Sơ lược về tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất tại phòng giao dịch mỹ an chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mang thít – tỉnh vĩnh long (Trang 40)

4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn

Trong hoạt động kinh doanh việc tạo lập vốn là rất quan trọng, để đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu của người dân, ngoài công tác huy động vốn Ngân hàng còn nhận vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên nếu vốn huy động tại chỗ không đáp ứng đủ nhu cầu vốn. PGD Mỹ An là một Ngân hàng trực thuộc Chi nhánh nên cơ cấu nguồn vốn gồm có: Vốn huy động tại chỗ và vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên. Với nguyên tắc “đi vay để cho vay” những năm qua Ngân hàng luôn chú trọng công tác huy động vốn tại chỗ. Thực hiện phấn đấu huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để tái đầu tư phát triển kinh tế với nhiều hình thức như: Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của tổ chức, cá nhân,.. Nhằm từng bước chủ động nguồn vốn đầu tư, đồng thời mở rộng mạng lưới huy động khắp các xã lân cận, vùng tập trung dân cư và những nơi có môi trường kinh tế phát triển để huy động toàn bộ vốn nhàn rỗi trong dân cư. Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng 4.1 sau:

Qua bảng số liệu trên cho thấy nguồn vốn của Ngân hàng tăng nhanh qua các năm với tốc độ tăng tương đối cao. Trong cơ cấu tổng nguồn vốn thì vốn huy động đều có sự tăng trưởng đáng kể trong 3 năm 2011, 2012, 2013 và cả 6 tháng đầu năm 2014 còn vốn điều chuyển có xu hướng tăng liên tục.

Vốn huy động

Năm 2011 tổng vốn huy động là 37.177 triệu đồng đến năm 2012 tổng nguồn vốn tăng 10,22% so với năm 2011, trong đó vốn huy động tăng lên đáng kể chỉ trong 12 tháng đã tăng gần 16.151 triệu đồng. Sang năm 2013 vốn huy tiếp tục tăng với mức tăng không đáng kể, tăng tới 53.595 triệu đồng tăng 265 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng là do Ngân hàng đã có những thay đổi trong chính sách lãi suất như là: Ngân hàng đã áp dụng linh hoạt lãi suất bậc thang cho tiền gửi có thời hạn, đây là dấu hiệu tốt cho Ngân hàng trong việc ổn định nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của khách hàng trong giai đoạn này.

29

Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của Agribank Mỹ An giai đoạn 2011 -2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đvt: Triệu đồng

Năm 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2012/2011 2013/2012

6 tháng

đầu 2014/2013 Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2013 2014

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 37.177 53.328 53.595 51.104 62.460 16.151 43,44 267 0,5 11.356 22,22

Vốn điều chuyển 49.460 42.563 42.365 59.754 50.501 7.297 14,75 -198 -0,47 -9.253 15,49

Tổng nguồn vốn 86.637 95.891 95.960 110.858 112.961 8.854 10,22 69 0,07 2.103 1,90

30

Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2014 mà vốn huy động đã vượt qua năm 2011, 2012, và gần bằng với năm 2013, nếu so với 6 tháng đầu năm 2013 thì vốn huy động đã tăng nhưng tốc độ tăng thấp 22,22%, tương ứng tăng 11.356 triệu đồng. Sự tăng trưởng của vốn huy động này là do người dân làm ăn có hiệu quả và việc sản xuất theo thời vụ nên sau khi thu hoạch xong sẽ có một lượng tiền dư thừa mang gửi vào Ngân hàng để được thưởng lãi suất nên vốn huy động tăng lên. Cùng với uy tín mà nhiều năm Ngân hàng đã tạo dựng nên nhận được lòng tin của người dân, nguồn vốn của họ được an toàn khi gửi tại Ngân hàng nên nhu cầu gửi tiền ngày càng tăng.

Vốn điều chuyển

Chi phí cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng chủ yếu dựa vào vốn huy động tại chỗ. Nếu nguồn vốn trên không đáp ứng đủ nhu cầu thì Ngân hàng có một cách giải quyết đó là xin điều chuyển vốn từ Ngân hàng cấp trên. Việc dùng vốn này không mất nhiều thời gian huy động nhưng phải chịu mức lãi suất cao hơn mức lãi suất huy động tại chỗ và nó cũng là nguyên nhân làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Một kết quả khả quan là lượng vốn điều chuyển của Ngân hàng có xu hướng giảm qua các năm. Điều này cho thấy Ngân hàng ngày càng tự chủ hơn về nguồn vốn của mình.

