Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất tại phòng giao dịch mỹ an chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mang thít – tỉnh vĩnh long (Trang 55)

Nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng doanh số thu nợ cao nhất trong các ngành. Doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng dần qua các năm kể cả 6 tháng đầu năm 2014, cụ thể như sau: Doanh số thu nợ năm 2012 là 40.004 triệu đồng tăng 6.744 triệu đồng so với năm 2011, doanh số này tiếp tục tăng trưởng 3,78% so với năm 2012. Nhu cầu đời sống của con người không ngừng cải thiện, được mặc đẹp ăn ngon là điều thiết yếu của mỗi người. Trong mỗi bữa ăn trong gia đình luôn có mặt các loại cá, thịt phong phú và đa dạng. Chính những nhu cầu đó mà việc đẩy mạnh chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá luôn được quan tâm. Cùng với giá các loại thực phẩm này ngày càng tăng nên hộ sản xuất thường thu về các khoản lợi nhuận cao sau mỗi mùa vụ, và vấn đề thanh toán vốn vay cho Ngân hàng vì vậy được tiến hành rất thuận lợi. Ngoài ra, việc thu được các khoản nợ gia hạn cũng là một yếu tố giúp doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2014 tăng 2.946 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013.

Thủy sản

Qua bảng 4.7 thì doanh số thu nợ ngành thủy sản biến động tăng giảm qua các năm. Năm 2012 doanh số này là 7.987 triệu đồng tăng 6.777 triệu đồng tương ứng 560,08% so với Ngân hàng cho gia hạn đã thu về được. Việc xuất khẩu cá tra hàng năm mang về khối lượng lớn ngoại tệ. Chính vì vậy thị trường cá tra ngày càng được quan tâm chú trọng hơn nên đầu ra của mặt hàng này cũng ổn định hơn về thị trường tiêu thụ lẫn giá cả, từ đó doanh số thu nợ ngành thủy sản từ đó cũng tăng theo. Đến năm 2013 doanh số này giảm xuống còn 1.250 triệu đồng giảm 63,75% so với năm 2012. Sở dĩ có sự sụt giảm này là do chất lượng cá tra không đạt yêu cầu: Một số hộ thì nuôi cá quá lớn, một số khác bị tình trạng thịt cá vàng. Do đó, không xuất khẩu được mà chỉ tiêu thụ ở địa phương với giá rẽ đã làm cho các hộ bị lỗ vốn. Vì vậy, Ngân hàng

44

cho những hộ này gia hạn nợ. Sang 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ tăng 650 tỷ so với cùng kỳ 2013. Do khách hàng biết lãi suất vay vốn giảm nên đã tranh thủ trả vốn cho Ngân hàng để vay lại với lãi suất thấp hơn, cùng với những khởi sắc của thị trường xuất khẩu cũng là yếu tố quan trọng giúp doanh số thu nợ tăng.

Tiểu thủ công nghiệp

Nhìn chung doanh số thu nợ có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2012 doanh số thu nợ 15.818 triệu đồng giảm 6.648 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013 doanh số này tăng nhẹ lên mức 22.526 triệu đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ là 3.306 triệu đồng giảm 6.728 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân của việc giảm doanh số thu nợ nhìn chung do tình hình kinh tế suy thoái, người dân có xu hướng tiết kiệm hơn là tiêu dùng, chỉ tiêu dùng những thứ thiết yếu cho cuộc sống nên những nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ như đan tre mây, đan lục bình cũng giảm mạnh. Bên cạnh, đó thị trường bất động sản đóng băng cũng làm cho nhu cầu gạch xây dựng giảm theo, làm cho các hộ sản xuất gạch gốm giảm khả năng trả nợ.

Thương nghiệp – Dịch vụ

Doanh số ngành có xu hướng giảm dần qua các năm cụ thể như sau: Năm 2012 doanh số thu nợ giảm 25,73% so với năm 2011 là do trong năm Ngân hàng cho gia hạn nợ môt số khách hàng. Đến năm 2013 doanh số lại giảm 14,02% so với năm 2012 là do trong giai đoạn này doanh số cho vay giảm dẫn đến doanh số thu nợ cũng giảm. Tình hình thu nợ 6 tháng đầu năm 2014 giảm 50,70% so với cùng kỳ năm 2013 nguyên nhân là do doanh số cho vay nhằm đầu tư kinh doanh quán cơm, quán nước, xây nhà trọ chủ yếu là vay trung dài hạn nên trong thời gian ngắn chưa thể thu hồi vốn.

Đời sống

Chủ yếu doanh số cho vay trong lĩnh vực này là tiêu dùng và xây dưng nhà cửa, do trên địa bàn lượng kiều hối hằng năm gửi về là khá lớn cộng với lợi nhuận từ bán nông phẩm tích góp từ nhiều năm cho nên người dân có thể sử dụng để xây cất, sữa chữa nhà cửa và tiêu dùng mà không phải đi vay, vì vậy mà doanh số cho vay và thu nợ cũng giảm là nguyên nhân chính làm cho doanh số thu nợ giảm từ năm 2011- 6 tháng đầu năm 2014.

45

Năm 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2012/2011 2013/2012

6 tháng

đầu 2014/2013 Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2013 2014

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nông nghiệp 33.259 40.004 41.516 10.343 13.285 6.744 20,28 1.512 3,78 2.946 28,44 Thủy sản 1.210 7.987 1.250 0 650 6.777 560,08 -6.737 -63,75 650 _ Tiểu thủ công nghiệp 22.466 15.818 22.526 10.034 3.306 -6.648 -29,59 6.709 84,35 -6.728 -67,05 Thương nghiệp - DV 24.033 17.849 15.346 4.665 2.300 -6.185 -25,73 -2.502 -14,02 -2.365 -50,70 Đời sống 8.992 7.617 6.417 1.876 1.665 -1.375 -15,29 -1.201 -15,76 -211 -11,26 Tổng 89.960 89.274 87.055 26.919 21.206 -687 -0,76 -2.219 -2,49 -5.713 -21,22

Nguồn: Từ phòng tín dụng của Agribank Mỹ An, 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

46

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất tại phòng giao dịch mỹ an chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mang thít – tỉnh vĩnh long (Trang 55)