Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất tại phòng giao dịch mỹ an chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mang thít – tỉnh vĩnh long (Trang 49)

Nông nghiệp

Chăn nuôi và trồng trọt là những nghề được đa số người dân chọn làm nguồn sống. Người dân ở đây chủ yếu chăn nuôi gia súc, gia cầm, mà chủ yếu là chăn nuôi heo, bò, dê. Bên cạnh địa phương được thiên nhiên ưu đãi có dòng nước ngọt quanh năm và nằm bên bờ sông Tiền nên phát triển một nghề mới đó là nuôi cá ba sa, cá tra để xuất khẩu. Ngoài ra, trồng màu, lúa nước, và trồng cây ăn trái cũng được nhiều bà con chọn làm kinh tế.

Nhu cầu vốn cho mục đích sản xuất nông nghiệp khá lớn, nhìn chung doanh số cho vay qua các năm tăng, giảm không đều. Năm 2011 doanh số cho vay 37.189 triệu đồng, năm 2012 doanh số này là 41.485 triệu đồng tăng 4.296 triệu đồng so với năm 2011 chủ yếu là cho vay nhằm mục đích nuôi bò, nuôi heo, nuôi cá và trồng cây ăn trái. Năm 2013 doanh số này lại có xu hướng tăng mạnh đạt 50.299 triệu đồng so với năm 2012, doanh số cho vay tiếp tục tăng là do trong thời gian này người dân trúng heo, bò vì giá cao mà

38

nguồn cung cho thi trường lại không đủ đáp ứng. Vì vậy, các hộ sản xuất mạnh dạn vay thêm vốn Ngân hàng để mở rộng quy mô chăn nuôi dẫn đến doanh số cho vay cũng từ đó mà tăng theo.

Nhưng 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay lại giảm so với 6 tháng đầu năm 2013 với tốc độ giảm là 14,25%. Nguyên nhân giảm là do trong 6 tháng đầu năm 2014 có nhiều doanh nghiệp mới hoạt động trên địa bàn thu hút nhiều người lao động nên nhu cầu vốn nông nghiệp giảm. Thị trường tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn, tình trạng được mùa mất giá thường xuyên xảy ra nên người dân thận trọng trong việc đầu tư lớn trong sản xuất nông nghiệp cũng là một yếu tố làm cho cầu vốn vay giảm. Ngoài ra, cũng do trong thời gian này nhận được tiền đền bù giải phóng mặt bằng tuyến đường 902 mở rộng, người dân có thể sử dụng nguồn vốn đó mà không cần vay vốn của Ngân hàng để đầu tư sản xuất.

Thủy sản

Thủy sản là ngành dần trở thành thế mạnh của địa phương, nhưng qua bảng 4.5 thì thủy sản vẫn chưa chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay hộ sản xuất, hiện tại chưa nhiều hộ dám đầu tư nuôi cá ba sa, cá tra nên tỷ trọng này còn thấp. Cụ thể là, năm 2012 doanh số cho vay giảm 1.070 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013 thì doanh số này là 1.350 triệu đồng và không có sự tăng trưởng so với năm 2012, tình hình này cũng diễn ra trong 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân tình trạng này kéo dài là do tình trạng xuất khẩu cá tra gặp nhiều khó khăn do bị kiện bán phá giá tại Mỹ. Tuy đã ổn định gần đây nhưng thị trường đầu ra vẫn rất bấp bênh nên chưa thu hút được nhiều đầu tư. Thêm vào đó sự bất ổn của thị trường xuất khẩu, các thông tin bôi xấu về thị trường cá tra Việt Nam, sản lượng nuôi tăng quá nhanh nhiều doanh nghiệp cạnh tranh xuất khẩu bằng cách hạ giá vì thế không hộ nào dám mở rộng sản xuất nên có nhu cầu vay thêm vốn.

Tiểu thủ công nghiệp

Ngoài nông nghiệp thì tiểu thủ công nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong doanh số cho vay. Năm 2012 doanh số cho vay là 29.638 triệu đồng tăng 3.250 triệu đồng so vời năm 2011. Nguyên nhân là sự phát triển mạnh mẽ của các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như đan thảm lục bình, đan mây tre đang được phát triển rất tốt tại địa phương nên nhu cầu vốn đầu tư tăng mạnh. Đặc biệt, năm 2012 là năm hoàn kim của làng nghề sản xuất gạch, gốm mỹ nghệ ở xã Mỹ Phước nơi tập trung đông nhất làng nghề sản xuất gạch, gốm mỹ nghệ với tốc độ phát triển mạnh mẽ. Trong thời gian này giá gạch ngày càng tăng cao

39

Năm 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2013 2014 2012/2011 2013/2012