Năm 2011, 2012 và 2013 do việc huy động vốn không đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động của Ngân hàng nên trong hai năm này Ngân hàng đã xin vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên để phục vụ cho hoạt động của mình. Năm 2013 lượng vốn điều chuyển là 42.365 triệu đồng thấp nhất với những năm trước. Sang 6 tháng đầu năm 2014 lượng vốn này lại tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước. Vốn điều chuyển giảm chứng tỏ Ngân hàng huy động vốn ngày càng có hiệu quả, vốn huy động ngày càng đáp ứng được nhu cầu vốn của Ngân hàng thay thế cho vốn điều chuyển.

4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn

4.1.2.1 Phân tích tình hình huy động vốn theo thời hạn

- Tiền gửi tiết kiệm có thời hạn:

+ Trong giai đoạn này do thực hiện theo chỉ thị của NHNN về vấn đề hạ trần lãi suất huy động xuống, đều này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình huy động vốn tại các Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, nhìn vào tình hình huy động vốn của Ngân hàng thông qua bảng 4.2 ta thấy vốn huy động của Ngân hàng vẫn ổn định và chủ yếu tập trung ở tiền gửi có thời hạn là chủ yếu. Nguyên nhân giúp tiền gửi có thời hạn ổn định và không biến động lớn là do:

31

tâm lý đối mặt với việc hạ lãi suất của Ngân hàng, như chúng ta biết thì diễn biến lãi suất thời gian qua đi theo xu hướng giảm liên tục, cùng với các tín hiệu kinh tế những tháng đầu năm 2014 đã dự báo lạm phát sẽ ở mức thấp do đó người dân đã nắm được thông tin và đã có sự chuẩn bị về tâm lý. Thứ hai:

Trong giai đoạn này cho thấy các thị trường đầu tư khác không hấp dẫn đối với người dân như trước nữa điển hình như: bất động sản, chứng khoán, vàng,… đang trong giai đoạn khó khăn và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên đa phần người gửi tiền muốn an tâm về nguồn vốn và gia tăng lợi nhuận trong tương lai một cách an toàn, do đó họ vẫn tiếp tục chọn gửi tiết kiệm Ngân hàng là một trong những kênh hiệu quả nhất. Thứ ba: Tình hình kinh tế địa phương có nhiều khởi sắc, người dân có tiền dư thừa nên chọn kênh gửi tiết kiệm để có thêm thu nhập từ lãi tiết kiệm. Từ những nguyên nhân trên mà tình hình chung về huy động vốn theo tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng vẫn ổn định.

+ Trong tiền gửi tiết kiệm thì loại tiền gửi ngắn hạn luôn được người dân rất ưa chuộng đặc biệt là thời hạn 1 – 3 tháng, để linh hoạt trong nguồn vốn cũng như họ cảm thấy không yên tâm khi gửi dài hạn. Tuy nhiên, trong giai đoạn này tại Ngân hàng lại có xu hướng tăng tỷ trọng tiền gửi dài hạn, mặc dù không phủ nhận những ưu điểm của tiền gửi ngắn hạn, nhưng tối đa hóa lợi nhuận từ đồng tiền nhàn rỗi cùng với việc dự đoán xu hướng lãi suất trong tương lai sẽ thấp hơn, nên nhiều người gửi tiền đã có xu hướng chuyển sang gửi Ngân hàng với thời hạn dài (12 tháng trở lên) để hưởng lãi suất cao. Bên cạnh đó, từ năm 2013 Ngân hàng đã cho ra đời sản phẩm tiết kiệm gửi góp với lãi suất tương đối hấp dẫn, điều này đã giúp cho Ngân hàng có thêm một lượng vốn huy động dài hạn như đã đề cập ở trên. Tóm lại, việc ổn định vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm và việc chuyển sang gửi tiền với thời hạn dài của người dân cũng mang lại lợi ích không nhỏ cho Ngân hàng, vì nó sẽ tạo ra nguồn vốn ổn định hơn cho Ngân hàng và có thể yên tâm về tình hình thanh khoản, đây cũng là tiền đề để đưa ra các phương án cho vay dài hạn hơn nhằm hỗ trợ hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất và cao hơn thế là giúp nền kinh tế phát triển hơn.

