PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu quản trị nguồn vốn tại ngân hàng xây dựng việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 43)

XÂY DỰNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ.

Thực hiện hoạt động tín dụng, nâng cấp sản phẩm dịch vụ, nâng cấp công nghệthông tin, nâng cấp trang thiết bị kỹ thuật, thực hiện các hoạt động

đầu tư, mở rộng thị phần kinh doanh. Tất cả đều cần một nguồn vốn dồi dào và ổn định. Một ngân hàng thểhiện quy mô và sựphát triển bền vững phải có nguồn vốn an toàn. Tất cả vốn để đáp ứng đủ cho ngân hàng không chỉ sử

dụng vốn của chính ngân hàng mà cần phải huy động từ nơi có nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Nếu huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư

càng nhiều thì ngân hàng càng chủ động được nguồn vốn của mình hơn để

thực hiện đầu tư có hiệu quả hơn. Tuy nhiên một nguồn vốn được xem là hiệu quả không chỉvì nguồn vốn đó lớn mà đó cũng phải là nguồn vốn có chi phí

huy động thấp. Khi chi phí sửdụng vốn thấp thì việc đầu tư của ngân hàng sẽ

dễsinh lợi nhuận và lợi nhuận sẽ cao hơn.

Mười năm kể từ khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Nền kinh tế trên địa bàn có nhiều biến chuyển đi lên. Tốc độ tăng trưởng GDP năm

2013 là 11,67%, tổng giá trị tăng thêm năm 2013 đạt 62.600 tỷ đồng tăng gần 3,5 lần so với năm 2004 (năm 2004tổng giá trị tăng thêmtrên 18.000 tỷ đồng).; thu nhập bình quân đầu người tăng trên 6 lần (từ10,3 triệu đồng năm

2004 lên 62,9 triệu đồng năm 2013), giá trị công nghiệp năm 2013 đạt gần 87.000 tỷ đồng, tăng 7,5 lần so với năm 2004. Tổng mức bán lẻ hàng hóa doanh thu dịch vụ năm 2013 đạt gần 62.000 tỷ đồng, tăng 7,4 lần so với năm

2004. Khi nền kinh tế phát triển thì nguồn vốn cần cho việc phát triển ngày

càng cao hơn nữa. Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ

luôn cốgắng hoàn thành công tác huy động vốn của mình để song hành cùng sựphát triển kinh tếcủa Thành phốCần Thơ.

Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Xây dựng chi nhánh Cần Thơ chủ

yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư, vốn huy động từcác giấy tờ

có giá chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Hoạt động

huy động vốn của Ngân hàng Xây dựng chi nhánh Cần Thơ được thểhiện qua bảng sau:

Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011- 6/2014 Đơn vịtính: Triệu đồng

KHOẢN MỤC

NĂM SO SÁNH CHÊNH LỆCH

2012/2011 2013/2012 6-2014/6-2013

2011 2012 2013 6/2013 6/2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Tiền gửi từ các TCKT và dân cư 931.505 1.080.765 1.455.387 1.282.110 1.479.217 149.260 16,02 374.622 34,66 197.107 15,37 Không kỳ hạn 56.250 57.130 54.000 33.990 53.913 880 1,56 (3.130) (5,48) 19.923 58,61 Có kỳ hạn 875.255 1.023.635 1.401.387 1.248.120 1.425.304 148.380 16,95 377.752 36,90 177.184 14,20 Kỳ hạn < 12 tháng 590.120 713.135 985.537 792.526 917.361 123.015 20,85 272.402 38,20 124.835 15,75 Kỳ hạn > 12 tháng 285.135 310.500 415.850 455.594 507.943 25.365 8,90 105.350 33,93 52.349 11,49 2. Phát hành giấy tờ có giá 13.000 15.000 13.000 13.000 14.000 2.000 15,38 (2.000) (13,33) 1.000 7,69 Dưới 12 tháng 13.000 15.000 13.000 13.000 14.000 2.000 15,38 (2.000) (13,33) 1.000 7,69 Trên 12 tháng - - - - - - - - - - - Tổng nguồn vốn huy động 944.505 1.095.765 1.468.387 1.295.110 1.493.217 151.260 16,01 372.622 34,01 198.107 15,30

