tâm nhiều đến việc nhà nước phân công lại hợp lý hay chưa hợp lý giữa các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến các cơ sở như thế nào; họ cũng không quan tâm nhiều đến những hội nghị, hội thảo bàn về “phân cấp quản lý giữa Trung ương – tỉnh – huyện- xã”. Công dân trong nhiều trường hợp không quan tâm đến việc tăng lương của cán bộ, công chức. Thực chất của những vấn đề đó là một sự quan tâm của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức. Trong khi đó, người dân quan tâm đến những loại hoạt động có sự liên quan đến nhà nước và đáp ứng đòi hỏi của họ.
Các nội dung của chương trình tập trung vào hoàn thiện nội bộ bên trong của các cơ quan hành chính nhà nước. Nhưng trên thực tế hoạt động hoàn thiện cũng tiến hành rất chậm.
Cải cách thủ tục hành chính là một trong những vấn đề mà nhiều người dân quan tâm. Đó chính là sự biểu hiện ra bên ngoài về sự hoàn thiện hay không của các cơ quan quản lý nhà nước.
Chương trình Tổng thể cải cách hành chính đề cập đến nội dung này như là một dạng của cải cách thể chế. Đó là: Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính. Loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho dân. Mở rộng cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực, xóa bỏ kịp thời những quy định không cần thiết về cấp phép và thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch, giám định. Mẫu hóa thống nhất trong cả nước các loại giấy tờ mà công dân hoặc doanh nghiệp cần phải làm khi có yêu cầu giải quyết các công việc về sản xuất, kinh doanh và đời sống.
- Ban hành cơ chế kiểm tra cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết công việc của dân; xử lý nghiêm người có hành vi sách nhiễu, hách dịch, vô trách nhiệm; khen thưởng những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
- Mở rộng thực hiện cơ chế "một cửa" trong việc giải quyết công việc của cá nhân và tổ chức ở các cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Cơ quan hành chính các cấp có trách nhiệm giải quyết công việc của cá nhân và tổ chức phải niêm yết công khai, đầy đủ mọi thủ tục, trình tự, lệ phí, lịch công tác tại trụ sở làm việc.
Thực tế đã chỉ ra rằng cải cách thủ tục hành chính là điểm đột phá của cải cách hành chính, đã được quy định cụ thể trong Nghị quyết 38/NQ-CP năm 1994. Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện cải cách thủ tục hành chính (đến năm 2000, trước khi Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể), thủ tục hành chính vẫn là một trong những nội dung bức xúc mà xã hội và công dân lo lắng, băn khoăn và mong muốn phải được Chính phủ và hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước phải cải cách theo hướng hoàn thiện. Hệ thống thể chế hành chính chưa đồng bộ, còn chồng chéo và thiếu thống nhất; thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp; trật tự, kỷ cương chưa nghiêm.
Báo cáo Tổng kết sau 5 năm thực hiện Chương trình tổng thể (2001-2005) cũng chỉ ra cho thấy hình như vấn đề thủ tục hành chính chưa được giải quyết theo hướng như mục tiêu đặt ra. Báo cáo nhận xét: “Thủ tục hành chính cho dù được cải cách từ nhiều năm nay, nhưng nhìn chung vẫn phức tạp, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Vẫn còn tồn tại khá phổ biến xu hướng cơ quan hành chính giành thuận lợi về cho mình, đẩy khó khăn về cho người dân gánh chịu trong giải quyết công việc của dân, doanh nghiệp. Thực tiễn thí điểm và kết quả 2 năm thực hiện ở cả 3 cấp chính quyền địa phương khẳng định cơ chế “ một cửa” là một chủ trương đúng trong cải cách, tỷ lệ thực hiện cơ chế “một cửa” là khá cao, nhưng một số
nơi thực hiện cơ chế này còn hình thức, không công khai rõ cho dân về các thủ tục hành chính, biểu mẫu hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, vẫn nhận hồ sơ của dân tại các phòng ban chuyên môn khiến cho người dân vẫn phải đến nhiều bộ phận v.v... Mặt khác, trong vòng 2-3 năm gần đây các loại giấy phép con lại tái xuất hiện” 36.
Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng chắc rằng không thuộc về phía công dân. Báo cáo đánh giá hiện tượng trên như sau: ” Các bộ, ngành Trung ương chưa kiên quyết nhất quán tổ chức thực hiện cải cách đơn giản thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Phần lớn các thủ tục hành chính do Trung ương quy định, vì vậy muốn đơn giản hoá, thay đổi hoặc bãi bỏ phải do các cơ quan Trung ương thực hiện. Mặt khác, thủ tục hành chính bao giờ cũng gắn với thẩm quyền của cơ quan hành chính, vì vậy rà soát thủ tục hành chính không chỉ đơn thuần là thủ tục hành chính, mà phải gắn với rà soát thẩm quyền theo các hướng nhiệm vụ nào giữ nguyên thẩm quyền, việc gì phân cấp cho cấp dưới, thôi không trực tiếp làm mà cần chuyển giao để xã hội tự lo v.v… Thông thường, tự bản thân cơ quan hành chính, kể cả cấp trung ương, địa phương đều có xu hướng ít quan tâm đến vấn đề rà soát thẩm quyền, trong khi làm tốt vấn đề này mới dẫn đến nhiều thay đổi, hướng tới phục vụ tốt hơn, sát hơn cho dân, doanh nghiệp. Cũng chính vì vậy, việc chưa kết hợp tốt giữa rà soát thủ tục hành chính với rà soát thẩm quyền cũng là một nguyên nhân hạn chế kết quả trong cải cách thủ tục hành chính”.
Nhận thức về thủ tục hành chính và thế nào là thủ tục hành chính; làm thế nào để đơn giản hoá hành chính là một trong những vấn đề cần phải được xem xét một cách nghiêm túc trên cơ sở khoa hoạc và dựa vào thực tiễn của di sản một cơ chế quản lý mang tính đơn phương, mệnh lệnh, áp đặt và có tính bảo thủ trì trệ.