6 tháng

đầu 2014/2013 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nông nghiệp 37.189 41.485 50.299 12.310 10.556 4.296 11,55 8.815 21,25 -1.754 -14,25 Thủy sản 2.420 1.350 1.350 0 0 -1.070 44,21 0 0 0 0 Tiểu thủ công nghiệp 26.388 29.638 20.590 10.015 4.865 3.250 12,32 -9.048 30,53 -5.150 51,42 Thương nghiệp-DV 24.794 19.952 14.071 3.685 5.345 -4.842 -19,53 -5.881 29,48 1.660 45,05 Đời sống 7.525 6.941 7.210 2.814 1.663 -584 7,76 269 3,88 -1.150 40,87 Tổng 98.316 99.366 93.520 28.824 22.429 1.050 1,07 -5.845 5,88 -6.394 -22,18

Nguồn: Từ phòng tín dụng Agribank Mỹ An, 2011- 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

tháng đầu năm 2014

40

thúc đẩy người dân đầu tư ngày càng nhiều nên nhu cầu vốn từ đó cũng tăng theo. Nhưng đến năm 2013 doanh số cho vay giảm 9.048 triệu đồng so với năm 2012 do trong năm nước lũ lên cao nhiều lò gạch tạm ngừng hoạt động. Cùng với sự đóng băng của thị trường bất động sản, Nhà nước cắt giảm chi tiêu công giảm xây dựng công trình cơ bản nhu cầu gạch gần như không có nên nhiều cơ sở phải ngưng sản xuất và chờ đợi, một số ít chỉ hoạt động cầm chừng. Đến 6 tháng đầu năm 2014 doanh số này tiếp tục giảm từ 10.015 triệu đồng xuống còn 4.865 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013. Sự suy giảm này là do một số cơ sở sản xuất gạch phải đóng cửa vì cạnh tranh giá không lại các cơ sở gạch ở An Giang, các cơ sở này đốt gạch bằng điện nên chi phí thấp giá thành theo đó giảm mạnh. Chi phí cho những lò đốt gạch bằng điện lại rất cao, do đó người dân không đủ khả năng đầu tư.

Thương nghiệp – Dịch vụ

Doanh số cho vay giảm mạnh qua 3 năm cụ thể là : Năm 2012 doanh số cho vay là 19.952 triệu đồng giảm 4.842 triệu đồng tương đương giảm 19,53% so với năm 2011, sang năm 2013 doanh số này lại giảm mạnh xuống còn 14.071 triệu đồng so với năm 2012. Do kinh tế khó khăn doanh nghiệp mới không mở ra mà có xu hướng đóng cửa ngày càng nhiều, nên nhu cầu vốn của người dân không tăng để thực hiện kinh doanh dịch vụ. Đặc biệt do nhiều vườn trái cây gặp dịch bệnh như đầu lân trên nhãn nên nhiều vườn du lịch sinh thái gia đình phải tạm ngừng hoạt động cũng là nguyên nhân làm doanh số cho vay giảm.

Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2014 tình hình có phần khởi sắc hơn khi doanh số cho vay tăng 1.660 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013. Trong những tháng đầu năm 2014 nhiều công ty chế biến thức ăn thủy sản, công ty nước mắm hay công ty may mọc lên, người dân nắm bắt được nhu cầu nên có nhu cầu vay vốn kinh doanh dịch vụ ăn, uống, xây nhà trọ làm nhu cầu vốn tăng theo.

Đời sống

Qua bảng 4.5 cho thấy xu hướng doanh số cho vay trong lĩnh vực này tăng giảm không đều qua các năm. Từ 7.525 triệu đồng năm 2011 giảm xuống còn 6.941 triệu đồng năm 2012. Chủ yếu Ngân hàng cho vay tiêu dùng hoặc xây dựng nhà cửa. Do năm 2012 người dân trúng lúa, trúng heo có đủ điều kiện để chi tiêu, sửa chữa nhà cửa mà không cần sự hỗ trợ từ Ngân hàng, đây cũng là tín hiệu tốt cho kinh tế địa phương. Sang năm 2013 thì doanh số cho vay tăng thêm 269 triệu đồng chủ yếu là do nhu cầu xây dựng nhà trọ của một số hộ nhằm đáp ứng nhu cầu nhà trọ của công nhân các công ty trong tuyến

41

Công nghiệp Cổ Chiên. Nhưng 6 tháng đầu năm 2014 thì doanh số này giảm 1.150 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013, nguyên nhân chính do việc tiêu thụ nông phẩm thuận lợi được mùa được giá nên nhu cầu vay tiêu dùng hay xây cất cũng giảm. Bên cạnh đó, lượng kiều hối từ nước ngoài gửi về tăng cũng là một nguyên nhân làm giảm doanh số này.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất tại phòng giao dịch mỹ an chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mang thít – tỉnh vĩnh long (Trang 49)