Phân tích chi phí nguồn vốn

Một phần của tài liệu quản trị nguồn vốn tại ngân hàng xây dựng việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 58)

Chi phí nguồn vốn là một chỉ tiêu mà các nhà quản trị luôn quan tâm khi quyết định lực chọn danh mục đầu tư. Các chỉ số tài chính về chi phí nguồn vốn được tính toán trong bảng sau:

Bảng 4.8: Các chỉsố đánh giá chi phí nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 – 6/2014

KHOẢN MỤC ĐVT NĂM

2011 2012 2013 6/2014

Chi phí lãi Triệu đồng 146.398 170.939 222.674 71.728

Thu nhập lãi Triệu đồng 169.534 196.699 253.651 92.973

Tổng chi phí Triệu đồng 164.601 191.378 243.143 79.533

Tổng vốn huy động Triệu đồng 944.505 1.095.765 1.468.387 1.493.217

Tổng vốn huy động BQ 918.023 1.020.135 1.282.076 1.480.802

Chi phí lãi/ Tổng chi phí % 88,94 89,32 91,58 90,19

Chi phí lãi/ Tổng VHĐ

BQ % 15,95 16,76 17,37 4,84

Thu nhập lãi/ Chi phí lãi % 115,80 115,07 113,91 129,62

Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ

Chi phí lãi trên tổng chi phí

Đây là chỉ số cho biết tỷ trọng chi phí lãi trong tổng chi phí mà ngân hàng phải trả để kinh doanh. Bảng 4.8 cho thấy năm 2013 chỉ số này đạt 91,58% cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2011 đến 6/2014. Chỉ số

này cho biết cứ 100 đồng chi phí bỏra thì có 91,58 đồng chi phí từlãi, còn lại là chi phí phi lãi. Đến 6 tháng đầu năm 2014 chỉsốnày có giảm nhưng không đáng kể. Chỉ số này của ngân hàng tương đối cao là do ngân hàng phải cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác, chạy đua lãi suất với nhiềuchương trình khuyến mãi hấp dẫn để tăng cao nguồn vốn huy động. Điều này đã làm cho chi phí lãi của ngân hàng tương đối cao và có xu hướng tăng.

Chi phí lãi trên tổng vốn huy động bình quân.

Bảng 4.8 cho thấy chỉ tiêu này đếu tăng qua các năm cũng đồng nghĩa

với mức phí mà ngân hàng phải trả cho việc huy động vốn ngày càng tăng. Năm 2011 chỉ số này là 15,95% cho biết cứ 100 đồng vốn huy động thì ngân hàng phải trả 15,95 đồng chi phí lãi, năm 2012 là 16,76 đồng, năm 2013 là 17,47 đồng. Nhưng 6 tháng đầu năm 2014 thì chỉsốnày giảm còn4,48 đồng.

thể huy động vốn với chi phí thấp, khả năng cạnh tranh của ngân hàng ngày càng cao.

Thu nhập lãi/ chi phí lãi.

Bảng 4.8 cho thấy chỉ số này năm 2011 là 115,80% có nghĩ là cứ 100

đồng chi phí lãi bỏ ra thì ngân hàng sẽ thu được 115,80 đồng thu nhập, đến

năm 2013 chỉ số này giảm nhẹ xuống còn 113,91 đồng, nhưng lại tăng vào 6 lên 129,62 đồng vào 6 tháng đầu năm 2014. Chỉ số này qua các năm có tăng nhưng vẫn còn rất thấp, chứng tỏ ngân hàng không phát huy hết hiệu quả sử

dụng nguồn vốn của mình, mặc dù ngân hàng huy động được vốn với chi phí thấp hơn nhưng lợi nhuận qua các năm lại không cao. Vì vậy, ngân hàng càng phải cốgắng để đạt lợi nhuận tối thiểu là 50% chi phí bỏra.

4.4.3 Phân tích lợi nhuận của ngân hàng.

Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của ngân hàng. Qua các chỉtiêu vềlợi nhuận sẽgiúp cho ngân hàng theo dõi, kiểm

soát, đánh giá lại các chính sách về huy động vốn và cho vay của mình, xem xét các kếhoạch mởrộng và tăng trưởng trong tương lai.

