Sự cần thiết phải rèn luyện TĐG trong dạy học môn Toán cho HS

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: “Hướng dẫn học sinh tự đánh giá và điều chỉnh quá trình học tập môn Toán ở trường trung học cơ sở” (Trang 52)

Sự phát triển tự ý thức là một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất của HS THCS, khác với HS tiểu học. Nhờ có sự phát triển này, các em sẽ có nhu cầu ĐG và TĐG hoạt động, kết quả học tập của bản thân trong các môn học nói chung và môn Toán nói riêng. Như vậy nếu trong các hoạt động học tập được cài đặt thêm vào các hoạt động giúp HS TĐG và ĐG lẫn nhau sẽ một mặt thúc đẩy ý thức trách nhiệm của các cá nhân đối với việc học tập môn Toán của bản thân, đồng thời góp phần công khai hóa kết quả học tập của từng HS trong tập thể lớp. Với đặc điểm luôn muốn tự khẳng định mình trong tập thể, sức mạnh của tập thể để tác động lại mỗi cá nhân, từ đó có định hướng điều chỉnh về ý thức học tập trong mỗi cá nhân. Một đặc điểm của môn Toán giúp cho hoạt động TĐG có thể được tiến hành trôi chảy hơn đó là kết quả học tập rất dễ lượng hóa.

Mặc dù đã có sự phát triển về tự ý thức ở lứa tuổi này, nhưng với mỗi cá nhân, mỗi cấp lớp khác nhau sự tự ý thức lại được bộc lộ khác nhau. Đồng thời như đã nói đến ở trên, đặc điểm quan trọng về tự ý thức của lứa tuổi này là mâu thuẫn giữa nhu cầu tìm hiểu bản thân với kĩ năng chưa đầy đủ để phân

tích đúng đắn sự biểu lộ của nhân cách. Do đó việc HS TĐG phải được tiến hành dưới sự định hướng, hướng dẫn và giám sát của GV. Có như vậy TĐG mới đi đúng hướng và phát huy tác dụng của nó.

Năng lực TĐG luôn là một trong những năng lực quan trọng mà giáo dục phổ thông hiện nay đang hướng tới. Do đó việc cho HS rèn luyện các hoạt động TĐG ngay từ cấp THCS góp phần hình thành năng lực TĐG nói chung cho HS phổ thông.

Kết luận chương I

Trong chương I, Luận văn đã trình bày được một số quan niệm, nội hàm của khái niệm “đánh giá”, “tự đánh giá” và các vấn đề cơ bản liên quan đến ĐG, TĐG trong dạy học môn Toán. Qua khảo sát thực tiễn, chúng tôi nhận ra một số thực trạng về việc tiến hành ĐG hiện nay ở nhà trường phổ thông như: ĐG mới chỉ là ĐG một chiều từ phía GV, chưa có sự phản hồi từ HS, chưa có tác dụng điều chỉnh quá trình học tập của HS; phương pháp ĐG chủ yếu vẫn là các phương pháp truyền thống, thiên về ĐG kết quả học tập chứ chưa chú trọng đến ĐG quá trình học tập. Nhờ nhận thức được nhu cầu, định hướng đổi mới ĐG trong dạy học và sự phát triển tự ý thức của HS THCS, chúng tôi trình bày sự cần thiết phải đề ra các biện pháp nhằm hướng dẫn, rèn luyện cho HS tự đánh giá và điều chỉnh quá trình học tập môn Toán ở trường THCS.

CHƢƠNG II: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HƢỚNG DẪN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: “Hướng dẫn học sinh tự đánh giá và điều chỉnh quá trình học tập môn Toán ở trường trung học cơ sở” (Trang 52)