Việc đào tạo bồi dường kiến thức chuyên môn cho cán bộ tín dụng là việc làm cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng. Bởi vì cán bộ tín dụng là người trực tiếp quan hệ với khách hàng, là người thẩm định xem xét món vay cho khách hàng nên đòi hởi cán bộ tín dụng phải có một trình độ chuyên môn nhất định, am hiểu về kinh tế và có khả năng đánh giá được tình hình kinh tế thị trường, đánh giá được tình hình tài chính của khách hàng, phương
án sản xuất kinh doanh có khả thi hay không khi vay vốn của ngân hàng. Ngoài ra cán bộ tín dụng còn phải biết được các chủ trương của ngân hàng hội
sở, NHNN và hiểu biết về pháp luật của Nhà Nước như: luật kinh tế, luật dân
sự, luật đầu tư, luật đất đai… để làm đúng theo qui định pháp luật và không bị
khách hàng qua mặt. Để làm được điều đó ngân hàng cần:
- Định kỳ tổ chức kiểm tra trình độ của nhân viên để bổ sung kịp thời
những kiến thức còn hạn chế, hoặc có thể tổ chức những cuộc thi đua, hội thảo
nghề nghiệp.
- Phải có biện pháp động viên khen thưởng hợp lý, rõ ràng đối với
những cán bộ hoàn thành tốt trong công việc. Và đồng thời cũng có biện pháp
nhắc nhở, phê bình kỷ luật đối với những cá nhân, tập thể có hành vi sai trái,
không đạt hiệu quả trong công việc.
Tuy nhiên chỉ nâng cao năng lực chuyên môn là chưa đủ mà cán bộ tín
mới hoàn thành tốt công việc được giao.
Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần định kỳ hay đột xuất thay đổi địa bàn phụ trách tín dụng để đề phòng trường hợp khách hàng quen biết nên cán bộ
tín dụng ỷ lại không cần kiểm tra thẩm định lại khi cho vay. Ngoài ra, ngân hàng nên đẩy mạnh công tác kiểm tra kiểm soát nội bộngân hàngđểphát hiện kịp thời những tiêu cực từ đó có biện pháp xửlý thích hợp.
5.2.5 Phát triển quy mô nguồn vốnhuy động vốn với sửdụng vốn
Trong hoạt động ngân hàng hiện nay, muốn đạt hiệu quảcao trong kinh doanh thì phải bám sát vào nhu cầu thực tế để có những điều chỉnh kịp thời quy mô nguồn vốn. Trong đó hoạt động huy động vốn và sửdụng vốn là công việc chủ yếu và thường xuyên của bất kỳ ngân hàng nào. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì vấn đề là phải làm sao cân đối được hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn để ngân hàng không bị động trong kinh doanh, sẳn sàng
đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đảm bảo chi phí thấp nhất.
Nếu quy mô nguồn vốn càng lớn, ngân hàng càng có điều kiện để phát triển. Tuy nhiên cần xác định quy mô một cách hợp lý hơn đảm bảo cân đối với sửdụng nguồn, hạn chếrủi ro do thừa vốn, thiếu vốn. Đồng thời, các loại nguồn vốn huy động ngắn hạn, trung dài hạn phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng vềkỳhạn.
Nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay dài hạn chỉ là một giải pháp mang tính tạm thời. Để tạo nền vốn ổn định lâu dài, ngân hàng phải là khai thác tốt nguồn vốn trung và dài hạn để sử dụng cho vay, đầu tư dài hạn. Bộ
phận tiền gửi từcác tổ chức kinh tế tiếp tục được mởrộng song đảm bảo một tỷlệ cân đối với tiền gửi dân cư, tránh phụthuộc vào một vài loại nguồn.
Nguồn vốn huy động chỉthật sựcó hiệu quả khi nó được sửdụng đúng nơi, đúng lúc. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả quản lý sửdụng vốn có ý nghĩa
quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của công tác huy động vốn. Đồng thời việc sử dụng vốn có hiệu quả là cơ sở để ngân hàng mở rộng thực hiện
huy động vốn. Về mặt kinh tế, sử dụng vốn có hiệu quả sẽ đảm bảo cho ngân hàng có khả năng trang trải chi phí cho những nguồn vốn huy động và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Ngoài ra còn tạo cơ sở đểngân hàng áp dụng các biện pháp kinh tế trong công tác huy động vốn sau nay. Hơn nữa việc sửdụng vốn có hiệu quả còn thúc đẩy sự phát triển trong quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng của mình, tạo cho ngân hàng ngày càng có nhiều khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.
