Điều 23, 24 Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng (1981).

Một phần của tài liệu Tổng quan nền hành chính việt nam thời kỳ 1945 đến trước khi có quyết định 1362001QQĐ CP (91 trang) (Trang 35)

về toàn bộ hoạt động của Bộ. Bộ trưởng lãnh đạo Bộ theo chế độ thủ trưởng. Tuy nhiên, khi quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước lại không xác định cụ thể rao cho bộ trưởng mà lại của Bộ. Cách quy định này của thể chế bộ (thể chế do HĐBT quy định đã làm cho tính chất cơ quan thẩm quyền riêng và hoạt động theo cơ chế thủ trưởng của thể chế bộ chuyển thanh tính tập thể hơn là cá nhân. Cùng với nghị định chung, mỗi một bộ, Uỷ Ban Nhà nước có thể chế cụ thể của mình (nghị định).

2.3.3. Một số cải cách các loại thể chế hành chính

Về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức [14] làm việc trong các cơ quan nhà nước đã được quan tâm nhằm thể chế hoá vấn đề này. HĐBT ra chỉ thị về việc làm có ý nghĩa rất quan trọng cho việc quản lý người làm việc trong các cơ quan nhà nước [15]. Về nguyên tắc, phải thể chế hoá các chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ của viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước đã được quy định và phân công cụ thể. Trên thực tế, với cách thức sử dụng, bố trí lao động trong các cơ quan nhà nước từ trước đến nay, việc xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ cho viên chức không thể tiến hành. Bố trí viên chức theo mô hình chức nghiệp là lý do cơ bản để khó xác định tiêu chuẩn nghiệp vụ và nâng ngạch, bổ nhiệm vào ngạch.

Thể chế trọng tài kinh tế đã ra đời từ trước khi có Hiến pháp 1980. Nghị định số 75-CP ngày 14 tháng 4 năm 1975 ban hành điều lệ về tổ chức và hoạt động của 14 Thuật ngữ cán bộ, công chức được sử dụng trong tài liệu này mang tính tương đối. Do những năm trước đây, có nhiều tên gọi tương đương, chỉ từ khi có pháp lệnh cán bộ, công chức (1998) thuật ngữ cán bộ, công chức được pháp luật hoá. 15 C h ỉ th ị c ủ a H ộ i đ ồ n g b ộ t r ư ở n g s ố 1 2 4 - H ĐB T n g ày 7 - 1 1 - 1 9 8 3 v ề đ ẩ y m ạ n h cô n g t á c x â y d ự n g c h ứ c d a n h đ ầ y đ ủ v à t i ê u c h u ẩn n g h i ệ p v ụ v i ê n ch ứ c N h à n ư ớ c

Trọng tài kinh tế Nhà nước và Nghị định số 24-HĐBT ngày 10 tháng 8 năm 1981 sửa đổi, bổ sung một số điểm về tổ chức trọng tài kinh tế. Thể chế này tiếp tục được kiện toàn như là một bộ phận quan trọng để giải quyết các vấn đề tranh chấp trong hoạt động kinh tế. Thể chế này vừa là cơ quan quản lý (giúp cơ quan bộ, Uỷ Ban Nhân dân) thực hiện các vấn đề về hợp đồng kinh tế và trọng tài. Nhưng đồng thời là cơ quan xét xử. đây cũng chính là điểm bất hợp lý của hệ thống hành pháp trong giai đoạn hoạt động của trọng tài kinh tế.

Trong giai đoạn 1980-1985, thể chế Ban xây dựng huyện của Đảng và chính phủ được thành lập, sau đó thể chế này đã thay đổi. Giải tán cơ quan Ban xây dựng huyện, chuyển các chức năng và nhiệm vụ về văn phòng HĐBT.

Trong giai đoạn này, sau khi làm trọn nhiệm vụ, Uỷ Ban Phân vùng Kinh tế trung ương (với đầy đủ cơ cấu tổ chức từ trung ương đến tận huyện) giải thể và chuyên chức năng phân vùng cho Uỷ Ban kế hoạch nhà nước. Đây cũng là một loại hình cải cách cơ cấu tổ chức cần thiết.

Về mặt thể chế kinh tế, việc kiên toàn hệ thống kinh doanh thương nghiệp đặt ra một tư duy về còn hay không cơ chế bao cấp, nhà nước độc quyền.

Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) đã thông qua Nghị quyết về "Chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế quốc doanh sang kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đổi mới quản lý Nhà nước về kinh tế". Đây là một cơ sở quan trọng để đổi mới thể chế quản lý nhà nước về kinh tế. HĐBT đã ra chỉ thị nhằm xây dựng những thể chế để đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Các bộ, ngành có liên quan được giao xây dựng các thể chế liên quan đến các lĩnh vực:

- Quyền tự chủ của các đơn vị kinh tế cơ sở trong lĩnh vực kế hoạch hoá. - Quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở.

- Quyền tự chủ của các đơn vị kinh tế cơ sở trong lĩnh vực lao động, tiền lương.

- Quyền tự chủ tài chính của các đơn vị kinh tế cơ sở.

- Quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở. - Quyền tự chủ của các đơn vị kinh tế cơ sở trong lĩnh vực giá cả.

- Quyền tự chủ của các đơn vị kinh tế cơ sở trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ.

- Quyền tự chủ của các đơn vị kinh tế cơ sở trong lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu và xuất nhập khẩu.

- Quyền tự chủ của các đơn vị kinh tế cơ sở trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế.

Đây là một trong những cải cách thể chế quan trọng và đã góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế trên tất cả các linh vực.

Cùng với trao quyền tự chủ trên, thể chế về quản lý nhà nước đối với nông nghiệp cũng đã được hình thành và xây dựng, đi vào cuộc sống.

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 5 tháng 4 năm 1988 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp; Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 16-NQ/TW về đổi mới chính sách và cơ chế quản lý đối với các cơ sở sản xuất thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Dựa trên tinh thần chỉ đạo của các nghị quyết trên, HĐBT đã tiến hành cải cách, ban hành mới nhiều thể chế quan trọng liên quan đến sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn và phát triển kinh tế ngoài quốc doanh.

Trong thời gian dài kinh tế hợp tác xã đóng vai trò quan trọng và góp phần vào sự nghiệp cách mạng. Tuy nhiên, cơ chế kinh tế mới đang đặt ra nhiều vấn đề về hợp tác xã. HĐBT đã thể chế hoá một số nội dung liên quan đến quản lý và phát triển hợp tác xã trên cơ sở phân biệt giữa quyền tự chủ sản xuất, cung cấp dịch vụ và sản phẩm của hợp tác xã với hoạt động quản lý nhà nước đối với hợp tác xã. Thể chế này đã tạo điều kiện cho chính xã viên có vai trò trong phát triển hợp tác xã hoặc lựa chọn mô hình sản xuất hợp lý theo tinh thần Nghị quyết 10/BCT. Hợp tác xã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh trên cơ sở quy hoạch vùng, các chính sách khuyến khích sản xuất của Nhà nước, các hợp đồng kinh tế ký kết với các đơn vị kinh tế quốc doanh và các tổ chức kinh tế khác, nhu cầu của thị trường và khả năng sản xuất của mình. Kế hoạch sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, tập đoàn sản xuất do xã viên hoặc đại hội xã viên dân chủ bản bạc quyết định. Kế hoạch của hợp tác xã cần thể hiện rõ sự gắn bó, hỗ trợ giữa kinh tế tập thể với kinh tế gia đình, xã viên trên các mặt vật tư, dịch vụ, kỹ thuật, liên kết sản xuất, kinh doanh chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hợp tác xã cần chủ động tạo các nguồn cân đối vật chất để thực hiện kế hoạch trên cơ sở hợp đồng mua bán, trao đổi vật tư, sản phẩm hoặc thông qua liên kết, liên doanh với các đơn vị hoặc cá nhân. Nhà nước không giao chỉ tiêu pháp lệnh trực tiếp cho hợp tác xã mà thông qua hệ thống các chính sách đòn bẩy kinh tế và pháp luật để quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ hợp tác xã sản xuất, kinh doanh [16].

Thương nghiệp quốc doanh là miền tự hào chung của ngành dịch vụ Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của ngành thương nghiệp quốc doanh trong sự chuyển đổi cơ chế kinh tế đang tạo ra những hạn chế và trong nhiều trường hợp đang gây những cản trở.

16 Nghị định số 171-HĐBT ngày 14-11-1988 của Hội đồng Bộ trưởng về chấn chỉnh tổ chức, đổi mới quản lý hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông, lâm nghiệp. sản xuất nông, lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu Tổng quan nền hành chính việt nam thời kỳ 1945 đến trước khi có quyết định 1362001QQĐ CP (91 trang) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w