Các Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ: 1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng:
2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ: 3. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: 4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp: 5. Bộ trưởng Bộ Tài chính: 6. Bộ trưởng Bộ Thương mại:
7. Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường: 8. Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: 9. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải:
10.Bộ trưởng Bộ Xây dựng:
11.Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng * 12.Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ *: 13.Bộ trưởng Bộ Năng lượng *:
14.Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm **: 15.Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi **:
16.Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản:
17.Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thông tin: 18.Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: 19.Bộ trưởng Bộ Y tế:
20.Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước***: 21.Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc và Miền núi:
22.Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư***: 23.Tổng Thanh tra Nhà nước:
24.Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:
26.Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
Quốc hội phê chuẩn hàm bộ trưởng hay thành viên của chính phủ phụ trách một số lĩnh vực, nhưng không có những bộ tương ứng. Ví dụ:
1. Bộ trưởng phụ trách công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình: 2. Bộ trưởng phụ trách công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em: 3. Bộ trưởng phụ trách một số công tác của Chính phủ.
Nhiệm kỳ 1997-2002, số bộ có sự thay đổi. Một số bộ đã được sát nhập và thành lập bộ mới.
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng * Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ *: Bộ trưởng Bộ Năng lượng *
Thành Bộ công nghiệp
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước***:
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư***:
Thành bộ Kế hoạch và đầu tư
Hoạt động trên được đánh giá là một trong những thành tịu của cải cách hành chính.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm **: Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi **:
Số lượng Bộ còn lại 23 bộ: 1. Bộ Quốc phòng: 2. Bộ Nội vụ: 3. Bộ Ngoại giao: 4. Bộ Tư pháp: 5. Bộ Tài chính: 6. Bộ Thương mại:
7. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường: 8. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: 9. Bộ Giao thông vận tải:
10.Bộ Xây dựng: 11.Bộ Công nghiệp
12.Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 13. Bộ Thuỷ sản:
14.Bộ Văn hoá, Thông tin: 15.Bộ Giáo dục và Đào tạo: 16.Bộ Y tế:
17.Kế hoạch và Đầu tư
18.Uỷ ban Dân tộc và Miền núi: 19.Thanh tra Nhà nước:
20.Ngân hàng Nhà nước:
21.Ban Tổ chức, cán bộ Chính phủ 22...
23.Văn phòng Chính phủ
Liệt kê sự thay đổi cơ cấu chính phủ (số bộ) không phải chỉ nhằm nêu về số lượng, mà quan trọng muốn nhấn mạnh đến một xu hướng chung mà Việt Nam cũng áp
dụng là: ổn định về cơ bản cơ cấu của chính phủ thông qua việc ổn định cơ cấu tổ chức chính phủ.
Những nước có chế độ chính phủ liên hiệp thường gặp khó khăn khi xác định cơ cấu chính phủ do phải sự thoả hịêp giữa các thành viên của chính phủ liên hiệp. Và trong không ít trường hợp, sự ra đời một bộ là để đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi có “bộ trưởng” của một nhóm liên minh. Đây cũng là điều cần tránh khi bàn về thiết kế cơ cấu tổ chức chính phủ.
Đối với những nước có thể chế chính trị tương đối ổn định, chính phủ được thành lập chỉ do một đảng (đảng cầm quyền), cơ cấu chính phủ thường rất ổn định. Ví dụ, nước Mỹ không có nhiều sự thay đổi đối với cơ cấu chính phủ. Số bộ không thay đổi, nhưng khi cần có sự thay đổi thêm bộ, đòi hỏi phải có luận cứ xác thực.
Hệ thống các cơ quan thuộc chính phủ cũng là mô hình được nhiều nước áp dụng. Trong giai đoạn 1990-2000, hệ thống các cơ quan thuộc chính phủ đã được sắp xếp lại.
Giai đoạn 1992-2000, nhiều nội dung của cải cách hành chính đã được chính phủ triển khai trên cơ sở những định hướng chung của Đảng và các văn bản pháp luật do Quốc hội ban hành.
Một mặt, nhiều hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước nhằm kiện toàn tổ chức và hoạt động của chính các cơ quan hành chính (cải cách mang tính nội bộ). Đó chính là sự sắp xếp lạ hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước trung ương; thay đổi và làm rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng Bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc chính phủ.
Mặt khác, cải cách hành chính trong giai đoạn này cũng như các giai đoạn khác tập trung vào sự thay đổi vai trò của nhà nước nói chung và vai trò của các cơ quan hành chính nhà nước (hành động) nói riêng trong môi trường mới. Đó chính là sự thay đổi về tư duy: nhà nước làm gì?
