Phân tích doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu quản trị nguồn vốn tại ngân hàng xây dựng việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 49)

Bảng 4.4: Doanh sốthu nợtheo thời hạn tín dụng của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011-6/2014 Đơn vịtính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ

NĂM SO SÁNH CHÊNH LỆCH

2012/2011 2013/2012 6-2014 / 6-2013

PHÂN LOẠI 2011 2012 2013 6/2013 6/2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Theo thời hạn

cho vay 329.713 461.896 570.605 355.133 405.963 132.183 40,09 108.709 23,54 50.830 14,31

Ngắn hạn 303.660 458.991 570.153 354.886 405.423 155.331 51,15 111.162 24,22 50.537 14,24

Song song với việc cho vay thì thu nợ cũng là vấn đề cần được quan

tâm đặc biệt vì doanh sốthu nợlà chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng thu về từ các khoản cho vay trong một thời kỳ. Doanh số thu nợ phản ánh được hiệu quảsửdụng vốn của khách hàng thểhiện qua việc trảnợvay. Nếu khách hàng luôn trả nợ đúng thời hạn thì lại càng chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn vay của mình có hiệu quả. Việc thu hồi nợtốt còn giúp ngân hàng có thể tránh được những rủi ro có thểgặp phải.

Bảng 4.4 nhìn chung doanh sốthu nợ qua các năm đều tăng. Doanh số cho vay tăng đồng thời doanh số thu nợ của ngân hàng cũng tăng. Doanh số

thu nợ tăng đồng nghĩa với việc nguồn vốn lưu động của ngân hàng tăng lên

thì ngân hàng có thể mở rộng hoạt động tín dụng của mình. Trong cơ cấu doanh sốthu nợcủa ngân hàng thì thu nợngắn hạn qua các năm đều chiếm tỷ

trọng cao trên 90% trong tổng doanh số. Doanh số thu nợngắn hạn của ngân

hàng cao như vậy là đương nhiên vì cho vay ngắn hạn của ngân hàng cũng

chiếm tỷtrọng trên 80%.

Trong năm 2012 ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng vay vốn ngắn hạn nên doanh số thu nợ ngắn hạn tăng nhanh khoảng 51,15%, đạt 458.991 triệu đồng so với năm 2011. Sang năm 2013 doanh số thu nợ ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng lên đạt 570.153 triệu đồng, tăng 24,22% so với năm trước.Đến 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợcủa ngân hàng đã đạt được 405.423 triệu đồng tăng 14,24 % so với cùng kì năm trước. Kết quả đạt được

như vậy là do khoản vay ngắn hạn khách hàng chủ yếu vay tiền để bổ sung nhu cầu vốn thiếu hụt tạm thời, sốtiền vay không nhiều đồng thời do tính chất

ngăn hạn nên khách hàng thu hồi vốn được nhanh hơn để trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó, các cán bộ tín dụng cũng tích cực theo dõi, đôn đốc khách hàng trảnợ, kiểm tra và hướng dẫn khách sửdụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Đối với khoản vay trung và dài hạn mặc dù doanh số cho vay có xu

hướng tăng nhưng doanh số thu nợ lại có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2012

doanh số thu nợtrung và dài hạn chỉ đạt 2.905 triệu đồng giảm 88,85% so với

năm 2011, đến năm 2013 doanh sốthu nợvẫn tiếp tục giảm xuống chỉcòn 247 triệu đồng. Nguyên nhân là do một số khách hàng vay để đầu tư vào bất động sản trong khi đó thị trường này đang gặp khó khăn nên việc thu hồi vốn của ngân hàng bị ảnh hưởng. Mặt khác do tính chất của khoản vay có thời hạn dài nên việc thu hồi vốn cũng tăng giảm với tốc độkhác nhau.

Đến 6 tháng đầu năm 2014 tình hình thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng khả quan hơn, đạt 540 triệu đồng, tăng 118,62% tương đương 293 triệu

vào những năm trước đó của các công ty xây dựng và kinh doanh bất động sản. Bên cạnh đó Chính phủ cũng có nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đưa ra các gói ưu đãi về lãi suất, hỗ trợ phục hồi nền kinh tế. Tuy nhiên tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn vẫn tương đối thấp so với tín dụng ngắn hạn.

