Định hướng đổi mới khâu ĐG, TĐG trong dạy học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: “Hướng dẫn học sinh tự đánh giá và điều chỉnh quá trình học tập môn Toán ở trường trung học cơ sở” (Trang 47)

Trong nội dung đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, việc thi, kiểm tra, ĐG chất lượng giáo dục sẽ được đổi mới theo hướng:

 Đổi mới cả nội dung, phương pháp ĐG (kiểm tra, thi hết môn, thi lên lớp, thi tốt nghiệp). Chuyển từ ĐG kiến thức mà người học nắm được sang ĐG việc hình thành năng lực, phẩm chất của người học.

 Kết hợp chặt chẽ kết quả ĐG định kì của người dạy với kết quả thi, ĐG của người dạy và TĐG của người học; ĐG của nhà trường và ĐG của xã hội.

 Tách bạch ĐG kết quả học tập của từng HS với ĐG chất lượng giáo dục của nhà trường, địa phương và cả nước.

 Giao quyền tự chủ cho các trường đại học, cao đẳng trong tuyển sinh theo hướng: Các trường lập phương án tuyển sinh của mình theo hướng dẫn, quy định, trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, để các trường tăng thêm quyền chủ động và đảm bảo công tác tuyển sinh được thực hiện nghiêm túc.

Theo Đỗ Ngọc Thống ([6]), với thực tiễn Việt Nam, khó có thể thay đổi toàn bộ tất cả mọi phương diện của vấn đề ĐG, vì thế cần biết đột phá vào một vài khâu trọng yếu. Trước mắt cần chú trọng khắc phục hai khâu sau đây:

Một là: Khắc phục và hạn chế vai trò của cảm tính trong ĐG. Hiện nay ĐG quá trình ĐG trên lớp học chưa được coi trọng, cần phải điều chỉnh, các hình thức ĐG này rất dễ bị chi phối cảm tính vì hoàn toàn phụ thuộc vào cá nhân người GV.

Hai là: Đổi mới việc ra đề thi, phương pháp xử lí kết quả và sử dụng kết quả. Đây là biện pháp nằm trong tay các cơ quan chuyên môn, quản lí và

chỉ đạo dạy học; có nghĩa là hoàn toàn có thể chủ động làm được, đầy tính khả thi. Cần làm rõ cho GV, HS, phụ huynh và xã hội biết: ĐGKQ không chỉ tập trung vào kiểm tra xem HS học cái gì (nội dung) mà quan trọng hơn là kiểm tra HS đó học như thế nào, có biết vận dụng không ( phương pháp học, cách học, năng lực). Định hướng này buộc đề thi không thể chỉ kiểm tra trí nhớ (kiến thức) mà phải yêu cầu vận dụng, thực hành, kiếm tra năng lực sáng tạo…

Theo Lê Đức Ngọc ([11]), để đổi mới căn bản toàn diện kiểm tra ĐG trong giáo dục và đào tạo thì cần phải phải đổi mới ở các khâu:

 Đổi mới mục tiêu kiểm tra ĐG: phải lấy kiểm tra ĐG vì hoạt động học tập (assessment for learning) và kiểm tra ĐG trong quá trình học tập

(assessment as learning) làm chính, còn kiểm tra ĐG kết quả học tập

(assessment of learning) vẫn rất cần thiết, nhưng chỉ là thứ yếu, vì hoạt động giáo dục đào tạo đã thay đổi từ dạy làm chính sang học làm chính, nên cần có nhiều thông tin và giải pháp hỗ trợ việc học trong suốt quá trình học tập của người học.

Hình 1.12: Bảng mô tả định lượng 3 mục tiêu kiểm tra ĐG thay đổi theo thời đại (theo [11])

 Đổi mới nội dung kiểm tra ĐG: triết lý dạy học đã thay đổi từ dạy học là truyền thụ kiến thức – kỹ năng – phẩm chất cho người học thành dạy học là dạy cách học (cách chiếm lĩnh kiến thức – kỹ năng – phẩm chất). Như vậy,

KTĐG trước đây KTĐG ngày nay

60 20 30 60 10 20 Mục tiêu KTĐG

kiến thức kỹ năng của môn học chỉ là phương tiện để dạy cách học, để rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực tư duy và năng lực xã hội mà thôi. Do đó, nội dung kiểm tra ĐG phải lấy năng lực nhận thức (nhớ, hiểu, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, ĐG và sáng tạo), năng lực tư duy (tư duy logic, tư duy hệ thống, tư duy phê phán và tư duy sáng tạo) và năng lực xã hội (hợp tác, thuyết phục và quản lý) mà người học được giáo dục đào tạo làm chính.

 Đổi mới cách kiểm tra ĐG: cùng với đổi mới mục tiêu kiểm tra ĐG chủ yếu vì hoạt động học tập hay trong quá trình học tập (assessment for learning hoặc assessment as learning), khoa học đo lường và ĐG đã chuyển sang phương pháp ĐG trực tiếp, ĐG thực (Authentic Assessment), khi đó câu hỏi và bài tập dựa trên tình huống có thực ở ngoài đời và câu hỏi bài tập thường yêu cầu người học vận dụng các kiến thức đã học để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể, cho ra một sản phẩm cụ thể.

 Đổi mới quản lý kiểm tra ĐG theo hướng tiêu chuẩn hóa khách quan hóa.

Như vậy có thể thấy một trong những định hướng về đổi mới kiểm tra ĐG sau 2015 đó là sự đề cao đúng mức vai trò TĐG của người học trong dạy học, vừa đáp ứng được mục tiêu của đổi mới đó là chuyển từ ĐG kết quả học tập sang ĐG vì hoạt động hoạt động và ĐG trong quá trình học tập làm chính, vừa góp phần công khai hóa kết quả ĐG, đồng thời khẳng định được vai trò trung tâm của người học trong quá trình dạy học.

Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi tập trung đề ra một số biện pháp nhằm hướng dẫn HS TĐG và điều chỉnh quá trình học tập môn Toán, góp phần vào công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo sau 2015.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: “Hướng dẫn học sinh tự đánh giá và điều chỉnh quá trình học tập môn Toán ở trường trung học cơ sở” (Trang 47)