Hiến pháp 1992 (sửa đổi)

Một phần của tài liệu Tổng quan nền hành chính việt nam thời kỳ 1945 đến trước khi có quyết định 1362001QQĐ CP (91 trang) (Trang 83)

- Phải làm

- Phải chịu trách nhiệm (cả về chính trị, kinh tế,..)

Thực tế của sự chủ động sáng tạo có thể đem lại nhiều lợi ích, nếu như với tư cách của các cơ quan quản lý nhà nước, vì lợi ích của cộng đồng, địa phương và có sự kết hợp với lợi ích chung của vùng lãnh thổ. Thu hút đầu tư là cần thiết, phải trao quyền đó cho các địa phương. Nhưng cũng không có nghĩa là “cạnh tranh không lành mạnh” vi phạm pháp luật. It khi nghĩ đến là hảy làm thế nào để thủ tục đầu tư trên địa bàn đơn giản, thuận lợi hơn là giảm thuế. Nhiều nhà đầu tư không phải kỳ vọng ở sự giảm vài ba chục triệu tiền thuê đất, mà thực ra cơ hội đầu tư của họ quan trọng hơn rất nhiều so với lợi ích kinh tế trước mắt. Nếu không thay đổi ưu đãi về thuế, các điều kiện tương đồng nhau trên địa bàn vùng Châu thổ sông hồng chắc không hẳn vị thuế đất. ưu đãi bằng một sự nhanh chóng đáp ứng các thủ tục (giải phóng mặt bằng,....) sẽ tạo thời cơ hơn cho các nhà đầu tư.

Nếu cải cách hành chính từ phía các nhà quản lý, các cơ quan quản lý tập trung vào trả lời câu hỏi “điều đó đã tốt chưa, hợp lý chưa và liệu còn cách nào tốt hơn”, chắc rằng mức độ hài lòng của công dân, tổ chức của công dân sẽ cao hơn.Thực tế duy ý chí, không có đủ thời gian và không quan tâm để đưa ra một cách thức tốt cho hoạt động quản lý làm cho hoạt động quản lý trì trên.

Bao nhiêu điều cấm của Uỷ ban Nhân dân Thành phố X đều không giảm một tỷ lệ nào về số lượng xe máy lưu thông trên đường phố và trên thực tế nhiều loại “cấm” đó lại vi phạm pháp luật (quyền của người dân đã được pháp luật quy định). Trong khi đó, một hoạt động rất không rầm rộ, nhưng có thể có tác động lớn đến hạn chế sự đi lại không cần thiết của xe máy. Không được đậu, đỗ xe trên vỉa hè. Không vi phạm pháp luật, có thể mức độ hợp lý chưa cao, nhưng giải quyết được khá nhiều ách tắc.

Cải cách thủ tục hành chính và mô hình một cửa vẫn còn nhiều vấn đề phải xem xét. “...Tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu, cửa quyền, gây phiền hà của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan hành chính Nhà nước, tổ chức sự nghiệp công trong giải quyết các thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công liên quan đến đời sống hàng ngày của người dân và hoạt động đầu tư, kinh doanh của các nhà đầu tư, doanh nghiệp vẫn còn phổ biến, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư và kinh doanh, gây bức xúc trong xã hội” 39/.

Thủ tục hành chính là vướng mắc chung của cả thời kỳ rất dài. Từ 1994 đến nay nhà nước đã tập trung nhằm giải quyết thủ tục hành chính. Nhưng thủ tục hành chính vẫn là một trong những ách tắc quan trọng và thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước (cơ quan hành chính nhà nước) và công dân và các tổ chức xã hội của công dân vẫn còn nhiều vấn đề. Cải cách các vấn đề thuộc bên trong các cơ quan hành chính đã làm rất nhiều việc, cả những vấn đề thuộc quy chế làm việc (như đã thể hiện quyết tâm của chính phủ và Thủ tướng chính phủ khi ban hành 5 loại quy chế đã nêu trên), nhưng tác động ra bên ngoài vẫn chưa thể hiện tích cực như mong muốn. Một trong những nội dung của cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 là tạo nên một hệ thống thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, nhưng hệ thống đó hiện nay vẫn chưa đạt được mục tiêu.

Các bộ, ngành, địa phương đang tiếp tục cải cách thủ tục hành chính. Quyết định của Thủ tướng chính phủ đã chỉ ra những việc cần làm:

1.Trực tiếp chỉ đạo việc tiếp nhận và xử lý dứt điểm những vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính theo đúng thẩm quyền và lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

39

2.Giải quyết kịp thời, dứt điểm, đúng thời hạn các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính.

3.Xử lý nghiêm những cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn, chậm trễ trong việc thực hiện thủ tục hành chính đối với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.

4.Tổ chức việc nghiên cứu những vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính để xem xét, sửa đổi, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa đổi, bãi bỏ những thủ tục hành chính không còn phù hợp với thực tiễn, gây cản trở đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nhân dân 40/.

Tóm lược 41 :

Năm năm qua, cải cách hành chính đã được triển khai toàn diện trên cả bốn nội dung là cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính công, thực hiện được nhiều công việc, từng bước đi vào chiều sâu, tạo ra những chuyển biến đáng ghi nhận của nền hành chính và được đặt trong khuôn khổ một trong 3 giải pháp quan trọng trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2001-2010) thiết thực thực hiện các nghị quyết của Đảng về cải cách hành chính và đổi mới từng bước hệ thống chính trị. Chiến lược, mục tiêu, giải pháp thực hiện cải cách hành chính là đúng đắn, có cơ sở, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nước ta. Kết quả cải cách hành chính đã thúc đẩy quá trình đổi mới kinh tế; dân chủ hoá đời sống xã hội; hội nhập kinh tế quốc tế; củng cố và duy trì ổn định chính trị. Có thể khẳng định những kết quả chủ yếu trong cải cách hành chính giai đoạn I như sau:

Một phần của tài liệu Tổng quan nền hành chính việt nam thời kỳ 1945 đến trước khi có quyết định 1362001QQĐ CP (91 trang) (Trang 83)