4.3.3 Phân tích tình hình dư nợ

Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt độngtín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Nó phụ thuộc vào nhu cầu vốn của khách hàng, khi nhu cầu

vốn cao sẽ kéo theo doanh số cho vay tăng lên từ đó dẫn đến dư nợ tăng theo. Tuy nhiên, dư nợ tăng cao hay thấp cũng phụ thuộc vào nguồn vốn của ngân

hàng. Doanh số cho vay của ngân hàng phản ánh số lượng quy mô hoạt động

tín dụng trong một thời kì. Doanh số thu nợ nói lên hiệu quả thu hồi nợ của

ngân hàng cao hay thấp. Còn dư nợ cho thấy hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, việc theo dõi tình hình dư nợ cho vay có ý nghĩa rất quan trọng trong

hoạt động tín dụng của ngân hàng. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành.

Bảng 4.5: Tình hình dư nợtheo thời hạn tín dụng của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011-6/2014 Đơn vịtính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ

NĂM SO SÁNH CHÊNH LỆCH

2012/2011 2013/2012 6-2014 / 6-2013

PHÂN LOẠI 2011 2012 2013 6/2013 6/2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Theo thời hạn cho vay 61.692 75.050 86.602 85.655 95.950 13.358 21,65 11.552 15,39 10.295 12,02

Ngắn hạn 58.715 74.908 84.022 84.867 91.723 16.193 27,58 9.114 12,17 6.856 8,08

Trong những năm qua, doanh số cho vaycủa ngân hàng tăng lên liên tục

do ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động kéo theo dư nợ tín dụng cũng tăng lên đáng kể. Bảng 4.5 cho thấy tổng dư nợ năm 2011 đạt 61.692 triệu đồng,

tổng dư nợ năm 2012 đạt 75.050 triệu đồng, tăng 13.358 triệu đồng (tương ứng tăng 21,65%). Năm 2013 tổng dư nợ đạt 86.602 triệu đồng, tăng 11.552 triệu đồng (tương ứng 15,39%). Và 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ tăng thêm

12,02 % , đạt 95.950 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Đạt được kết quả như trên do ngân hàng tập trung phần lớn nguồn vốn của mình cho các thành phần kinh tế trong vùng vay với mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất kinh

doanh và tiêu dùng với các món vay đa số đều an toàn và có hiệu quả tốt. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ

(chiếm trên 85% trong tổng dư nợ ). Năm 2011, dư nợ ngắn hạn đạt 58.715 triệu đồng, năm 2012 đạt 74.908 triệu đồng, tăng 16.193 triệu đồng (tương ứng 27,58%) so với năm 2011. Năm 2013 dư nợ ngắn hạn đạt 84.022 triệu đồng, tăng 9.114 triệu đồng (tăng 12,17%) so với năm 2012. Và 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ đạt 91.723 tăng 8,08% so với cùng kỳ năm 2013. Đạt được

kết quả như trên do hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cho vay hỗ trợ phát

triển sản xuất kinh doanh với chu kỳ ngắn và bổ sung vốn lưu động, bên cạnh đó ngân hàng ngày càng có nhiều hình thức cho vay hấp dẫn để kích thích tiêu dùng của người dân. Cán bộ tín dụng cũng rất tích cực tiếp thị cho vay nhằm tăng doanh số cho nên dư nợ ngắn hạn ngày càng tăng.

Dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng không cao (nhỏ hơn 15%)

trong tổng dư nợ vì các khoản cho vay trung và dài hạn tương đối thấp do

ngân hạn chế cho vay vì rủi ro cao. Năm 2012 dư nợ trung và dài hạn giảm

2.835 triệu đồng (tương đương 95,23%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do

trước đó có một số khoản vay với lãi suất cao trên 13%/ năm nhưng do doanh

nghiệp làm ăn không có hiệu quả nên ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ của ngân

hàng và một số khoản vay không có khả năng phục hồi nên đã làm cho dư nợ

của ngân hàng giảm. Tuy nhiên đến năm 2013 dư nợ trung dài hạn tăng lên tới 1716,90% tương đương 2.438 triệu đồng so với năm 2012. Sang 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ trung dài hạn vẫn tiếp tục tăng 436,42% đạt 3.439triệu đồng

so với 6 tháng đầu năm 2013.Nguyên nhân là do kinh tế trong vùng đangtừng bước hồi phục, nhu cầu vốn của người dân còn rất lớn nên ngân hàng đã mở

rộng cho vay trung và dài hạn cho khách hàng từ đó là cho dư nợtrung và dài hạn tăng lên.

