Kiến nghị đối với các cấp chính quyền

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất tại phòng giao dịch mỹ an chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mang thít – tỉnh vĩnh long (Trang 77)

Hiện nay, đời sống người dân tuy được cải thiện nhưng vẫn còn thấp, hộ sản xuất vẫn còn riêng lẽ không tập trung, sản xuất còn thô sơ chưa áp dụng khoa học kỹ thuật nhiều. Vì thế các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đời sống người dân, đưa khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, đẩy mạnh tốc độ phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và cây màu xem đây là ngành mũi nhọn, hình thành vùng nguyên liệu chuyên canh với quy mô lớn, gắn chế biến, tiêu thụ với bảo vệ môi trường, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh cho nông sản. Đồng thời, nhanh chóng áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa và công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nhất là áp dụng theo mô hình thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Tuy cây lúa là cây chủ lực, nhưng nên giảm diện tích trồng lúa ở những nơi khó sản xuất, hiệu quả kinh tế thấp để chuyển sang những loại cây trồng phù hợp. Hình thành các vùng lúa chất lượng cao để tránh tình trạng ép giá.

Đối với chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương đẩy mạnh phát triển theo mô hình trang trại, kết hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi để bảo vệ môi trường. Ngành chăn nuôi chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng gia súc, gia cầm đặc biệt là loại gia

66

cầm đẻ trứng. Riêng về thủy sản tăng diện tích nuôi cá tra, ba sa một cách hợp lý, mở rộng các loại khác như điêu hồng, rô phi… Đồng thời đa dạng hình thức nuôi như trong ao, mương vườn, ruộng lúa, trong bè với trình độ thâm canh và bán thâm canh. Bên cạnh đó, nhanh chóng áp dụng quy trình Global GAP và thực hiện liên kết giữa người nuôi - nhà chế biến - nhà xuất khẩu để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân tăng hiệu quả kinh tế.

Đối với ngành tiểu thủ công nghiệp các cấp chính quyền cần chú trọng quan tâm để vực dậy ngành nghề truyền thống của địa phương mà trong thời gian qua giải quyết không ít việc làm cho người dân, nhất là sản xuất gạch, gốm mỹ nghệ, tuy nhiên hiện tại còn rất ít các doanh nghiệp hoạt động, đa số hoạt động cầm chừng, thậm chí ngừng hoạt động kéo theo công nhân không có việc làm tăng, một bộ phận đã chuyển đổi ngành nghề. Nguyên nhân là không có đơn hàng, khó tiếp cận tín dụng, không đủ nguồn đất sét, giá các nguyên liệu sản xuất đều tăng, nếu trước đây một ghe trấu 200 ghánh có giá khoảng 2 triệu đồng thì bây giờ là 6 triệu đồng, dẫn đến giá thành tăng, tính cạnh tranh giảm. Bên cạnh đó, làng nghề sản xuất gạch, gốm chủ yếu tự phát, hoạt động riêng lẻ, chưa theo quy hoạch, thiếu tín đồng bộ, thiếu sự liên kết, hỗ trợ nên khi gặp khó khăn nhiều người bỏ cuộc. Nếu không có chính sách kịp thời thì không lâu ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ sẽ không còn nữa. Đề xuất các cấp chính quyền nên có giải pháp lò gạch truyền thống sang hiện đại như những địa phương khác, chuyển từ lò gạch thủ công sang lò gạch công nghệ cao.

Ngoài ra, đề nghị với chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện hoàn thành thủ tục vay chính xác và đúng đắn cho người có nhu cầu vay vốn. Tránh tình trạng phân biệt mối quan hệ quen thân, kiểm tra thông tin không chính xác cho người đi vay nhằm giảm thiểu thời gian và chi phí cho việc đi lại của họ.

67

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết năm 2011, 2012, 201 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014 của PGD.

2. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.

3. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Giáo trình quản trị ngân

hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

4. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Thống kê.

5. Nguyễn Thị Phương Liên và cộng sự, 2003. Tiền tệ và Ngân hàng. Nhà xuất bản Thống kê.

6. Lê Thị Mận, 2010. Nghệp vụ ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

7. Nguyễn Thị Mùi, 2008. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Tài Chính.

8. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, 2014. Lịch sử hình thành và phát triển. <http://agribank.com.vn/101/784/gioi-thieu/lich- su.aspx.[ Ngày truy cập: 10 tháng 9 năm 2014]

9. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, 2014. Lịch sử hình thành và phát triển, 2014. Sổ tay tín dụng. <http://luanvan.co/luan- van/so-tay-tin-dung-cua-agribank-chuong-1-toi-chuong-16-18380/ .[ Ngày truy cập: 12 tháng 9 năm 2014].

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất tại phòng giao dịch mỹ an chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mang thít – tỉnh vĩnh long (Trang 77)