Tiền gửi từcác tổchức kinh tế và dân cư

Bảng 4.2 cho thấy tiền gửi từcác tổchức kinh tế và dân cư qua các năm đều tăng. Đây là khoản tiền huy động đóng vai trò chủ yếu và có tỷ trọng chiếm hơn 90% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2012 do nhu cầu mởtài khoàn tại ngân hàng để dễ dàng thanh toán và nhu cầu gửi tiền tiết kiệm của

người dân có xu hướng tăng lên làm cho khoản tiền gửi từ thành phần kinh tế này trong năm đạt 1.080.765 triệu đồng tăng 16,02% (tương đương 149.269

triệu đồng). Sang năm 2013 khoản tiền gửi này đạt 1.455.387 triệu đồng tiếp tục tăng lên 34,66% so với năm 2012 do ngân hàng luôn mở rộng mở rộng mạng lưới thanh toán với các ngân hàng trong địa bàn, không ngừng đa dạng hóa dịch vụ đểthuận tiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt của khách

hàng. Đến 6 tháng đầu năm 2014 khoản tiền này đạt 1.479.217 triệu đồng tăng

197.107 triệu đồng tương ứng với tỷlệ tăng 15,37% so với cùng kỳ năm trước, dù lãi suất có xu hướng giảm xuống nhưng để đạt được kết quả như trên ngân hàng đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc tốt khách hàng cũ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới, song song đó ngân hàng luôn có

nhiều chương trình khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng, đa dạng các hình thức gửi tiền nhằm thu hút tiền nhàn rỗi từdân chúng và các tổchức kinh tế.

Trong tiền gửi của các TCKT và dân cư thì tiền gửi có kỳhạn chiếm tỷ

trọng rất cao trên 95% trong tổng nguồn vốn huy động. Cho thấy khách hàng chủyếu gửi tiền nhằm mục đích sinh lợi và an toàn. Ngân hàng huy động với 2 loại thời hạn là tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng và tiền gửi tiết kiệm dưới 12 tháng.

+ Tiền gửi tiết kiệm dưới 12 tháng là loại tiền gửi được đa số khách hàng lựa chọn gửi vào ngân hàng chiếm khoảng 70% trong tổng tiền gửi có kỳ

hạn. Loại tiền gửi này có xu hướng tăng qua các năm, trong đó tăng mạnh nhất

là năm 2013 từ713.135 triệu đồng tăng lên 985.537 triệu đồng với tỷlệ tăng là

38,20% so với năm 2012. Đạt được như vậy là do ngân hàng thường xuyên

đưa ra các chương trình khuyến mãi, dự thưởng để thu hút khách hàng gửi tiền. Đồng thời ngân hàng cũng đưa ra nhiều loại kỳhạn như 1 tháng, 2 tháng ,

3 tháng… với mức lãi suất phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế tại địa phương. Mặt khác khoản tiền gửi này tăng qua các năm cũng cho thấy nhu cầu tích lũy tiền của người dân ngày một tăng cao.

+ Tiền gửi tiết kiệm từ12 tháng trở lên chiếm tỷlệ thấp hơn do những

năm gần đây sự chênh lệch lãi suất giữa 2 loại kỳ hạn này không nhiều nên

cầu kinh doanh của minh. Song khoản tiền gửi này vẫn có xu hướng tăng lên,

cụthể năm 2013 đạt 415.850 triệu đồng tăng 33,93% so với năm 2012 và sang 6 tháng đầu năm 2014 khoản tiền này tiếp tục tăng lên thêm 52.394 triệu đồng

tương ứng với tỷ lệ 11,49% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do lãi suất ngân hàng đang biến động theo chiều hướng giảm người dân chuyển sang gửi với kỳhạn dài hơn nhằm hạn chếgiảm mức sinh lợi do lãi suất giảm.

Trong khi đó tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm tỷtrọng nhỏ dưới 5%, là do tiền gửi các tổchức kinh tế và dân cư gửi tiền vào ngân hàng chủyếu đểsử

dụng các dịch vụtiện lợi thanh toán, tạo thuận tiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thanh toán của người dân chứ không vì mục tiêu sinh lợi.

Phát hành giấy tờcó giá

Trong giai đoạn hiện nay, việc cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, nhu cầu về vốn huy động của ngân hàng ngày càng mạnh. Đểcó

được nguồn vốn huy động vửa rẻvừa ổn định là vấn đề luôn được ban quản trị

ngân hàng quan tâm để làm sao đưa ra được những chính sách chiến lược nhằm đa dạng hóa hình thức huy động vốn cho phù hợp. Chính vì vậy, ngân

hàng đã phát hành giấy tờ có giá để bổ sung thêm nguồn vốn nhằm đáp ứng vốn cho hoạt động đầu tư và cho vay của ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn.

Qua sốliệu ởbảng 4.2 cho thấy phát hành giấy tờcó giá của ngân hàng

có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể năm 2011 là 13.000 triệu đồng, năm

2012 là 15.000 triệu đồng, năm 2013 là 13.000 triệu đồng và 14.000 triệu đồng

vào 6 tháng đầu năm 2014 là do lãi suất của giấy tờ có giá hấp dẫn hơn nên

khách hàng cũng thích đầu tư vào kênh này ngày càng nhiều. Tuy nhiên, do lãi suất của giấy tờ có giá cao hơn lãi suất tiền gửi nên chi phí bỏra cũng cao hơn.

Vì vậy để đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh thì ngân hàng cũng phải

cân đối chi phí của từng loại nguồn vốn cho hợp lý đểtránh tình trạng lãng phí nguồn vốn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu quản trị nguồn vốn tại ngân hàng xây dựng việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)