Bảng 4.9: Các chỉsố đánh giá lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 – 6/2014

Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ

Chỉsốlợi nhuận ròng/ Tổng tài sản (ROA)

Chỉ số ROA giúp cho các nhà quản trị ngân hàng thấy được khả năng

trong việc tạo ra thu nhập. ROA giúp cho ngân hàng xác định được hiệu quả

kinh doanh của một đồng vốn đem đi đầu tư. Bảng 4.9 cho thấy chỉ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng trong giai đoạn 2011- 6/2014 có xu

hướng tăng lên và nằm trong ngưỡng 0,5%-1%. Trong đó thấp nhất là năm

2011 chỉsốROA là 0,57% có nghĩa là 100 đồng vốn ngân hàng đem đi đầu tư

tạo ra được 0,56 đồng lợi nhuận, và cao nhất là năm 2013 đạt được 0,76 đồng lợi nhuận. Tuy chỉ sốROA của ngân hàng là hơi thấp nhưng phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay. Nguyên nhân là do kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều

KHOẢN MỤC ĐVT NĂM 2011 NĂM2012 NĂM 2013 6/2014

Tổng thu nhập Triệu đồng 172.140 200.065 257.177 95.344

Tổng tài sản Triệu đồng 975.500 1.145.230 1.517.987 1.558.243

Tổng tài sản BQ Triệu đồng 944.825 1.060.365 1.331.609 1.538.115

Lợi nhuận ròng Triệu đồng 5.428 6.254 10.104 11.384

ROA % 0,57 0,59 0,76 0,74

doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả nên đa sốdoanh nghiệp không có nhu cầu vay thêm mà chỉ cố gắng duy trì hoạt động, nợ xấu tăng cao ngân hàng

cũng dè dặt trong việc cho vay nên cũng làm hạn chế khả năng sinh lời của

đồng vốn.

ChỉsốLợi nhuận ròng/ Tổng thu nhập

Bảng 4.9 cho thấy chỉsốnày cao nhất là năm 6 tháng đầu năm 2014 đạt 11,64% nghĩa là 100 đồng thu nhập tạo ra thì có 11,94 đồng là lợi nhuận. Năm

2011 chỉ số này rất thấp 3,15% đến năm 2013 cũng không được cải thiện nhiều chỉ đạt được 3,93. Điều này cho thấy ngân hàng chưa có biện pháp tốt

để giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận. Bên cạnh đó, do điều kiện khách quan nền kinh tế trong nước còn nhiều biến động, ngân hàng phải hoạt động trong một môi trường liên tục thay đổi nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả

kinh doanh của ngân hàng.

4.4.4 Phân tích một sốrủi ro liên quan đến nguồn vốn.

4.4.4.1 Ri ro vn chshu

Do Ngân hàng Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ chịu sựquản lý của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam. Ngân hàng Hội sởsẽ điều hành mọi hoạt

động của chi nhánh và hạch toán mọi hoạt động kinh doanh nên phần vốn chủ

sở hữu ở các chi nhánh hội sở chính luôn quản lý và đảm bảo an toàn. Đảm bảo an toàn vốn chủsởhữu là rất quan trọng nhưng ngân hàng cũng phải nâng cao hiệu quả huy động vốn để đảm bảo kết quả hoạt động kinh doanh của mình.

4.4.4.2 Ri ro lãi sut.

Bảng 4.10: Tổng hợp các chỉ tiêu đo lường rủi ro lãi suất của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 – 6/2014

Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ

Qua kết quả tính toán ở bảng 4.10 cho thấy hệ số nhạy cảm có xu

hướng giảm xuống trong giai đoạn 2011-6/2014 và đều nhỏ hơn 1, tức là ngân

KHOẢN MỤC ĐVT NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 6/2014

Tài sản sinh lời Triệu đồng 861.171 981.628 1.410.244 1.302.811

Tài sản nhạy cảm Triệu đồng 328.987 475.249 579.347 346.843

Nguồn vốn nhạy cảm Triệu đồng 659.370 785.265 1.052.537 985.274

Hệ số nhạy cảm lãi suất 0,50 0,61 0,55 0,35

Hệ số độ lệch nhạy cảm (0,38) (0,32) (0,34) (0,49)

Trạng thái ngân hàng Nhạy cảm nguồn vốn

hàng qua các năm đều trong tình trạng nhạy cảm nguồn vốn làm cho thu nhập ròng từlãi sẽ giảm xuống nếu lãi suất tăng và tăng cao hơn nếu lãi suất giảm xuống.

