Nghị định số 233-HĐBTngày 22-6-1990 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy chế llao động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Tổng quan nền hành chính việt nam thời kỳ 1945 đến trước khi có quyết định 1362001QQĐ CP (91 trang) (Trang 47)

- Luật sửa đổi (1990).

- Luật sửa đổi về đầu tư.

- Nghị định của HĐBT về phân cấp quyết định đầu tư - Uỷ Ban Nhà nước về đầu tư nước ngoài.

- Các Uỷ Ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - Ban quản lý khu công nghiệp trung ương

- Ban quản lý các khu công nghiệp địa phương - Các nhà đầu tư từ nước ngoài.

Tất cả các chủ thể trên đã hợp tác với nhau và thu hút đầu tư vào Việt Nam. Đây là một trong những thể chế quan trọng trong giai đoạn 1980-1992.

Để bảo vệ lợi ích của các bên trong các xí nghiệp nước ngoài, quy chế lao động trong các xí nghiệp nước nào được bổ sung vào thể chế trên. Quy chế lao động này áp dụng cho việc sử dụng lao động trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi tắt là xí nghiệp) được thành lập và hoạt động trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Quy chế này áp dụng cho cả người lao động là người nước ngoài, trừ phi các văn bản pháp luật liên quan có quy định khác [25]. Chế độ hợp đồng đã được thiết lập dựa trên khuôn khổ pháp luật quy định.

- "Đại diện lao động" là Chủ tịch hoặc người được uỷ quyền của Ban chấp hành công đoàn thuộc hệ thống Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; hoặc là người được tập thể lao động trong xí nghiệp cử ra thay mặt cho họ, khi trong xí nghiệp chưa có tổ chức công đoàn.

25 Nghị định số 233-HĐBTngày 22-6-1990 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy chế llao động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. tư nước ngoài.

- "Thoả ước lao động tập thể" là sự thoả thuận qua thương lượng tập thể được ký kết giữa một bên là đại diện lao động trong xí nghiệp với một bên là Giám đốc xí nghiệp (hoặc người được Giám đốc uỷ quyền) nhằm điều chỉnh những điều kiện chung có liên quan đến việc sử dụng lao động và mối quan hệ lao động trong xí nghiệp.

- "Hợp đồng lao động" là sự thoả thuận được ký kết giữa người lao động với Giám đốc xí nghiệp (hoặc người được Giám đốc uỷ quyền) về việc làm có trả công, mà hai bên cam kết với nhau về điều kiện lao động, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

- "Hợp đồng lao động với thời hạn xác định" là hợp đồng có một thời hạn cụ thể được ấn định trước trong hợp đồng.

- "Hợp đồng lao động với thời hạn không xác định" là hợp đồng không ấn định thời hạn trước trong hợp đồng và có thể kết thúc ở bất kỳ thời điểm nào theo quy định của pháp luật [26].

Quy định chế độ làm việc trong xí nghiệp có vốn nước ngoài bằng hợp đồng lao động là một bước cơ bản tạo lập thị trường lao động ở Việt Nam. Đây là bước đầu tiên của áp dụng hợp đồng vì ngay trong các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam, điều này chưa thực sự được quan tâm. Luật lao động đã được xác định, những quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động mang tính " tình thế". Trong các doanh nghiệp nhà nước cũng tương tự. Do đó thể chế quy định chế độ lao động trong các doanh nghiệp có vốn nước ngoài sẽ tạo cơ hội để mở rộng thể chế này. Tuy nhiên, khá nhiều điều gắn liền với cơ chế trên chưa thực hịên do nhiều nguyên nhân:

- Việc làm không đủ đáp ứng nhu cầu nên chỉ cần có việc. - Nhận thức của cả người lao động và người sử dụng.

Một phần của tài liệu Tổng quan nền hành chính việt nam thời kỳ 1945 đến trước khi có quyết định 1362001QQĐ CP (91 trang) (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w