Tiến trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: “Hướng dẫn học sinh tự đánh giá và điều chỉnh quá trình học tập môn Toán ở trường trung học cơ sở” (Trang 99)

3.2.2.1 Thực nghiệm sử dụng Phiếu mục tiêu học tập và Nhật kí học tập

Cách thức tiến hành: tiến hành ở tất cả các tiết học Toán diễn ra trong thời gian thực nghiệm tại lớp thực nghiệm 6A1.

Quy trình thực nghiệm:

-Trước buổi học, GV giới thiệu sơ lược về nội dung buổi học ngày hôm sau, phát Phiếu mục tiêu buổi học và yêu cầu HS đọc trước bài ở nhà, sau đó hoàn thành các mục: Mục tiêu về kiến thức, Câu hỏi đặt ra trước bài học.

-Trước khi bắt đầu bài học, GV dành ra 5 phút để cùng HS trao đổi về mục tiêu học tập của từng người, trên cơ sở đó GV điều chỉnh, đề ra một mục tiêu chung cho cả lớp.

-Trong giờ học, mỗi HS ghi nhật kí học tập, theo dõi, tiếp thu, khám phá bài học nhằm thực hiện mục tiêu học tập chung của cả lớp đồng thời thực hiện mục tiêu học tập của cá nhân, trả lời các câu hỏi đã đặt ra ngay từ trước khi buổi học diễn ra. Nếu vẫn chưa tìm được câu trả lời, HS hỏi trực tiếp GV hoặc đưa ra câu hỏi để cả lớp cùng thảo luận, tìm câu trả lời.

-Cuối buổi học: HS TĐG mức độ đạt được mục tiêu học tập đã đề ra, cả mục tiêu chung và mục tiêu cá nhân. GV thu các Phiếu mục tiêu học tập và Phiếu Nhật kí học tập của buổi học ngày hôm đó để tiến hành đánh giá mức độ hiểu bài và việc thực hiện mục tiêu học tập đã đề ra của HS. Từ đó đề ra biện pháp hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời hoạt động học tập của HS, đáp ứng mục tiêu học tập.

3.2.2.2 Thực nghiệm sử dụng các Phiếu học tập hỗ trợ HS tự đánh giá

Chúng tôi tiến hành thử nghiệm sử dụng Phiếu kiểm tra ngắn trong các bài: Phép trừ phân số – Số học 6, Tam giác – Hình học 6 và Phiếu thảo luận trong bài Phép trừ phân số - Số học 6, nội dung Số đối.

Quy trình thực nghiệm sử dụng Phiếu kiểm tra ngắn:

-Bước 1. Làm bài kiểm tra ngắn: 10 – 15 phút cuối giờ học, sau khi hoàn thành bài học, GV phát cho HS Phiếu kiểm tra ngắn và cho HS độc lập làm phiếu trong vòng 5 phút.

-Bước 2. Chấm bài: GV phát cho HS hướng dẫn chấm điểm, HS tự chấm bài của mình hoặc chấm chéo bài của bạn.

-Bước 3. Điều chỉnh: Sau khi chấm bài, HS đọc điểm cho GV, tự xem lại hoặc cùng các bạn thảo luận những lỗi sai trong bài làm của mình, tự rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho bản thân. GV thu lại bài làm của HS, xem lại bài làm của HS để nhìn ra nguyên nhân sai lầm và định hướng điều chỉnh cho HS trong các buổi học tiếp theo.

Quy trình thực nghiệm sử dụng Phiếu thảo luận:

-Bước 1: Chia nhóm học tập, phân công nhóm trưởng và phát phiếu học tập cho học sinh. Yêu cầu mỗi HS suy nghĩ độc lập trong vòng 2 phút để đưa ra quan điểm cá nhân ban đầuơ

-Bước 2: Cho HS thảo luận, phản biện lẫn nhau, gọi một số học sinh đại diện các nhóm ý kiến phát biểu và nêu quan điểm của mình.

-Bước 3: Thống kế ý kiến của HS, so sánh ý kiến của các HS trước và sau khi tham gia thảo luận. Tiến hành phỏng vấn một số học sinh đã thay đổi sự lựa chọn và vì sao có sự thay đổi đó.

-Bước 4: Công bố đáp án, giải thích.

-Bước 5: Yêu cầu HS tự nhận xếp loại của mình và điền vào bảng:

Họ và tên Không đạt Đạt Ghi chú

3.2.2.3 Thực nghiệm dạy học dự án “Xây cầu”

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm dạy học dự án “Xây cầu” trong thời gian một tuần, bao gồm một tuần để HS chuẩn bị tài liệu và 2 tiết học tại lớp thực nghiệm 6A1, do thầy Nguyễn Hữu Hải dạy.