Hệ số độ lệch nhạy cảm của VNCB – chi nhánh Cần Thơ trong giai

đoạn 2011-6/2014 luôn âm điều này chũng cho thấy ngân hàng cũng đang

trong tình trạng nhạy cảm nguồn vốn. Nếu có sự thay đổi giảm vềlãi suất thì thu nhập ròng của ngân hàng sẽ tăng dochi phí từlãi giảm nhanh hơn so với thu nhập lãi.

Hiện nay, chủ trương của NHNN là hạ lãi suất để thể hiện sự nổ lực trong việc hỗ trợcác doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh. Có thể nói đây là một cơ hội tốt giúp cho ngân hàng gia tăng thu nhập và nâng cao hiệu quảkinh doanh của mình.

4.4.4.3 Ri ro thanh khon.

Rủi ro thanh khoản là một vấn đề nhạy cảm ảnh hưởng lớn đến hoạt

động kinh doanh của ngân hàng. Rủi ro thanh khoản xảy ra đối với ngân hàng khi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt quá khả năng dự kiến thanh khoản của ngân hàng. Rủi ro thanh khoản ởmức thấp ngân hàng phải gia tăng chi phí để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, sẽlàm giảm thu nhập ròng của ngân hàng, nếu rủi ro xảy ra ởmức cao hơn làm ngân hàng mất khả năng thanh toán và đứng

trước nguy cơ phá sản. Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay thì việc quản trị thanh khoản ngày càng quan trọng, bởi vì một ngân hàng có thể

bị đóng cửa nếu không đáp ứng đủ nhu cầu thanh khoản, mặc dù nó có khả năng trả nợ. Hơn nữa, khả năng quản trị thanh khoản là một biểu hiện quan trọng vềtính hiệu quảtổng thể để đạt đến mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 4.11: Khả năng thanh khoản của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 – 6/2014

KHOẢN MỤC ĐVT NĂM2011 NĂM 2012 NĂM 2013 6/2014

Tiền mặt Triệu đồng 12.625 27.918 41.719 52.180

Tiền gửi tại các TCTD

khác Triệu đồng 150 85 40 55

Tiền gửi thanh toán Triệu đồng 56.250 57.130 54.000 53.913

Tiền gửi có kỳ hạn Triệu đồng 875.255 1.023.635 1.401.387 1.425.304

Tổng tài sản 975.500 1.145.230 1.517.987 1.558.243

Trạng thái tiền mặt % 1,31 2,45 2,75 3,35

Hệ số thành phần tiền gừi % 6,43 5,58 3,85 3,78

Chỉsốtrạng thái tiền mặt là chỉsốthểhiện trạng thái của các tài sản có tính lỏng cao nhất có thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời của ngân hàng. Trong hoạt động hằng ngày thì ngân hàng phải duy trì mọt lượng tiền mặt nhất

định đểthực hiện các vấn đềchi trảhay rút tiền của khách hàng. Đối với ngân hàng số lượng tiền mặt nhiếu thì ngân hàng sẽ lấy được lòng tin của khách hàng tạo cảm giác an tâm khi khách hàng gửi tiền. Tuy nhiên nếu giữ lại một khoản tiền mặt quá nhiều sẽlàm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng.

Bảng 4.11 cho thấy, trạng thái tiền mặt của ngân hàng giai đoạn 2011-

6/2014 là tương đối thấp và có xu hướng tăng dần qua các năm, thấp nhất là

năm 2011 là 1,31 %, đến 6 tháng đầu năm 2014 chỉ số này đạt cao nhất cũng

chỉ 3,35%. Trong kinh doanh thì mục đích sinh lời là chính nên việc sửdụng phần lớn nguồn vốn của mình vào mục đích sinh lời là điều bình thường, việc giữlại ít tiền mặt để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường và an toàn cho thấy ngân hàng đã sửdụng tốt nguồn vốn của mình. Mặt khác, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ là chi nhánh cấp một chịu sự

quản lý của ngân hàng hội sởnên vấn đề hỗ trợthanh khoàn của chi nhánh sẽ được Ngân hàng hội sởhỗtrợkhi cần thiết. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng phải theo dõi chặt chẽ tình hình thanh khoản của mình đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