- Tiền gửi không thời hạn: Tương tự với tiền gửi có thời hạn thì tiền gửi không thời hạn cũng biến động không kém đặc biệt tăng mạnh trong năm 2012 và giảm nhẹ trong năm 2013, 6 tháng đầu năm 2014 loại tiền này mạnh, tăng 1.619 triệu đồng lên 2.664 triệu đồng cao hơn cả năm 2012. Nguyên nhân là do sự biến động về mặt bằng lãi suất nên khi lãi suất thay đổi thì một số ít khách hàng đến rút tiền để gửi nơi có lãi suất ưu đãi hơn nên từ tiền gửi có thời hạn mà chuyển thành không thời hạn, do đó trong giai đoạn này mới có sự biến động về tiền gửi không thời hạn như ta thấy thông qua bảng 4.2.

32

Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn theo thời hạn tại Agribank Mỹ An giai đoạn 2011 –2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đvt: triệu đồng

Năm 6 tháng đầu năm

Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 6 tháng đầu 2014/2013 Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2013 2014 Số tiền (%) Số tiền (%) số tiền (%)

Tiền gửi có thời hạn 36.328 51.906 52.651 50.058 59.796 15.578 42,88 745 1,44 9.711 19,40 + Dưới 12 tháng 34.938 45.56 44.767 38.576 45.967 10,622 30,40 -793 -1,74 7.391 19,16 + Trên 12 tháng 1.390 6.346 7.884 11.482 13.829 4.956 356,54 1.448 22,82 2.347 20,44 Tiền gửi không kỳ hạn 849 1.422 947 1.045 2.664 573 67,49 -475 -33,40 1.619 154,93 Tổng vốn huy động 37.177 53.328 53.598 51.103 62.46 16.151 43,44 270 0,51 11.357 22,22

33

4.1.2.2 Phân tích tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng

Dựa vào bảng 4.3 ta thấy nguồn vốn huy động từ cá nhân chiếm tỷ trọng rất cao và tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, năm 2012 tiền gửi cá nhân đạt 51.920 triệu đồng tăng 15.332 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 41,90% so với năm 2011. Đến năm 2013 đạt 52.611 triệu đồng tăng 741 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 1,43% so với năm 2013.

- Tiền gửi từ cá nhân: Nguyên nhân thúc đẩy tiền gửi cá nhân vào Ngân hàng do trong giai đoạn này nền kinh tế có sự chuyển biến khá phức tạp điển hình năm 2011 lạm phát cả năm chốt ở mức 18,58% mà thủ phạm chủ yếu lại là giá cả của lương thực và thực phẩm tăng mạnh với mức 22,82% và 29,34% (tổng cục thống kê) chính vì vậy, người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu và tăng tiết kiệm điều dễ thấy nhất trong cách mua sắm của các gia đình, phụ huynh thì tự nấu ăn sáng cho con, người lao động chỉ ăn xôi hoặc bánh mì,… Chính vì thế mà trong giai đoạn này tiền gửi từ cá nhân tăng lên nhanh chóng qua các năm. Chỉ tiêu này là 59.807 triệu đồng trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng 9.726 triệu đồng so với cùng kỳ 2013 và đã vượt qua năm 2013. Khi các kênh đầu tư khác có nhiều rủi ro thì tiết kiệm vẫn là sự lựa chọn của người dân. Đây cũng là tín hiệu tốt giúp nguồn vốn ngày càng dồi dào tăng khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế.

