Trong đánh giá hoạt động cải cách hành chính giai đoạn trước 2000 để xây dựng chương trình tổng thể cải cách hành chính, một trong những nguyên nhân làm cho cải cách hành chính tiến hành chậm, thiếu cương quyết và hiệu quả thấp là nhận thức về

Một phần của tài liệu Tổng quan nền hành chính việt nam thời kỳ 1945 đến trước khi có quyết định 1362001QQĐ CP (91 trang) (Trang 75)

một trong những nguyên nhân làm cho cải cách hành chính tiến hành chậm, thiếu cương quyết và hiệu quả thấp là nhận thức về phương diện lý luận của cán bộ , công chức về hành chính, quản lý nhà nước, cải cách hành chính.

Những gì cần ? Nhưng gì đang có? Những gì cần thay đổi? Hình 15: các yếu tố thủ tục hành chính

nhiều thông tin đòi hỏi cung cấp, nhưng nhà nước lại không có khả năng để lưu trữ, và do đó, công dân phải cung cấp cho nhà nước nhiều lần và đến đâu cũng yêu cầu cung cấp. Thiếu cơ sở dự liệu của công dân sẽ không làm cho nhà nước có thể quản lý được công dân và đó cũng chính là nguyên nhân của quá nhiều thủ tục phiền hà và không khả thi.

Ban hành ra các quy định, nhưng nhà nước lại không xem xét liệu công dân có đáp ứng được và muốn đáp ứng được, liệu họ phải làm những công việc đó như thế nào.

Mô hình “một cửa” được đánh giá là một trong những nội dung quan trọng về hoàn thiện mối quan hệ của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc phục vụ công dân, các tổ chức của công dân.

Cơ chế một cửa đã được thực hiện mang tính chất thí điểm tại một số địa phương và từ 2004 lại nay đã trở thành mô hình phổ biến, áp dụng trong các cơ quan hành chính nhà nước. Kết quả tích cực của áp dụng mô hình này đã được tổng kết trong Báo cáo tổng kết 3 năm áp dụng cơ chế “một cửa”. Kết quả của việc thực hiện cơ chế “một cửa” đã làm cho các doanh nghiệp trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài hài lòng, tin tưởng vào chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam. Do đó Việt Nam được đánh giá như một điểm sáng về nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, là một trong nhóm 10 quốc gia có tốc độ cải cách nhanh nhất thế giới. Thực tế cũng đã khẳng định địa phương nào đẩy mạnh cải cách hành chính nói chung và thực hiện nghiêm túc cơ chế “một cửa” nói riêng thì nơi đó phát triển kinh tế – xã hội tốt và bền vững như tỉnh Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh …., các thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng là những minh chứng cụ thể.

Hoạt động quản lý nhà nước thường được đánh giá thông qua sự tác động của các cơ quan nhà nước đến các đối tượng bị quản lý. Thiếu một sự tổng kết về hoạt động quản lý và mối tác động qua lại giữa cơ quan quản lý nhà nước với công dân và tổ chức của công dân sẽ chỉ ra sự chậm cải cách. Một quy trình sau hình như thể hiện chính sự yếu kém đó.”

Yếu kém về mặt tổ chức bộ máy. Bộ thường có cả vụ và cục. Cục được định nghĩa như là một loại cơ quan quản lý nhà nước mang tính chất chuyên ngành. Nhưng các loại quyết định mà Cục ban hành lại không có tính quy phạm và chỉ có giá trị như một loại quyết định quản lý hành chính cá biệt. Chính sự tồn tại khái niệm Cục làm cho bộ máy của bộ hình như có “bộ con” trong “bộ mẹ”. Ngay cả những tổng cục lớn như tổng cục Hải quan; tổng cục thuế cũng chỉ là những cơ quan không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Điều đó đổ dồn lên bộ.

Trong khi là cơ quan quản lý nhà nước mang tính chuyên ngành, nhưng hạn chế quyền hạn quản lý nên không ít trường hợp, văn bản của Cục ban hành không có giá trị (quy phạm cho cả nước).