Quản lý và sửdụng vốn có hiệu quảchính là một cách tạo vốn và phát triển vững chắc. Do vậy, cùng với chiến lược huy động vốn, ngân hàng cần phải có chiến lược sử dụng vốn đúng đắn cho thời gian trước mắt và lâu dài một cách có hiệu quả và tiết kiệm. Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn nên gắn bó với nhau.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 6.1 KẾT LUẬN
Quản trịnguồn vốn là khả năng đáp ứng nhu cầu sửdụng vốn một cách kịp thời, đầy đủ, an toàn và có hiệu quả dựa trên cơ cấu nguồn vốn huy động hợp lý với chi phí và rủi ro thấp nhất có thể đồng thời thoả mãn vềlợi ích của
các bên liên quan trong đó có lợi ích của khách hàng và nền kinh tế
Hoạt động quản trị nguồn vốn của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ trong những năm qua đã có nhiều dấu hiệu tích cực, đem lại hiệu quả đối với hầu hết các mặt hoạt động kinh doanh doanh số huy động vốn, doanh số cho vay, doanh sốthu nợ, dư nợ cho vay qua các năm đều tăng, bên
cạnh đó ngân hàng đã làm tốt trong công tác quản lý nợxấu nên tỷlệnày có xu
hướng giảm qua các năm.
Tuy nhiên, quản trịnguồn vốn huy động còn bộc lộmột sốhạn chếnhất
định do ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế xã hội địa phương, môi trường kinh doanh gây nhiều khó khăn trong việc tăng trưởng nguồn vốn và mở rộng tín dụng. Vì vậy, việc tìm kiếm các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao vị trí của ngân hàng trong quá trình hội nhập.
Nhận thức được đây là một lĩnh vực mới, phức tạp, với sự hiểu biết và thời gian hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những khuyết điểm. Vì vậy,
mong được sựgóp ý của các thầy, cô giáo và cơ quan thực tập đểbài luận văn
của tôi được hoàn thiện hơn
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với Ngân hàng Xây dựng Việt Nam
- Hỗ trợ chi nhánh trong việc đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ.
- Đơn giản hóa thủ tục vay vốn để tiết kiệm chi phí cho NH, tạo điều
kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn.
- Đa dạng hóa hơn nữa các loại kỳ hạn gửi tiền và phương thức trả lãi để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Cần tích cực nghiên cứu và triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới nhằm
6.2.2 Đối với chính quyền địa phương
- Cần đơn giản hóa các thủ tụchành chính nhất là các thủ tục liên quan
đến giao dịch đảm bảo. Về việc công chứng giao dịch có đảm bảo cũng gây
rắc rối cho hoạt động của ngân hàng. Ví dụ như một số công chứng viên đã từ chơi công chứng hợp đồng bảo đảm, nếu hợp đồng không ghi giá trị của tài sản bảo đảm, dù cơ quan Nhà nước không can thiệp vào việc định giá tài sản
bảo đảm. Mặt khác, pháp luật cũng không quy định phải ghi rõ giá trị tài sản
bảo đảm (là cơ sở để tính được số tiền tối đa được thông qua cho vay tài sản
bảo đảm đó) vào hợp đồng bảo đảm.
Bên cạnh đó, việc định giá tài sản bảo đảm được tiến hành định kỳ (6
tháng hoặc 1 năm). Giá trị này có thể thay đổi theo tình hình thị trường. Điều
này dẫn đến phát sinh việc Ngân hàng phải công chứng lại hợp đồng bảo đảm,
vì giá trị tài sản bảo đảm thay đổi và các công chứng viên coi đây là sự thay đổi trong hợp đồng. Vì vậy, nếu với một khoản vay năm năm thì tài sản bảo đảm được định giá lại trên dưới mười lần, đồng nghĩa với việc hợp đồng bảo đảm đó phải công chứng lại trên dưới mười lần, gây phiền hà cho ngân hàng
và người dân. Mặt khác, việc quản lý hiện nay không thống nhất dẫn đến hạn
chế về trao đổi thông tin và tập trung, thiếu sự liên kết nên dẫn đến tình trạng
không thống nhất trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm. Đây là cơ hội để
phát sinh nhũng nhiều, phiền hà cho người dân. Vì vậy, Chính quyền địa phương nên tiến tới xây dựng một hệ thống dữ liệu đăng kí giao dịch thống
nhất để tạo thuận tiện cho ngân hàng trong quá trình kinh doanh của mình. - Cần giải quyết nhanh các hồ sơ nhằm tạo thuận lợi và đảm bảo về mặt
thời gian cho những người có nhu cầu vay vốn.
- Cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp
thông tin về khách hàng, ký duyệt hồ sơ vay vốn cho khách hàng giúp cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thuận lợi hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản Trị Ngân Hàng
Thương Mại, Cần Thơ: Nhà xuất bản Trường Đại Học Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp Vụ Kinh Doanh Ngân Hàng Thương Mại,
Trường Đại Học Cần Thơ.
3. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Tiền Tệ - Ngân Hàng, Trường Đại
Học Cần Thơ.
4. Trang Hữu Nghĩa, 2011, Luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Cần Thơ”.
Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.
5. Nghị Đặng Anh Đào, 2011, Luận văn tốt nghiệp “Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Vĩnh
Thuận - Kiên Giang”. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.
6. Nguyễn ThịCúc, 2011, Luận văn tốt nghiệp “Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng song Cửu Long - Chi nhánh Cần Thơ
- Phòng giao dịch Ô Môn”. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.
7. Websitehttp://www.vncb.vn 8. Website http://www.sbv.gov.vn