3.3 Đánh giá, phân tích kết quả thực nghiệm sƣ phạm

3.3.1 Nội dung đánh giá

Chúng tôi đánh giá hiệu quả của quá trình thực nghiệm dựa trên những nội dung sau đây:

1.Sự thay đổi tự ý thức của HS về sự cần thiết phải xác định mục tiêu học tập rõ ràng và thường xuyên viết Nhật kí học tập trong quá trình học tập.

2.Chất lượng việc ghi Phiếu mục tiêu học tập và Phiếu nhật kí học tập thay đổi qua từng buổi học.

3.Hiệu quả của việc sử dụng các Phiếu học tập với các tiêu chí đánh giá rõ ràng giúp HS tự đánh giá và điều chỉnh quá trình học tập môn Toán của bản thân.

4.Sự thay đổi về kết quả học tập (điểm số) của lớp thực nghiệm giai đoạn trước và sau thực nghiệm.

3.3.2 Công cụ đánh giá

Đánh giá qua quan sát kết hợp vấn đáp: quan sát sự thay đổi về ý thức, thái độ học tập qua những biểu hiện cụ thể của HS trong lớp học, vấn đáp để biết thêm cảm nhận, suy nghĩ của HS khi thay đổi hình thức từ GV chấm bài sang HS tự chấm bài hoặc chấm chéo bài. Kiểm tra cách ghi Phiếu để đánh giá hiệu quả của việc chuẩn bị bài trước, chấm lại bài kiểm tra để xác thực kết quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đánh giá qua Phiếu khảo sát: thực hiện sau khi kết thúc quá trình thực nghiệm theo mẫu Phiếu khảo sát tại phụ lục 1.3.

Đánh giá qua kết quả kiểm tra: đối chiếu kết quả kiểm tra tự luận của lớp thực nghiệm 6A1 và lớp đối chứng 6A2 để định lượng hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.

3.3.3 Phân tích kết quả thực nghiệm

3.3.3.1 Một số ví dụ về việc tự đánh giá và điều chỉnh quá trình học tập môn Toán.

Ví dụ 3.1: HS Ngô Doãn Bảo Sơn lớp 6A1 được cô Tâm định hướng mục

tiêu học tập cho bài “Phép trừ phân số” như sau: -Biết tìm số đối của phân số.

-Biết thực hiện phép trừ phân số.

Cuối buổi học, cô Tâm cho HS làm Phiếu học tập trong 5 phút, sau đó phát cho Phiếu hướng dẫn chấm điểm để HS chấm chéo cho nhau và quan sát bài làm của các HS.

Hình 3.1: Mẫu Phiếu học tập của HS Ngô Doãn Bảo Sơn

Phiếu học tập của HS Bảo Sơn chỉ được 3 điểm, mục tiêu học tập của Bảo Sơn đặt ra vẫn chưa thực hiện được. Con vẫn chưa hiểu mình làm sai ở đâu và làm thế nào để tìm được chính xác số đối của một số. Để giúp Bảo Sơn điều chỉnh nhận thức của mình, cô Tâm làm như sau:

GV: Hai số như thế nào được gọi là đối nhau?

HS: Hai số gọi là đối nhau nếu chúng có tổng bằng 0. GV: Kí hiệu phân số đối của phân số a

b là gì? HS: Là a

b. GV: Vậy phân số đối của

8 11được kí hiệu là gì? HS: Là   8 11.

GV đánh giá HS đã nắm được định nghĩa và kí hiệu nhưng chưa bám sát vào các kiến thức này để tìm số đối hoặc thử lại bằng định nghĩa.

GV: Hãy rút gọn phân số đó.

HS thao tác rút gọn và nhận ra phân số đối cần tìm là 8

11chứ không phải là

8

11 .

GV: Tình huống này gây khó khăn ở chỗ có mẫu số âm. Để tránh mắc phải sai lầm, con nên viết dưới dạng phân số có mẫu dương trước  

8 8

11 11 , rồi thêm dấu trừ vào đằng trước phân số và rút gọn. Hãy thực hiện tương tự rồi thêm dấu trừ vào đằng trước phân số và rút gọn. Hãy thực hiện tương tự với ý d câu 1.

Sau chỉ dẫn của GV, HS đã tự rút ra bài học cho mình, ghi lại chú ý đó vào Phiếu Nhật kí học tập và tự làm lại được ý d. Bảo Sơn cảm thấy vui vì đã thực hiện được mục tiêu thứ nhất của bài học.

Ví dụ 3.2: HS Vũ Thủy Anh được cô Tâm định hướng mục tiêu học tập cho

bài “Tam giác” là:

-Nhận dạng được một hình có là hình tam giác hay không? -Biết vẽ hình tam giác có số đo cho trước.