Về nguyên tắc, hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước chia thành:
- hoạt động quản lý nhà nước (nhằm tạo điều kiện để pháp luật được thực thi) - hoạt động mang tính cung cấp dịch vụ cho xã hội, công dân.
Tiếp tục những nội dung đổi mới kinh tế với sự tham gia hoạt động kinh tế của nhiều thành phần kinh tế, vai trò của nhà nước trong hoạt động kinh tế, cung cấp dịch vụ đã có những sự thay đổi. Nghị quyết 90/CP năm 1997 đã thể hiện sự cải cách đó trên một số lĩnh vực. Thuật ngữ “xã hội hoá” các hoạt động cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục, thể dục thể thao, văn hoá đã được đưa vào như là một sự chuyển đổi cơ bản những hoạt động vốn độc quyền hay chỉ do nhà nước làm sang một cơ chế mới. Có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia. Đây cso thể nói là một bước chuyển cơ bản trong cơ chế mới.
Nhiều thể chế cung cấp dịch vụ mới có điều kiện ra đời để cung cấp dịch vụ trên các lĩnh vực cùng cạnh tranh bình đẳng với các thể chế cung cấp dịch vụ của nhà nước. Sự độc quyền của nhà nước không còn; nhân dân có nhiều cơ hội để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ tốt hơn.
Giai đoạn này là giai đoạn của cải cách hành chính (nếu bắt đầu từ năm 1992). Tuy nhiên, cải cách hành chính tập trung chủ yếu vào những vấn đề mang tính nội bộ
bên trong của bộ máy hành chính nhà nước trung ương cũng như một số vấn đề của địa phương.
Giai đoạn 1986-1992 là giai đoạn tìm tòi sự thay đổi vai trò của nhà nước trong hoạt động quản lý. Nhà nước dưới sự lãnh đạo cuả Đảng, thông qua nghị quyết của Đại hội VI, VI hoạt động quản lý nhà nước đã có những thay đổi cơ bản nhằm chuyển đổi cơ chế quản lý nhà nước từ tập trung, bao cấp sang cơ chế mới quản lý nhà nước dựa trên những nguyên tắc và mối quan hệ của thị trường.
Cùng với sự hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật (Hiến pháp, luật, pháp lệnh), hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp đã có những cơ sở quan trọng để thiết lập các mối quan hệ và quản lý xã hội, công dân dựa trên nguyên tắc pháp luật.
Mặc dù mới bước đầu hình thành nhưng đã có một sự chuyển đổi căn bản giữa hai mô hình nêu ở hình vẽ...
Điểm đặc trưng cơ bản của mô hình nêu trên hình vẽ là sự nhận thức của nhà nước ngày càng hợp lý, đúng hơn về vai trò của nhà nước. Nếu trước đây nhà nước chỉ cho phép công dân, các tổ chức của công dân chỉ được làm một số việc cụ thể ( hình mầu trắng trên hình vẽ 1.1), còn các khu vực khác, trên thực tế là vùng cấm, nhưng cũng không phải cấm tuyệt đối- công dân vẫn có thể được làm nhưng phải chạy qua rất nhiều thủ tục “để xin” và “để cho”. Và ngay
Cho
Câm
Hình a Hình b
Hình 14: Thay đổi cách thức quản lý của hành chính nhà nước
trong khu vực được làm, công dân cũng bị chính nhà nước “hành về nhiều loại quy định”. Một hệ thống rất nhiều quy định để công dân được làm những gì nhà nước không cấm lại quá phức tạp và “cơ chế xin – cho” không chỉ tồn tại ở phần không quy định cụ thể cấm hay cho mà cả trong khu vực không cấm.
Chuyển đổi cơ chế, một bước chuyển khá quan trọng (mặc dù ở giai đoạn đầu chỉ là lý thuyết) từ hình 14 a sang cơ chế mô tả ở hình 14.b.
Theo mô hình 1.2, công dân và các tổ chức của công dân đã được xác định rộng hơn những gì họ được làm mà nhà nước không cấm.
Tóm lược:
Cải cách hành chính giai đoạn 1990-2000 đã được Chính phủ đánh giá xem xét trong báo cáo trình tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.