Khi bắt đầu có liên quan đến người dân và phải xử lý một công việc cho người dân, mới thấy rõ sự yếu kém, hạn chế của các cơ quan quản lý nhà nước.

Cục bảo đúng, được kinh doanh (Cục thay mặt bộ)

Công an xử lý vi phạm hành chính vì kinh doanh loại hàng không được phép. Hỏi Sở, Sở bảo kinh doanh theo đúng quy đinh của Bộ.

Công an giải thích, Cục không có quyền ban hành văn bản quy phạm.

Hiện tượng trên không phải chỉ xẩy ra trên một ví dụ về kinh doanh phân bón. Trên nhiều lĩnh vực có thể thấy rõ, khi nhà nước tác động đến công dân và các tổ chức của họ và phải giải quyết cho họ những vấn đề cần, có thể thấy sự chậm trễ trong cải cách.

Khi giải quyết các công việc của công dân, các tổ chức của công dân, các cơ quan nhà nước chưa thoát ra khỏi “can thiệp, điều tiết”. Chính vì vậy, thiếu hẳn những

Bộ Nông nghiệp và phát

triển nông thônBộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thônSở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Công an kinh tế Tỉnh ACông an kinh tế Tỉnh A

Doanh nghiệp kinh doanh phân bónDoanh nghiệp kinh doanh phân bón

Văn bản “đá” nhau, doanh nghiệp “lãnh đủ”? (Vietnet)

Hình 16: Sự chồng chéo trong quy định thủ tục hành chính – người chịu thua thiệt là doanh nghiệp

định hướng vĩ mô lớn; chạy theo tình huống. Kinh doanh vẫn bị “điều tiết” không cần thiết.

Trong cơ chế thị trường (dù là thị trường mới được hình thành) nếu nhà nước vẫn mong muốn để “bình ổn giá” giống như thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp, liệu làm thế nào để các nhà sản xuất, kinh doanh và người tiêu thụ tự xây dựng cho chính họ những chiến lược kinh doanh, sản xuất và tiêu thụ.

Trong khi nhà nước (các cơ quan được giao thực hiện hoạt động quản lý nhà nước mang tính chuyên ngành) không bao giờ có thể nắm được “chi phí đầu vào đích thực” của các loại sản được đưa ra tiêu thụ trên thị trường, sự can thiệp mang tính điều chỉnh chắc rằng chi là một “sự độc đoán”. Thực sự của hoạt động cung cấp dịch vụ của ngành bưu chính viễn thông – chỉ mới những doanh nghiệp trong nước, đã cho thấy một sân chơi dần bình đẳng sẽ được thiết lập, nếu những “gì ôm đồm, độc quyền của nhà nước sẽ không còn”. Có lẽ chính người tiêu dùng mới cảm nhận đích thực sự “thoát ra khỏi sự ôm đồm” của chính nhà nước trên lĩnh vực dịch vụ này.

Cơ chế ”một cửa” được coi như là một cải cách quan trọng theo hướng hoàn thiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, các tổ chức của công dân. Quá trình thực hiện cơ chế “một cửa” tại các cấp chính quyền địa phương đã tạo điều kiện để chính quyền gần dân hơn. Lãnh đạo, cán bộ, công chức các cấp đã hướng mục tiêu công việc là phục vụ nhân dân, đã giảm đi nhiều phiền hà mà trước đây người dân phải gánh chịu như sự sách nhiễu của cán bộ, công chức, không rõ ràng về thủ tục, thiếu công khai, minh bạch về phí, lệ phí, phải đi lại nhiều lần mà vẫn chưa giải quyết được công việc. Nay người dân đã được đón tiếp tốt hơn, có chỗ ngồi chờ,

được hiểu rõ các thủ tục và thời gian giải quyết công việc. Thái độ của cán bộ, công chức đối với người dân thể hiện trọng thị hơn, họ thấy mình được tôn trọng nên tin tưởng hơn vào chính quyền.

