Điều 15 Hiến pháp

Một phần của tài liệu Tổng quan nền hành chính việt nam thời kỳ 1945 đến trước khi có quyết định 1362001QQĐ CP (91 trang) (Trang 56)

động kinh tế - xã hội theo tư tưởng cải cách, đổi mới chưa phù hợp với quy định của Hiến pháp 1980.

4.2.1. Tổ chức hành chính địa phương

Tổ chức bộ máy hành chính địa phương giai đoạn này được thực hiện theo Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân (1989) và Luật sửa đổi (1994) và pháp lệnh 1996 quy định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân các cấp.

Về nguyên tắc, tổ chức hành chính địa phương không có nhiều sự thay đổi. Từ 1983, tên gọi của Uỷ ban hành chính đã được thay đổi thành Uỷ ban Nhân dân. Hệ thống tổ chức bộ máy hành chính địa phương nhìn chung không thay đổi trong tư duy chung. Sự phân biệt giữa nông thôn và thành thị không rõ nét sơ với giai đoạn trước Hiến pháp 1959.

Giai đoạn 1990-2000, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương bao gồm cả Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân đã có những sự chuyển biến, cải cách theo hướng chung của cải cách hành chính do Đại hội Đảng toàn quốc lần thư VII đề ra.

Về vĩ mô, Hiến pháp 1992 không thay đổi nhiều về các thể chế nhà nước ở địa phương. Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân vẫn được xác định lại những tư cách giống như nhiều bản Hiến pháp trước đó. Sự khác nhau cơ bản của Hiến pháp 1992 so với Hiến pháp 1980 là sự quy định về phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính, trong đó không có khái niệm đơn vị tương đương. Hiến pháp quy định

cụ thể chỉ có hai loại chính quyền địa phương cấp tỉnh: tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.

Không có những sự rõ nét về cải cách hành chính ở cấp địa phương giai đoan 1990-2000. Mặc dù Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân đã được sửa đổi. Tuy nhiên, trên nguyên tắc, không có sự thay đổi nhiều về nên tảng để các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương hoàn thiện hoạt động.

Sự đổi mới căn bản về cách thức hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương thể hiện thông qua:

- Thường trực Hội đồng Nhân dân các cấp.

- Sự thay đổi số lượng kỳ họp (quy định) hàng năm, từ 4 lần xuống hai lần.

Cả hai sự thay đổi này đều có khá nhiều vấn đề đặt ra phải giải quyết. Trong khi hoạt động quản lý mang tính thường xuyên, mô hình hoạt động của Hội đồng Nhân dân – cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương không khác mô hình hoạt động của Quốc hội. Điều này, khác với nhiều người trên thế giới, hoạt động của cơ quan dân cử mang tính chuyên nghiệp.

Tổ chức bộ máy của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương không có nhiều thay đổi. Sự hoàn thiện hoạt động của các cơ quan hành chính địa phương mang tính tác động từ trung ương thông qua sự thay đổi của hệ thống văn bản pháp luật hơn là sự hoàn thiện chính các cơ quan hành chính địa phương.

Hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính ở địa phương có sự thay đổi. Sự sát nhập hệ thống trường Đảng với các trường hành chính, do thiếu một sự phân biệt cụ thể giữa hai loại hình bồi dưỡng, nên làm cho các trường được

gọi tên mới là Trường chính trị khá lúng túng trong việc bồi dưỡng cán bộ, công chức. Một thời gian dài, do thiếu sự phân cấp và sự hỗ trợ của Học viện Hành chính Quốc gia nên đào tạo –bồi dưỡng cán bộ, công chức địa phương gặp khókhăn. Trong khi đó nhu cầu đào tạo – bồi dưỡng rất lớn.

2.4.2. Tổ chức hành chính trung ương

Hiến pháp này (1992) quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước, thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý.

Dựa trên nền tảng của Hiến pháp 1992, nhiều thể chế mới được hình thành và phát triển. Một số thể chế đã được hình thành dựa trên nền tảng của Hiến pháp 1980 sẽ được điều chỉnh và hoàn thiện theo tư tưởng của Hiến pháp 1992.

Thể chế chủ tịch nước đã được xác lập trở lại và thay thế thể chế " Hội đồng nhà nước". Về nguyên lý hoạt động giống như mô hình thể chế tổng thống - nội các. Vai trò của Chủ tịch nước (president) giống như nhiều nư ớc như Đức, ấn độ.

Hành pháp tập trung vào chính phủ, mặc dù nền tảng chính trị nhà nước Việt Nam không xác định theo khái niệm " mạnh - yếu". "Quyền lực nhà nước thống nhất, tập trung, không phân chia nhưng có sự phân công phối hợp” tuy không cụ thể trong Hiến pháp 1992 (sau này trong sửa đổi một số điều của Hiến pháp 1992, cụm từ trên đã được đưa vào trong Hiến pháp) nhưng là nền tảng cho sự tổ chức hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan nhà nước bao gồm các cơ quan nhà nước ở trung ương (lập pháp, hành pháp và tư pháp) cũng như tổ chức và hoạt động của

các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương (Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân).

Thể chế chính phủ cũng đã có những sự thay so với Hiến pháp 1980. HĐBT đã thay thế bằng Chính phủ. Về nội dung có thể không thay đổi cơ bản, nhưng thể chế thủ tướng chính phủ đã được khảng định lại giống như Hiến pháp 1959.

Mặc dù trong Hiến pháp không xác rõ vai trò đứng đầu chính phủ của Thủ tướng chính phủ “Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Uỷ ban

nhân dân các cấp; chủ toạ các phiên họp của Chính phủ” 33, nhưng trong luật Tổ

chức chính phủ (1992 và 2001) vai trò đứng đầu chính phủ đã được quy định “Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ. Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Quốc hội

và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước”34.

Khác với tư cách chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng trước đây, tính phân cấp trong Hiến pháp giữa Chính phủ (cơ quan thẩm quyền chung) và thủ tướng chính phủ là người đứng đầu. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng chính phủ đã được ghi nhận ngay trong hiến pháp và cụ thể trong Luật tổ chức chính phủ (1992).

Luật tổ chức chính phủ (1992 và có hiệu lực đến khi có Luật mới 2001) quy định chi tiết hơn nhiệm vụ, quyền hạn của chính phủ và thủ tướng chính phủ; quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, các thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Thể chế bộ, cơ quan ngang bộ ổn định so với giai đoạn của Hiến pháp 1980. Nhiệm kỳ 1992-1997, số lượng bộ và bộ trưởng còn 26 đầu mối.

Một phần của tài liệu Tổng quan nền hành chính việt nam thời kỳ 1945 đến trước khi có quyết định 1362001QQĐ CP (91 trang) (Trang 56)