- Tiền gửi từ tổ chức: Bên cạnh đó thì tiền gửi từ tổ chức lại có chiều hướng

biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2012 doanh số huy động đạt 1.408 triệu đồng tăng 819 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013 có sự giảm nhẹ chỉ đạt 935 triệu đồng giảm 474 triệu đồng tương ứng giảm 45,25% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự giảm xút là do trong giai đoạn này các doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu gốm sang thị trường Châu Âu khó tính, doanh thu và lợi nhuận từ đó giảm theo làm cho lượng vốn huy động từ nguồn khách hàng tổ chức giảm. Bên cạnh đó, việc thương lái Trung Quốc không mua dưa hấu, dâu xanh như cam kết của các tổ hợp tác cũng là nguyên nhân làm giảm lượng vốn này. Tuy nhiên tình hình có phần khởi sắc hơn, khi 6 tháng đầu năm 2014 lượng vốn huy động từ các tổ chức đạt 2.651 triệu đồng tăng 1.630 triệu đồng tương ứng tăng 159,5% so với năm 2012 cho thấy vốn huy động từ tổ chức tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng mạnh này là do tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp khả quan hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp gốm sứ khi họ cho ra nhiều kiểu mẫu mới, từng bước nâng cao chất lượng chinh phục được khách hàng Châu Âu khó tính.

34

Bảng 4.3: Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng tại Agribank Mỹ An giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Từ phòng tín dụng của Agribank Mỹ An, 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Năm 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 6 tháng đầu 2014/ 2013 Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2013 2014 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Cá nhân 36.588 51.92 52.661 50.083 59.807 15.332 41,90 741 1,43 9.726 19,42

Tổ chức 589 1.408 935 1.022 2.651 819 139,05 -474 -45,23 1.63 159,5

Tổng vốn

35

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT

4.2.1 Doanh số cho vay

4.2.1.1 Doanh số cho vay theo kỳ hạn

Xem xét bảng 4.5 ta thấy: Xu hướng chung trong giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 là doanh số cho vay có chiều hướng giảm. Cụ thể:

Năm 2012 doanh số cho vay tăng trưởng nhẹ so với năm 2011 đạt 1,07% so với năm 2012. Nguyên nhân chính là do: Bước sang năm 2012 lãi suất huy động giảm nhẹ đã kéo theo lãi suất cho vay hộ sản xuất cũng giảm theo đã tạo điều kiện cho người dân bắt đầu tiếp cận với nguồn vốn. Lãi vay giảm chỉ còn 13%/năm nhằm giảm bớt chi phí sản xuất cho cho người dân, khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, để hỗ trợ người dân tái chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm sau dịch bệnh theo chỉ thị của Chính phủ. Ngân hàng cho hộ sản xuất vay với lãi suất ưu đãi. Chính vì thế mà doanh số cho vay năm 2012 đã tăng trở lại so với năm 2011.

Năm 2013 doanh số cho vay giảm 5.845 triệu đồng tương ứng 5,88% so với năm 2012. Và doanh số này 6 tháng đầu năm 2014 cũng có xu hướng giảm rõ rệt so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân chính là do: Thứ nhất: Đây là xu hướng và cũng là chính sách của Ngân hàng đề ra nhằm mục đích thắt chặt và kiểm soát lại tình hình tăng trưởng tín dụng và đẩy mạnh công tác giải quyết nợ xấu. Thứ hai: Hộ sản xuất chưa có phương án kinh doanh hiệu quả, nên không thể tiếp cận nguồn vốn vay. Thứ ba: Tình hình kinh tế trong thời gian qua không mấy khả quan, người dân có nhu cầu tiết kiệm hơn là tiêu dùng. Để hạn chế rủi ro hàng hóa sản xuất không tiêu thụ được các hộ sản xuất rất e ngại mở rộng đầu tư sản xuất. Do đó, doanh số cho vay năm 2013 giảm so với năm 2012.

Tìm hiểu sâu hơn về doanh số cho vay theo thời hạn ta thấy đa phần Ngân hàng chủ yếu tập trung giải ngân vào những khoản vay ngắn hạn là chủ yếu, tình hình cho vay ngắn hạn qua 3 năm có sự thay đổi rõ rệt nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là do nguồn vốn huyđộng của Ngân hàng chủ yếu tập trung vào tiền gửi ngắn hạn dưới 12 tháng như đã phân tích ở phần huy động vốn, cho nên việc Ngân hàng tập trung vào giải ngân khoản vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động và cho vay tiêudùng với tài sản đảm bảo là sổ tiết kiệm sẽ giúp Ngân hàng chủ động hơn trong vấn đề thanh khoản, hạn chế được rủi ro tính dụng và nợ xấu cho Ngân hàng.

36

Bảng 4.4: Doanh số cho vay hộ sản xuất theo thời hạn của Agribank Mỹ An giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất tại phòng giao dịch mỹ an chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mang thít – tỉnh vĩnh long (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)