Vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất tại phòng giao dịch mỹ an chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mang thít – tỉnh vĩnh long (Trang 70)

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, biết được thời gian thu hồi vốn vay nhanh hay chậm, chỉ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi vốn về càng nhanh nhưng chưa thể kết luận được là tốt. Con số này cho biết vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm trong một hời kỳ nhất định, nhưng nó chỉ có ý nghĩa tương đối... Nhìn chung vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng giảm nhẹ qua các năm và vào 6 tháng đầu năm 2014. Năm 2011 vòng quay vốn tín dụng là 1,25 vòng, đến năm 2012 là 1,10 vòng, sang năm 2013 tiếp tục giảm nhẹ xuống còn 0,97 vòng. Vòng quay tín dụng hộ sản xuất giảm nhẹ qua các năm, do doanh số thu nợ giảm nhẹ qua các năm làm vòng quay tín dụng cũng giảm theo, do tình hình sản xuất không thuận lợi nên Ngân hàng cho các hộ gặp khó khăn gia hạn nợ làm doanh số thu nợ giảm. Trong 6 tháng đầu năm 2014 vòng quay vốn chỉ đạt 0,23 vòng thấp hơn 6 tháng 2013 là do giá cả hàng hóa nông nghiệp giảm, giá cá tra, basa thấp hơn giá thành kinh doanh không mang lại lợi nhuận cho khách hàng nên chậm trả nợ Ngân hàng, làm vòng quay tín dụng của Ngân hàng tháng đầu năm 2014 thấp hơn cùng kỳ.

59

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT

TẠI PGD MỸ AN NHN0 & PTNT HUYỆN MANG THÍT

5.1 NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CỦA NGÂN HÀNG

Qua việc phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng cùng với quá trình thực tập tại Ngân hàng. Tôi nhận thấy Ngân hàng còn một số tồn tại như sau:

- Ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ vì chưa có nhu cầu vay dài hạn hoặc chưa có các dự án lớn.

- Qua kết quả phân tích thì doanh số thu nợ trung dài hạn của Ngân hàng giảm liên tục qua các năm.

- Do công tác chi trả và vay tiền của nông hộ theo vụ mùa, hàng loạt người dân đến vay và trả cùng lúc nên gây khó khăn cho cán bộ cũng như người dân.

- Ngân hàng chưa có chính sách marketing điều tra thăm dò ý kiến khách hàng đã, đang và chưa từng vay vốn hay gửi tiền tại Ngân hàng. Nhiều khách hàng chẳng thà chịu tốn chi phí lên tỉnh gửi tiền tại NHN0 & PTNN Việt Nam tỉnh Vĩnh Long nhưng không gửi tại đây, mặt dù mức lãi suất như nhau nhưng họ nghĩ rằng Ngân hàng lớn thì lãi suất cao hơn.

- Đa số khách hàng là hộ sản xuất nông nghiệp nên việc đầu tư của Ngân hàng còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, thị trường nông sản biến động ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Chứa đựng rủi ro cao ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đồng thời gây khó khăn trong công tác thu nợ của Ngân hàng.

- Ngân hàng chưa khai thác hết mọi đối tượng khách hàng trên địa bàn như giáo viên các trường học, cán bộ trạm y tế.

- Do cán bộ nhân viên của Ngân hàng huyện phải luân chuyển trên khắp địa bàn, cán bộ tín dụng mới tiếp nhận địa bàn mới làm quen với khách hàng chưa được bao lâu phải luân chuyển đi nơi khác, gây khó khăn trong công tác thẩm định tín dụng, cũng gây khó khăn trong việc tìm hiểu thiện chí trả nợ của khách hàng.

60

- Ngoài ra, Ngân hàng không được từ chối cho vay các món vay nhỏ lẻ vì phải thực hiện theo chỉ thị của Chính phủ, gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc quản lý và tốn nhiều chi phí khi cho vay.

- Bên cạnh đó, khách hàng chưa trung thực trong việc cung cấp thông tin cho Ngân hàng, một số khách hàng vay xong thì đi làm ở xa nên việc đôn đốc thu lãi và gốc là hết sức khó khăn.