4.3.4 Phân tích nợxấu.

Bảng 4.6: Tình hình nợxấu của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 – 6/2014 Đơn vịtính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ

KHOẢN MỤC NĂM

SO SÁNH CHÊNH LỆCH

2012/2011 2013/2012 6-2014/6-2013 2011 2012 2013 6/2013 6/2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Theo thời hạn

cho vay 115 1.565 405 906 335 1.450 1260,9 (1.160) (74,12) (571) (63,02)

Ngắn hạn 115 1.565 405 906 335 1.450 1260,9 (1.160) (74,12) (571) (63,02)

Bảng 4.6 cho thấy nợ xấu qua các năm không lớn lắm, chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn. Chỉ phát sinh nơ xấu mạnh nhất là vào năm 2012 lên tới

1.565 triệu đồng, tăng 1.450 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là chủ

yếu là do cho vay tiêu dùng cho vay mua xe, mua nhà mà tài sản đảm bảo chính là đối tượng cho vay nên rủi ro dễphát sinh do không quản lý được. Mặt khác cho vay cán bộ, công nhân viên cũng thuộc loại hình cho vay tiêu dùng

nhưng rủi ro thấp hơn do vốn lãi được thu trực tiếp qua kho bạc Nhà nước

nhưng cũng phát sinh rủi ro do người vay có khả năng trốn nợ, bỏ nhiệm sở

dẫn đến ngân hàng không thểthu hồi được nợ.

Đến năm 2013 nợ xấu của ngân hàng đã có xu hướng giảm xuống còn 405 triệu đồng và còn 335 triệu đồng vào 6 tháng đầu năm 2014. Điều này là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy ngân hàng đã kiểm soát tốt các khoản vay. Bên cạnh đó các cán bộ tín dụng của ngân hàng cũng luôn theo dõi, hỗ trợ

khách hàng sửdụng khoản vay an toàn và hiệu quả.

4.4 PHÂN TÍCH MỘT SỐCHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢSỬDỤNGVỐN VÀ MỘT SỐ RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN NGUỒN VỐN CỦA VỐN VÀ MỘT SỐ RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG XÂY DỰNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ.

4.4.1 Một sốchỉtiêu phản ánh hiệu quảsửdụng vốn

Bảng 4.7: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quảtín dụng của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 – 6/2014

CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 6/2014

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 975.500 1.145.230 1.517.987 1.558.243

Vốn huy động Triệu đồng 944.505 1.095.765 1.468.387 1.493.217

Doanh số thu nợ Triệu đồng 329.713 461.896 570.605 405.963

Dư nợ Triệu đồng 61.692 75.050 86.602 95.950

Dư nợ bình quân Triệu đồng 62.085 68.371 80.826 90.802

Nợ xấu Triệu đồng 115 1.565 405 335

Vốn HĐ/ Tổng NV % 96,82 95,68 96,73 95,83

Tổng dư nợ/ Vốn HĐ % 6,53 6,85 5,90 6,43

Nợ xấu/ Tổng dư nợ % 0,19 2,09 0,47 0,35

Vòng quay vốn tín dụng Vòng 5,31 6,76 7,06 4,47

Nguồn: Phòng kế toánNgân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ

4.4.1.1 Vốn huy động/ Tng ngun vn.

Vốn huy động là số tiền thểhiện được khả năng huy động vốn của một ngân hàng, là thế mạnh của một ngân hàng. Bởi vì nếu một ngân hàng có vốn

điều chuyển từ hội sở về và chi phí cho việc sử dụng vốn của hội sở cao hơn chi phí huy động được. Từ đó, làm chi phí của ngân hàng tăng lên và lợi nhuận giảm đi. Ngược lại, nếu ngân hàng huy động được quá nhiều vốn nhưng lại không sử dụng được đồng vốn đó hiệu quả nhất, không cho vay hoặc đầu tư được mà bị ứ đọng lại thì ngân hàng đã mất một khoản phí cho việc huy động vốn đó. Điều này dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn bị sụt giảm. Như vậy ta thấy rằng muốn nâng cao tối đa khả năng hoạt động của ngân hàng thì sự cân đối giữnguồn vốn và sửdụng vốn hợp lý là điều hết sức quan trọng.