Cuối buổi học GV cho cả lớp làm Phiếu học tập trong 10 phút, sau đó phát phiếu hướng dẫn chấm điểm cho HS chấm chéo lẫn nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.: Mẫu Phiếu học tập của HS Vũ Thủy Anh

Vũ Thủy Anh chỉ đạt được 1,25 điểm cho bài 2. Điều này làm cho con rất băn khoăn và quyết định hỏi cô giáo. Quan sát hình vẽ, cô Tâm nhận thấy Thủy Anh không vẽ hình theo các bước vẽ hình đã học, bằng chứng là dấu vết các đoạn thẳng tẩy xóa do vẽ lại nhiều lần. Cô Tâm giúp Thủy Anh điều chỉnh nhận thức của mình như sau:

Trước hết GV phỏng vấn bạn Thu Hà là người chấm bài của Thủy Anh:

GV: Vì sao Thu Hà không cho Thủy Anh 0,75 điểm vẽ hình?

Thu Hà: Vì độ dài các cạnh của tam giác không đúng bằng 4cm, cạnh AB bằng 3,8cm, AC gần bằng 4,2cm.

Một HS khác: Thưa cô, trong vẽ độ dài đoạn thẳng có thể có sai số. GV: Đúng vậy, nhưng chúng ta cần tìm cách vẽ để hạn chế sai số ở mức tối đa. Thủy Anh hãy nhắc lại các bước vẽ hình tam giác có độ dài các cạnh cho trước.

Thủy Anh trả lời đúng các bước vẽ hình tam giác biết độ dài các cạnh cho trước. GV đánh giá Thủy Anh gặp khó khăn bởi giả thiết: tam giác có 3 cạnh cùng bằng 4cm. Con chưa nhận ra được đặc điểm giống nhau giữa tình huống này với các ví dụ trước đó là cùng biết độ dài các cạnh, con chỉ nhìn thấy điểm đặc biệt của đề bài. GV giúp Thủy Anh nhìn ra đặc điểm của đề bài phù hợp để tiến hành các bước vẽ hình.

GV: Tam giác cần dựng đã biết độ dài 3 cạnh của nó chưa? Thủy Anh: Chúng đều bằng 4cm.

GV: Vậy con hãy vẽ lại tam giác này theo đúng các bước con vừa nêu với độ dài các cạnh: 4cm, 4cm và 4cm.

Sau chỉ dẫn của GV, Thủy Anh đã vẽ lại được hình tam giác đúng theo yêu cầu.

3.3.3.2 Phân tích định tính

Qua quan sát ý thức thái độ học tập của HS sau khi áp dụng các biện pháp đã đề xuất của GV dạy thực nghiệm và người dự giờ, chúng tôi đều nhận thấy HS có thái độ học tập tích cực hơn. Sau buổi đầu tiên còn bỡ ngỡ với việc phải ghi những nội dung gì vào Phiếu mục tiêu và Nhật kí học tập, nhờ sự hướng dẫn tận tình của GV dạy thực nghiệm về ý nghĩa của từng loại phiếu và cách sử dụng phiếu, đến các buổi học tiếp theo, các em đã có ý thức chuẩn bị bài và xác định mục tiêu bài học trước khi đến lớp, mục tiêu chủ yếu được cụ thể hóa bằng các câu hỏi mà HS tự đặt ra, hoạt động ghi phiếu đã thành thục hơn, không còn cứng nhắc về nội dung. Các em đã mạnh dạn đưa ra những kì vọng của bản thân về kiến thức mà các em mong muốn được học trong bài học đó, mạnh dạn đưa ra các câu hỏi để cả lớp cùng thảo luận và trả lời, tạo ra một môi trường học tập tự chủ, tích cực, cởi mở. GV cũng hiểu hơn mong muốn và suy nghĩ của các em HS, từ đó cải tiến về phương pháp dạy học, tiếp cận kiến thức để đáp ứng được nhu cầu học tập của HS.

Về việc sử dụng các Phiếu học tập để hỗ trợ đánh giá, bước đầu chúng tôi ghi nhận những phản ứng tích cực từ phía HS. Đa phần các em được phỏng vấn đều cho rằng rất bằng lòng với việc GV công khai đáp án, biểu điểm chấm chi tiết và để các em được tham gia vào hoạt động chấm bài, bởi khi đó các em phát huy được tinh thần tự chủ, có ý thức tự giác hơn trong học tập. Về điều chỉnh hoạt động học tập của HS, nhờ có việc ĐG thường xuyên, kịp thời ngay sau mỗi buổi học nên GV nắm bắt rất rõ những điểm được và

chưa được của mỗi HS, từ đó đề ra biện pháp điều chỉnh, giúp đỡ cá biệt cho những HS chưa đạt mục tiêu học tập chung. Sử dụng Phiếu thảo luận giúp HS tăng cường khả năng phản biện, tư duy phê phán, hướng đến phát triển khả năng tự phê phán của HS. HS rất hào hứng tham gia thảo luận và đánh giá ý kiến, góp ý lẫn nhau, tạo ra môi trường học tập năng động, thân thiện, không gây cảm giác nhàm chán cho HS.