Những thành tịu:
1. Chức năng và hoạt động của các cơ quan trong hệ thống hành chính từ Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương đến ủy ban nhân dân các cấp đã có nhiều thay đổi tiến bộ, tập trung nhiều hơn vào quản lý nhà nước;
2. Từng bước đổi mới thể chế hành chính trên các lĩnh vực, trước hết là hình thành thể chế kinh tế phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chính phủ và cơ quan hành chính các cấp được sắp xếp, điều chỉnh tinh giản hơn trước; bộ máy hành chính từ trung ương đến cơ sở vận hành phát huy tác dụng, hiệu quả tốt hơn;
4. Việc quản lý, sử dụng cán bộ, công chức được đổi mới một bước theo các quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức: từ khâu tuyển chọn, đánh giá, thi nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật đến đào tạo, bồi dưỡng. Chế độ, chính sách tiền lương bước đầu được cải cách theo hướng tiền tệ hóa.
Những hạn chế:
1. Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ máy hành chính trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được xác định thật rõ và phù hợp; sự phân công, phân cấp giữa các ngành và các cấp chưa thật rành mạch;
2. Hệ thống thể chế hành chính chưa đồng bộ, còn chồng chéo và thiếu thống nhất; thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp; trật tự, kỷ cương chưa nghiêm;
3. Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc; phương thức quản lý hành chính vừa tập trung quan liêu lại vừa phân tán, chưa thông suốt; chưa có những cơ chế, chính sách tài chính thích hợp với hoạt động của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức làm dịch vụ công;
4. Đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều điểm yếu về phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính; phong cách làm việc chậm đổi
mới; tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân tiếp tục diễn ra nghiêm trọng trong một bộ phận cán bộ, công chức;
5. Bộ máy hành chính ở các địa phương và cơ sở chưa thực sự gắn bó với dân, không nắm chắc được những vấn đề nổi cộm trên địa bàn, lúng túng, bị động khi xử lý các tình huống phức tạp.
Tuy nhiên, sự đánh giá cải cách hành chính cầm xét xét lại ngay chính những hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước sau khi đã kiện toàn phục vụ xã hội, nhân dân như thế nào; đặc biệt đánh giá xem xét các hoạt động cung cấp dịch vụ của các cơ quan nhà nước nói chung và hành chính nói riêng.
Biểu hiện rõ nét nhất vẫn là vấn đề cải cách thủ tục hành chính. Nếu năm 1994,
Nghị quyết 38/CP xác định đột phá khẩu là cải cách thủ tục hành chính trên 7 lĩnh vực và tiếp theo mở rộng trên 12 lĩnh vực, được xem như một bước chuyển quan trong về sự tác động ra bên ngoài của các cơ quan hành chính nhà nước đối với xã hội, công dân. Tuy nhiên, đây lại là một trong những vấn đề còn gặp nhiều khó khăn và cho đến nay (2006), thủ tục hành chính (những quy định của chính các cơ quan hành chính nhà nước) vẫn trở ngại và chưa đạt được mong đợi của xã hội, công dân.
2.5. Giai đoạn 2001-2005.
Giai đoạn 2001 đến nay, tập trung vào việc thực hiện chương trình Tổng thể cải cách hành chính được Chính phủ ban hành kèm theo quyết định 136/2001/QĐ- TTg.
Nội dung của Quyết định đã thể hiện quyết tâm cải cách toàn diện hệ thống hành chính nhà nước. Tuy nhiên, có thể nhận thây, nội dung cải cách tập trung chủ yếu vào các hoạt động nhằm hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước. Điều đó thể hiện qua hệ thống các mục tiêu của Chương trình. Đó là:
Mục tiêu chung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 là: xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc
xây dựng, phát triển đất nước. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được
cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu tổng quát đã được cụ thể thành 9 mục tiêu trên bốn nhóm lĩnh vực: thể chế hành chính; tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; đội ngũ cán bộ, công chức và vấn đề tài chính nhà nước (công) 35/.
Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 tập trung vào bốn nhóm lĩnh vực với 22 nội dung. Nội dung bao trùm nhất của cả chương trình tổng thể là nhằm hoàn thiện hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương và với kỳ vọng, thông qua đó hoạt động quản lý hành chính nhà nước đem lại nhiều kỳ vọng cho công dân và các tổ chức của họ.
Nếu như hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước là đòi hỏi tiên quyết để các hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước được hoàn thiện, thì người dân chờ đợi nhiều hơn ở chính nhưng sự hoàn thiện đó. Công dân, họ không thực sự quan