Hệsốthành phần tiền gửi, hệsô này cho biết thành phần tiền biến động giữa tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kì hạn. Hệsốnày cao cho thấy tỷtrọng tiền gửi thanh toán càng lớn đòi hỏi ngân hàng phải có nhiều ngân quỹ để dự

trữ phù hợp với nhu cầu thanh khoản của mình. Bảng 4.11 cho thấy hệ số

thành phần tiền gửi của ngân hàng thấp và đang có xu hướng giảm xuống cho thấy tính ổn định của nguồn cung thanh khoản ngày càng cao và phù hợp với việc dựtrữtiền mặt của ngân hàng. Song để đạt được điều này là do hoạt động huy dộng vốn của ngân hàng ngày càng tốt hơn, huy động vốn có kỳhạn nhiều

hơn và huy động kỳ hạn trên 12 tháng ngày càng tăng, góp phần ổn định tính thanh khoản cho ngân hàng.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐGIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ

NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XÂY DỰNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ

5.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XÂY DỰNG QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XÂY DỰNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ

5.1.1 Những khó khăn và thách thức

Trong quá trình hoạt động của mình thì ngân hàng còn gặp phải một số khó khăn sau:

- Chất lượng và hiệu quả kinh tế trên địa bàn chưa cao, chưa khai thác

tốt nguồn lực về đất đai, lao động, khoa học công nghệ. Vai trò của các ngành kinh tếchủlực chưa thực sựrõ nét.

- Số lượng khách hàng sử dụng các tiện ích và sản phẩm dịch vụ hiện

đại còn chưa nhiều so với thực tế quy mô dân số trên địa bàn thành phốCần

Thơ. Người dân chưa có thói quen hoạch định kế hoạch đầu tư tài chính dài

hạn.

- Một số ngành như điện nước, bưu điện...chưa thật sựtạo điều kiện cần thiết cho các dịch vụ thanh toán thu hộ, chi hộ qua tài khoản cá nhân mở tại

ngân hàng do đó thanh toán bằng tiền mặt vẫn là chủyếu.

- Hơn 80% nghiệp vụ ngân hàng và các giao dịch giữa ngân hàng và

khách hàng được xử lý bằng hệthống máy tính và thiết bịhiện đại song công nghệngân hàng và trình độquản trị chưa đáp ứng được yêu cầu. Đường truyền dữ liệu của chi nhánh phụ thuộc vào tốc độ, chất lượng đường truyền của

ngành bưu chính viễn thông trên địa bàn. Do đó ngân hàng không chủ động

được đường truyền nên đôi khi xảy ra sự cố nghẽn mạch, chậm tốc độ thanh toán vì vậy khả năng thu hút tiền gửi thanh toán đôi khi bị ảnh hưởng.

- Cạnh tranh trong huy động vốn ngày càng trở lên gay gắt, nhất là

trong điều kiện những hạn chế về huy động vốn tiền gửi của các ngân hàng

liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang dần được tháo gỡ.

- Các sản phẩm huy động vốn chưa thực sự đa dạng và việc gắn kết sản phẩm huy động với các dịch vụthanh toán của ngân hàng còn hạn chế.

- Thông tin thị trường và khách hàng còn thiếu và vẫn còn hiện tượng thông tin không cân xứng.

5.1.2 Định hướng quản trị nguồn vốn trong chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Xây dựng chi nhánh CầnThơ của Ngân hàng TMCP Xây dựng chi nhánh CầnThơ

Căn cứ các mục tiêu và chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam – chi nhánh Cần

Thơ đềra chiến lược kinh doanh năm 2014 với các định hướng sau:

- Tìm mọi biện pháp hoàn thành các chỉ tiêu về huy động vốn tăng 40%/ năm và dư nợ tăng 30%/ năm.

-Để tài trợ cho danh mục tài sản không ngừng tăng trưởng, ngân hàng cần khối lượng vốn khổng lồtừnhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên để đạt mục tiêu kinh doanh như đã nêu, ngân hàng không chỉ quan tâm đến mởrộng qui mô nguồn vốn mà còn phải xây dựng danh mục nguồn vốn với cơ cấu hợp lý,

ổn định và chi phí thấp nhất có thể được làm đích phấn đấu.

-Bên cạnh đó căn cứ thực lực của mình, những đặc thù trong điều kiện kinh tế địa phương và xu thếphát triển của nền kinh tếcũng như yêu cầu phát triển của chi nhánh để có những định hướng đúng đắn trong quá trình hoạt

động của mình.

- Ngân hàng không ngừng củng cố, nâng cao hiệu quả hệ thống mạng

lưới hoạt động kinh doanh nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu thị trường để tăng

Một phần của tài liệu quản trị nguồn vốn tại ngân hàng xây dựng việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)