Về tổ chức dạy học theo dự án “Xây cầu”, 100% HS được hỏi đều trả lời rất hứng thú với dự án, quan sát quá trình làm việc của các nhóm, chúng tôi nhận thấy thái độ làm việc nghiêm túc, nhiệt tình hăng say từ tất cả các em, đặc biệt ghi nhận những cảm xúc tích cực của em trong giờ học khi nhóm mình được điểm cao nhất, khi các em hoàn thành sản phẩm của cá nhân mình. Như vậy, về mặt định tính, có thể khẳng định các biện pháp giúp các em TĐG đã ít nhiều tác động đến thái độ, tinh thần học tập và tạo ra sự thay đổi rõ rệt về không khí học tập cũng như khả năng tiếp thu bài học của HS.

3.3.3.3 Phân tích định lượng

Kết quả khảo sát HS sau thực nghiệm cho thấy có sự thay đổi đáng kể về mặt nhận thức của HS:

Hình 3.3 : Biểu đồ mô tả kết quả đánh giá mức độ cần thiết xác định mục tiêu học tập và ghi nhật kí học tập của HS. 5% 86% 9% Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

Hình 3.4 : Biểu đồ mô tả HS tự đánh giá hiệu quả sử dụng các loại phiếu

Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện mức độ mong muốn của HS được công khai biểu điểm và tham gia chấm bài

Trong khi trước thực nghiệm có tới 64% HS được hỏi trả lời chưa bao giờ có thói quen xác định mục tiêu học tập trước bài học thì sau khi thực nghiệm đã có tới 86% HS đồng tình với việc cần thiết phải xác định mục tiêu học tập rõ ràng trước buổi học và viết nhật kí học tập. Đây có thể coi là thành công đầu tiên của luận văn, vì đã làm thay đổi nhận thức của phần lớn HS tham gia thực nghiệm. Tuy vậy, mới chỉ có một nửa HS tham gia thực nghiệm đánh giá việc sử dụng các Phiếu mục tiêu và Phiếu nhật kí học tập của bản thân là có hiệu quả. Điều này cho thấy HS cần có nhiều thời gian rèn luyện hơn nữa để thích nghi với một thói quen mới.

Ngoài ra, có tới 76% HS được hỏi thể hiện rất mong muốn các thầy cô công khai tiêu chí đánh giá, cụ thể là biểu điểm chi tiết chấm bài kiểm tra và

5% 52% 41% 2% Rất hiệu quả Hiệu quả Gần hiệu quả Không hiệu quả

76% 24%

Rất mong muốn Mong muốn Không mong muốn

HS được tham gia chấm bài. Như vậy có thể đánh giá việc công khai các tiêu chí đánh giá, chấm điểm HS là rất cần thiết, nhằm công khai, minh bạch hóa kết quả học tập và đánh giá HS. Tuy nhiên tùy thuộc vào các loại bài kiểm tra hoặc sản phẩm học tập và sự tự ý thức của HS mà mức độ HS tham gia vào quá trình chấm bài, đánh giá là khác nhau.

Về định lượng hiệu quả chung của các biện pháp đã đề xuất thông qua kết quả học tập của HS tại hai lớp thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi tiến hành xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê và kiểm định giả thuyết bằng phương pháp U – bình phương.

Kết quả làm bài kiểm tra của học sinh lớp thực nghiệm 6A1 và lớp đối chứng 6A2 sau giai đoạn thực nghiệm:

Thời gian Điểm ĐC TN Tần số Tần suất(%) Tần số Tần suất(%) 0 0 0% 0 0% 1 0 0% 0 0% 2 0 0% 0 0% 3 0 0% 0 0% 4 1 2.94% 0 0% 5 1 2.94% 1 2.94% 6 8 23.53% 5 14.71% 7 12 35.29% 10 29.41% 8 11 32.35% 14 41.18% 9 0 0% 3 8.82% 10 1 2.94% 1 2.94%

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: “Hướng dẫn học sinh tự đánh giá và điều chỉnh quá trình học tập môn Toán ở trường trung học cơ sở” (Trang 99)