sự tự điều chỉnh của HS trước và sau thảo luận. Giáo viên tiến hành như sau:

Bước 1: Phát phiếu học tập cho học sinh. Yêu cầu mỗi HS suy nghĩ độc lập trong vòng 2 phút. Sau đó, GV hỏi ý kiến HS để đánh dấu vào bảng (HS

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: “Hướng dẫn học sinh tự đánh giá và điều chỉnh quá trình học tập môn Toán ở trường trung học cơ sở” (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)