ĐG thông qua phiếu ĐG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: “Hướng dẫn học sinh tự đánh giá và điều chỉnh quá trình học tập môn Toán ở trường trung học cơ sở” (Trang 26)

Phiếu ĐG là một công cụ chỉ ra những kỳ vọng cụ thể của GV đối với một nhiệm vụ. Phiếu ĐG chia một nhiệm vụ thành các phần và cung cấp một miêu tả chỉ tiết về những yếu tố tạo thành các cấp độ ĐG sự thể hiện của HS là tốt hay không tốt trong mỗi phần.

Ưu điểm của việc sử dụng phiếu ĐG trong ĐG đó là tạo ra các tiêu chí ĐG cụ thể và dễ hiểu, do đó đảm bảo tính khách quan, công bằng và công khai trong ĐG. HS thay vì ngồi chờ GV chấm điểm thì có thể tự đối chiếu sản phẩm học tập của mình với các tiêu chí ĐG để biết được mình làm có tốt hay không, qua đó tự điều chỉnh hoạt động học tập của bản thân mình.

Các bước xây dựng phiếu ĐG:

Bước 1. Liệt kê các nhiệm vụ. Để hoàn thành bước này, chúng ta cần trả lời được 8 câu hỏi:

1. Tại sao cần tạo ra nhiệm vụ này?

2. Có phải nhiệm vụ này tương tự như nhiệm vụ trước?

3. Làm thế nào để nhiệm vụ này liên quan đến phần còn lại của những gì đang giảng dạy?

4. HS cần phát triển kĩ năng gì để hoàn thành nhiệm vụ? 5. Nhiệm vụ cụ thể là gì?

6. Khi HS thực hiện nhiệm vụ này, HS có thể cung cấp những bằng chứng như thế nào?

7. Những kỳ vọng cao nhất mà chúng ta đặt vào HS là gì?

8. Điều tồi tệ nhất mà chúng ta có thể tưởng tượng khi giao nhiệm vụ cho HS?

Những câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ giúp chúng ta quyết định loại phiếu TĐG nào sẽ phục vụ tốt nhất nhu cầu ĐG của mình và các nhu cầu của HS.

Bước 2.Liệt kê các mục tiêu và kì vọng.Việc này nhằm mô tả làm thế nào để nắm bắt các chi tiết của nhiệm vụ. Chúng ta phải tự hỏi mình mục tiêu học tập cụ thể mà chúng ta kỳ vọng sẽ thực hiện được khi nhiệm vụ này hoàn thành là gì? Các mục tiêu sẽ thay đổi theo quá trình thực hiện mục tiêu, bản chất của công việc, các cấp của HS, và kinh nghiệm của chúng ta trong việc đưa ra và phân loại nhiệm vụ này trước đó.

Các câu trả lời trong bước 1 được sử dụng để tạo một danh sách mới các mục tiêu học tập quan trọng nhất mà chúng ta mong đợi ở HS thông qua việc hoàn thành nhiệm vụ. Danh sách ban đầu thường lộn xộn thậm chí lặp đi lặp lại, do đó chúng cần được sắp xếp lại và có thể được bổ sung thêm vào khi bắt tay vào thực hiện. Danh sách các mục tiêu học tập có thể khác nhau rất nhiều, ngay cả trong lớp học có vẻ rất giống nhau và được giảng dạy bởi cùng một GV. Một khi các mục tiêu học tập đã được liệt kê, chúng ta có thể mô tả thêm những kỳ vọng cao nhất mà chúng ta mong đợi cho mỗi mục tiêu kiến thức. Những mục tiêu này sẽ góp phần "mô tả kích thước" của phiếu ĐG.

Bước 3. Nhóm và ghi nhãn: Thực hiện nhóm các mục tiêu, kỳ vọng tương tự với nhau. Một số kỳ vọng không phù hợp trong một nhóm thì có thể xây dựng một nhóm hoàn toàn mới. Sau đó tìm ra những đặc điểm phổ biến trên mỗi nhóm và gắn nhãn nó.

Bước 4. Áp dụng: Chuyển giao danh sách các nhóm vào một bảng. Các nhãn cho các nhóm trở thành các kích thước của phiếu ĐG và được đặt ở cột bên trái của lưới phiếu ĐG. Cột bên phải mô tả các tiêu chí của các kích thước đó. Để mô tả rõ ràng hơn về những gì thực hiện kém hơn so với kỳ vọng, những gì cần tránh chúng ta cần thiết kế các hộp kiểm tra. Một phiếu ĐG với các hộp kiểm tra đơn giản là chia các mục tiêu cho mỗi nhóm thành các phần nhỏ và có một hộp (❏) để kiểm tra bên cạnh, điều này cho phép chúng ta chính xác hơn điểm mạnh và điểm yếu và chỉ cho các HS làm thế nào để có

thể thực sự kết hợp các mảnh của cả ba cấp trong một chiều. Chọn nhóm 3 cấp ( Ví dụ: trung bình, khá, giỏi) hoặc 5 cấp (Ví dụ: kém, yếu, trung bình, khá, giỏi) là các nhãn cho từng mức độ thực hiện và đặt lên các thanh ngang của bảng ĐG. Sau đó đưa các mô tả về từng mức độ thực hiện vào trong một cách phù hợp. Càng nhiều cấp ĐG thì việc mô tả càng khó khăn và đòi hỏi sự chi tiết hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: “Hướng dẫn học sinh tự đánh giá và điều chỉnh quá trình học tập môn Toán ở trường trung học cơ sở” (Trang 26)