Một số nơi vẫn còn sự lúng túng trong phối hợp xử lý, nhiều nội dung chưa được thực hiện qua cơ chế một cửa, có tình trạng "dễ làm, khó bỏ". Việc giải quyết hồ sơ còn nhiều chồng chéo, thủ tục vẫn còn rườm rà ở một số ngành, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến nhà đất, giải toả đền bù, phân đất tái định cư... Vẫn còn tình trạng nhiều địa phương tự ý thu tiền quỹ trái phép; kỷ cương, kỷ luật chưa nghiêm ở nhiều công sở; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức công tác tại tổ "một cửa" còn nhiều bất cập...

Xem xét sự hoàn thiện các cơ quan hành chính nhà nước qua cac hoạt động cải cách hành chính được thông qua chính sự tác động của các cơ quan hành chính nhà nước đến công dân, tổ chức của công dân để đánh giá. Khó có thể đánh giá hoàn thiện hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước lại thông qua những điều mà các cơ quan hành chính nhà nước đang làm để tự hoàn thiện mình.

Khi gặp nhũng vấn đề thuộc về nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước phải tác động để bảo về quyền lợi hợp pháp của công dân, các tổ chức của công dân sẽ nhìn nhận thấy sự lúng túng của cả hệ thống và của chính những cơ quan hành chính nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý trên lĩnh vực đó.

- Vụ bột nêm- một loại thực phẩm dùng cho các gia đình ; - Vụ sữa tươi nguyên chất – trở thành sữa bột pha nước tươi ; - Vụ xăng pha acetone- bộ này đổ lỗi cho bộ khác.

Sự hoàn thiện của cơ quan hành chính nhà nước khó có thể chỉ nói thông qua kiện toàn, sắp xếp, phân cấp. Đích cần đi đến lại chưa được bàn đến cụ thể.

Một cuộc điều tra với ý tưởng rất hay là xác định xem thử công dân hài lòng như thế nào với nhà nước. Có lẽ nếu như xem xét về mặt ý tưởng, có thể nói đây là một cách làm nhằm xác định chính xác tác động to lớn của cải cách hành chính đối với xã hội. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có được những con số ‘’có hồn, có tâm’’. Một sự hài lòng của xã hội đối với những gì mà nhà nước cung cấp cho xã hội và nhà nước quản lý xã hội là những dấu hiệu của tích cực và chính là một trong những chỉ số cơ bản về một chính phủ tốt.

Thực trạng của hoạt động cung cấp dịch vụ cho công dân, xã hội của cơ quan nhà nước chậm thay đổi và có nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết. Chính vì vậy, khi con số thống kê không hồn của những người làm điều tra mức độ hài lòng của công dân đã gây những phản ứng khác nhau.

Khảo sát và tính đích thực:

Nội dung khảo sát chỉ số hài lòng của người dân do Viện Kinh tế thực hiện đối với chất lượng dịch vụ công gồm: dịch vụ thu gom rác; dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; dịch vụ y tế; công chứng; cấp phép xây dựng; cấp giấy chủ quyền nhà, đất; kê khai nộp thuế. Kết quả khảo sát của một số cơ quan công quyền tại TP.HCM về chỉ số hài lòng

của người dân trong các dịch vụ hành chính công vừa được công bố khiến nhiều người không tin nổi: giao thông công chính 99%, lao động - thương binh & xã hội 100%, nông nghiệp & phát triển nông thôn 94,3%, tài nguyên - môi trường: 90%, quận Tân Bình: 99,58%..

Một nền hành chính trì trệ đang phá hoại nền kinh tế của một quốc gia vì nó cản trở việc thu thuế, lãng phí các nguồn lực, hạn chế đầu tư tư nhân, làm nản lòng các nhà kinh doanh và làm suy yếu việc thực thi các quy định quan trọng…” Nhiều doanh nhân đã phát biểu như vậy với VietNamNet khi được hỏi về việc cải cách hành chính. Một nền hành chính trì trệ, nhũng nhiễu còn gây tác hại cho người nghèo bởi vì nó phá hoại việc lập và triển khai các dự án của Chính phủ cho người

nghèo, cho các công trình phúc lợi…. Làm thế nào để khắc phục được căn bệnh này?

Mỗi khi mối quan hệ giữa nhà nước và công dân được cải tiến một cách tích cực, thông qua những hoạt động của chính nhà nước tác động đến công dân, thì kinh tế – xã hội có nhiều cơ hội để phát triển. Nếu không có thể chính lại là những yếu tố cản trở.