Hoạt động của ngân hàng đặc biệt ở chỗ ngân hàng không sử dụng tiền

của chính mình để cung ứng ra nền kinh tế mà sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi huy động được để cho vay lại. Như vậy với phương thức hoạt động này thì nguồn vốn huy động trong ngân hàng phải chiếm một tỷ lệ cao, thường là trên

80% để đảm bảo hiệu quả hoạt động của mình được cao nhất. Bảng 4.7 cho thấy giai đoạn 2011- 6/2014 tỷ lệ vốn huy động của ngân hàng đều trên 90%,

tương ứng qua các năm là 96,82%, 95,68%, 96,73%, 95, 83%. Có được tỷ lệ

này là nhờ ngân hàng linh động sử dụng nhiều hình thức huy động vốn để giữ

chân và thu hút khách hàng: Tiền gửi tiết kiệm lãi suất bậc thang theo số dư, các chương trình chào mừng các ngày lễ lớn trong năm, các chương trình rút

thăm trúng thưởng, thẻ cào quà tặng và nhiều chương trình khuyến mãi tặng quà tri ân khách hàng khác được thực hiện lần lượt. Song song đó việc mở

rộng các hình thức huy động cũng được ngân hàng hướng đến như tăng cường

các nghiệp vụ bảo lãnh, tài trợ thương mại. Thông qua việc áp dụng các mức

lãi suất linh hoạt, các chương trình khuyến mãi, tài trợ quảng bá hình ảnh và

chăm sóc khách hàng, ngân hàng còn kết hợp với việc thường xuyên nghiên cứu, điều tra thị trường để đưa ra mức lãi suất hợp lý với sự chuyển biến của

nền kinh tế và phù hợpvới tâm lý khách hàng để giữ chân những khách hàng truyền thống và mở rộng thêm nhiều đối tượng khách hàng mới. Qua đây ta

thấy tầm quan trọng của vốn huy động trong hoạt động chung của ngân hàng nói riêng và toàn hệ thống nói chung. Nó quyết định sự sốngcòn của các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.

4.4.1.2 Tổng dư nợ/ Vốn huy động

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, vì chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả.

vốn huy động còn thấp và tăng giảm không đáng kể. Qua bảng 4.7 cho thấy

chỉ số tổng dư nợ trên vốn huy động cao nhất là năm 2012 cũng chỉ đạt được

6,85% có nghĩa là 6,85 đồng dư nợ sẽ được tài trợ bởi 100 đồng vốn huy động, ở các năm kế tiếp tỷ lệ này tăng giảm không đáng kể đạt 5,90% năm 2013 và

6,43% vào 6 tháng đầu năm 2014 chứng tỏ khả năng sử dụng vốn của ngân hàng không cao. Ngân hàng huy động được vốn cao nhưng cho vay không nhiều, không tận dụng được tối đa nguồn vốn huy động, ngân hàng bị ứ động

vốn trong khi phải trả lãi tiền gửi làm tăng chi phí cho ngân hàng. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng đồng thời

cũng làm cho lợi nhuận của ngân hàng bị giảm theo.

Vì vậy, việc cân đối nguồn vốn của ngân hàng là rất cần thiết để vừa đảm bảo được an toàn và hiệu quả hoạt động của ngân hàng ngày càng cao.

4.4.1.3 Nxu/ Tổng dư nợ.

Bảng 4.7 cho thấy tình hình nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng qua

các năm có sự tăng giảm không ổn định. Năm 2012 tỷ lệ này là 2,09% tăng

Một phần của tài liệu quản trị nguồn vốn tại ngân hàng xây dựng việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 49)