Nếu mô hình thể chế nhà nước ntheo Hiến pháp 1959 là mô hình tổng thống đại diện thi mô hình thể chế nhà nước theo hiến pháp 1980 là một hình thể chế tập thể.

Một phần của tài liệu Tổng quan nền hành chính việt nam thời kỳ 1945 đến trước khi có quyết định 1362001QQĐ CP (91 trang) (Trang 29)

ngành hẹp được quan tâm nhiều hơn khi tổ chức bộ máy hành chính nhà nước trung ương. Có một lĩnh vực dù hẹp cần quản lý cũng phải có một bộ hay một Uỷ ban nhà nước. Trong khi đó, sự đổi mới thể chế nhà nước và Việt nam thống nhất đã tạo ra nhiều nội dung cần quản lý.

2.3.1. Tổ chức hành chính địa phương

Thể chế hành pháp địa phương được Hiến pháp xác định với các tên goi tương tự như các bản Hiến pháp trước. Tuy nhiên, sau khi thống nhất, một số địa bàn hành chính đòi hỏi có sự quản lý đặc biệt nên nhà nước phải thành lập thêm những đơn vị hành chính lãnh thổ mang tính đặc thù.

Nguyên tắc phân chia các đơn vị hành chính và cũng như cơ cấu tổ chức các chính quyền địa phương không thay đổi. Mô hình phân chia đơn vị hành chính mô tả ở sơ đồ hình....

Tuy nhiên, sự đặc biệt của thể chế hành pháp theo Hiến pháp 1980 ở hai loại: - Thể chế thị xã gắn liền với Thành phố trực thuộc trung ương.

- Đơn vị hành chính tương đương (hiểu theo nghĩa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).

Việc quy định thành phố trực thuộc trung ương có thị xã mang tính truyền thống do việc sát nhập các đơn vị lãnh thổ thuộc các tỉnh vào thành phố trực thuộc như Hà nội, Hồ Chí Minh, Hải phòng. Trong khi quận mang tính chất nội thành của các thành phố đó, thị xã lại là một khu đô thi nằm cách xa khu vực nội thành.

Đơn vị hành chính tương đương không được định nghĩa trong Hiến pháp là loại nào. Khác với một số nước, những đơn vị đó được định nghĩa cụ thể.

Cũng theo Hiến pháp 1980, nhiệm kỳ cho thể chế hành pháp địa phương được xác định với hai loại thể chế:

- Nhiệm kỳ của mỗi khoá Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương là bốn năm.

- Nhiệm kỳ của mỗi khoá Hội đồng nhân dân các cấp khác là hai năm.

So với hiến pháp 1959, thể chế này đã có sự thay đổi. Tính đồng nhất giữa nhiệm kỳ của các cấp dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng có thể tạo nên một sự hẫng hụt về quyền lực trong giai đoạn chờ đợi bầu cử của cả cấp huyện, xã. Nếu có một sự lệch pha nhất định, khoảng trống đó không xẩy ra. Ví dụ, bầu Hội đồng Nhân dân xã, phải chờ có quyết định thành lập Uỷ Ban Nhân dân huyện mới, Hội đồng Nhân dân và Uỷ Ban Nhân dân xã mới được chuẩn y, hoặc lại giao cho Uỷ Ban Nhân dân huyện mà ngay sau đó vài ngày, Uỷ Ban Nhân dân huyện này sẽ giải tán để có một Uỷ Ban Nhân dân huyện mới được thành lập.

Tỉnh.

Huyện

Thành phố trực thuộc trung ương. Đơn vị hành chính tương đương.

Thành phố thuộc tỉnh Thị xã Quận Huyện Thị xã ??? Thị trấn Xã Phường Xã Thị trấn Phường Xã Phường Các đơn vị hành chính kể trên đều thành lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.

Cùng với sự thay đổi thể chế hành pháp địa phương theo Hiến pháp quy định, mặc dù chưa có Luật tổ chức chính quyền địa phương mới, Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định xác định thể chế mới về chính quyền cấp xã. Nếu so với Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ Ban Nhân dân năm 1962, thì cách quy định của Hội đồng Bộ trưởng về thực chất đã thay đổi thể chế "hành pháp địa phương xã" so với luật. Hiệu lực của Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ Ban Nhân dân năm 1962 vẫn còn. Do đó, những quy định nếu trái lụât cũng là vấn đề phải xem xét. Đây không phải là lần đầu trong cách điều hành của hoạt động quản lý nhà nước ở nước ta quy định việc văn bản của các cơ quan hành chính có thể thay đổi nội dung của văn bản pháp luật. Trong giai đoạn 1945 đến 1954, cả nước có chiến tranh, Nhà nước Việt nam mới hình thành, chưa ổn định nên cách thức điều hành chủ yếu dựa vào văn bản của hành pháp. Và chính cách này đã ảnh hưởng rất lớn đến cách điều hành sau đó.

Trong giai đoạn từ sau khi có Hiến pháp 1980, nhiều thể chế hành chính tại địa phương được thành lập trên cơ sở điều chỉnh các thể chế đang có. Việc thành lập mới, sát nhập, giải thể các đơn vị hành chính địa phương luôn là chủ đề của cải cách thể chế và cải cách cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính. Một xu hướng chung là thành lập thêm các đơn vị nhỏ ở bên dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác.

Tuy nhiên, chưa có một cơ sở khoa học cũng như thực tiễn của việc hình thành các thể chế hành chính và hành pháp mới ( bao gồm Hội đồng Nhân dân và Uỷ Ban Nhân dân các cấp).

Thể chế hành pháp cấp huyện là một trong những vấn đề được quan tâm trong giai đoạn sau 1980. Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT) đã ra nghị quyết nhằm tăng cường thể

chế câp huyện. Đây cũng là một xu hướng khá phổ biến ở cádc nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, đặc biệt một số nước như Tiệp khắc, Bungari với mô hình " khu kinh tế cấp huyện".

Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ Ban Nhân dân có hiệu lực, hệ thống các cơ quan chuyên môn cấp huyện cũng được xác định. Các cơ quan chuyên môn, biên chế đều do HĐBT xác định [12]. Việc phân cấp cho huyện, trên nguyên tắc chỉ dựa vào các quy định trên để bố trí hợp lý. Khả năng tự điều chỉnh hạn chế.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ Ban Nhân dân (1962 và các nghị quyết của Quốc hội, Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) vẫn còn hiệu lực), do đó việc thay đổi một số thể chế cấp huyện bị ràng buộc bởi các văn bản pháp luật trên.

Phân cấp cho cấp huyện một số hoạt động kinh tế được đề cập đến, nhưng trên thực tế chưa làm được.

Phân cấp cho huyện về vấn đề cán bộ, tuy nhiên công tác này cũng như phân cấp kinh tế chưa đạt được. Điều này tồn tại cho đến nay.

Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ Ban Nhân dân (30/6/1983) thay thế Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ Ban Nhân dân năm 1962. Sự thay đổi mang tính thể chế không lớn.

Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Nhân dân cấp huyện và xã là một trong những thể chế tổ chức quan trọng nhằm bảo bảo hoạt động của Hội đồng Nhân dân cấp huyện và xã. nếu trước đây, việc quy định cơ cấu tổ chức (nếu luật không ghi cụ thể) sẽ

Một phần của tài liệu Tổng quan nền hành chính việt nam thời kỳ 1945 đến trước khi có quyết định 1362001QQĐ CP (91 trang) (Trang 29)