Thu tục hành chính chính là những gì có thể đẻ ra những thói xấu trong hoạt động quản lý. Một thủ tục hành chính công khai, minh bạch, dễ làm, dễ thực hiện và tạo ra một cơ hội bình đẳng cho mọi người, chắc rằng không ai “phải xin và cũng không ai có để cho”. Nhưng thực tế của Việt Nam trong quá trình cải cách hành chính vẫn chưa thoát ra khỏi “di sản của nền kinh tế tập trung bao cấp, nền kinh tế xin cho trước đây”.

Doanh nghiệp muốn làm nhanh hơn, tốt hơn phải xin; tỉnh, huyện muốn làm tốt hơn phải xin. Người xin trước chỉ lường được “sự khiêm tốn” để xin với hy vọng “được cho”. Những người đi sau, biết “vượt qua sự khiêm tốn đó” và như vậy “xin được nhiều hơn” và cứ như vậy, người trước xin , người sau xin được nhiều hơn, người trước lại tìm cách xin thêm.

Trong khi các cơ quan nhà nước “quá hài lòng” với những thủ tục do chsinh mình quy định, chậm đổi mới, thay đổi (bởi nhiều nguyên nhân khác nhau) đã đang làm cho nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn. Những gì nêu trong văn bản đều chậm được thực hiện.

Tiến hành ngay việc rà soát, bổ sung, sửa đổi các quy định nội bộ về quy trình, thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây phiền hà cho việc tiếp nhận và xử lý công việc của người dân và DN; kiên quyết loại bỏ những khâu trung gian, những thủ tục rườm rà, chồng chéo, những loại giấy tờ không cần thiết; Phải thiết lập cho

được cơ chế kiểm tra, giám sát thường xuyên, độc lập, khách quan trong nội bộ, khắc phục tình trạng khép kín, thiếu công khai, minh bạch dễ phát sinh tiêu cực trong việc giải quyết các thủ tục hành chính với người dân và DN.

Nội bộ được hoàn thiện cả về trang thiết bị, phương tiện và điều kiện làm việc; đội ngũ cán bộ, công chức được “đào tạo – bồi dưỡng” nhiều, nhưng hình như “suy nghĩ để tìm ra một cách giải quyết hợp với lòng dân” chưa phải là điều mà các nhà hành chính quan tâm. Trong không ít trường hợp, họ hành xử theo đúng “hành chính- tức theo những quy định mang tính máy móc, hơn là thử tìm kiếm những cách làm mới”. Họ đơn thuần là nhà “quản lý” hơn là những cơ quan lãnh đạo nhân dân khu vực đó. Nhiều địa phương muốn thay đổi, nhưng cũng chính thủ tục, quy định của cấp trên chậm đổi mới nên không thể tự ý “xé rào quan liêu”.

Tệ quan liêu, “nạn xé rào” thể hiện một vấn đề bức xúc nhất hiện nay là phân cấp quản lý giữa các cấp, ngành trong hoạt động quản lý. nhà nước ta là nhà nước đơn nhất, thống nhất. Quyền lực nhà nước tập trung, không phân chia, nhưng có sự phân công, phối hợp38/, nhưng một cơ chế phân công, phối hợp giữa hệ thống các cơ quan nhà nước chưa được thiết lập.

Quản lý là sự tác động của chủ thể đến đối tượng quản lý bằng những cách thức hợp lý, tối ưu nhất phụ thuộc vào điều kiện trong đó chủ thể và đối tượng cùng tồn tại, vận động và phát triển. Khó có mô hình (phương pháp, cách thức...) chung cho mọi loại hình, mọi địa phương và mọi nơi, mọi lúc. Tính chủ động, sáng tạo của địa phương, của từng nhà quản lý có ý nghĩa tích cực nhằm gia tăng sự hài lòng của công dân, xã hội. Phân cấp một cách cụ thể:

- Được làm.

Một phần của tài liệu Tổng quan nền hành chính việt nam thời kỳ 1945 đến trước khi có quyết định 1362001QQĐ CP (91 trang) (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w