- Mỗi địa bàn chỉ có một cán bộ tín dụng, số lượng khách hàng thì rất nhiều vì vậy rất khó khăn trong việc quản lý. Đặc biệt khi cán bộ tín dụng đi thẩm định thì khách hàng đến xin vay vốn thì không gặp phải hẹn lại, làm khách hàng không được hài lòng, nếu trường hợp này xảy ra thường xuyên thì Ngân hàng sẽ làm mất đi khách hàng của mình.

- Tình trạng nhiều khách hàng lớn tuổi đến Ngân hàng xin vay vốn do là người đứng tên trên quyền sử dụng đất nên phải trực tiếp đứng tên trên hồ sơ vay, nhưng số vốn vay để cho con hay cháu sử dụng, Ngân hàng nên xem xét lại hồ sơ và cho thành viên trong gia đình đứng tên hồ sơ vay để hạn chế rủi ro xảy ra.

- Có hiện tượng nhiều khách hàng khi mới làm hồ sơ vay xong thì lại đến Ngân hàng xin vay thêm, cán bộ tín dụng thẩm định lại hồ sơ gây tốn kém và mất thời gian.

- Hệ thống máy ATM trên địa bàn huyện chỉ có 2 máy ATM, tại địa bàn PGD Mỹ An hiện chưa có máy rút tiền nào. Nhưng hiện tại Ngân hàng cho vay các món trên 20 triệu đồng đều giải ngân qua tài khoản và Ngân hàng thực hiện chi lương qua tài khoản cho các cán bộ giáo viên nhưng do không có hệ thống máy rút tiền nên việc rút tiền được thực hiện tại quầy giao dịch. Đến ngày nhận lương số lượng khách hàng giao dịch khá đông phải chờ đợi giao dịch, làm mất khá nhiều thời gian.

5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT

Qua việc phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất từ doanh số cho vay đến doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu tại Ngân hàng ta nhận thấy được một điều chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng đang được thực hiện tốt. Doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ được đánh giá khá tốt. Bên cạnh đó tình hình nợ xấu tại Ngân hàng đang giảm dần qua các năm. Để không tồn tại nợ xấu tại Ngân hàng, qua quá trình thực tập tại Ngân hàng tôi xin đưa ra một số giải pháp để chất lượng tín dụng ngày càng tốt hơn để

61

Ngân hàng cung ứng vốn kịp thời, hỗ trợ sản xuất giúp cải thiện đời sống người dân ở địa phương:

- Mở rộng cho vay trung và dài hạn: Qua kết quả phân tích tình hình tín dụng hộ SXKD, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay Ngân hàng. Nhu cầu vốn, thời gian vay vốn của hộ sản xuất thường thấp và thời gian vay vốn chủ yếu là ngắn. Các món vay này thường cho vay theo hình thức cho vay từng lần khi có nhu cầu thì hộ vay đến Ngân hàng làm hồ sơ xin vay vốn và trong quá trình sản xuất phát sinh thiếu hụt vốn thì làm hồ sơ xin vay bổ sung. Chính vì những lý do trên mà các món vay hộ dân thường nhỏ và phân bố, trãi dài trên diện rộng. Ngoài ra, những năm gần đây chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhu cầu vay vốn trung và dài hạn người dân tăng, cải tạo vườn cũng như chuồng trại. Để làm tốt công tác cho vay trong thời gian tới Ngân hàng cần có giải pháp mở rộng cho vay trung và dài hạn với thời hạn vay vốn, lượng vốn cho vay lớn nhằm tiết kiệm chi phí cho Ngân hàng và khách hàng trong quá trình phát sinh thực hiện hợp đồng vay vốn. Ngoài việc mở rộng cho vay trung - dài hạn Ngân hàng cần tư vấn cho hộ vay vốn về hình thức vay, mục đích vay để tránh tình trạng vay nhiều món với thời hạn, vốn vay tách biệt. Thay vào đó là sự kết hợp của nhiều món vay với thời hạn dài hơn vốn vay lớn hơn.

- Đa số hộ nông dân trình độ hạn chế nên họ ít khi chú ý những điều khoản trong hợp đồng tín dụng. Vì vậy cán bộ tín dụng nên giải thích, tư vấn cho họ hiểu rõ hơn những điều khoản hợp đồng, tránh tình trang khi người dân làm xong một vụ nhưng chưa tới thời hạn trả nợ, họ sử dụng số tiền này vào việc khác nên khi đến hạn trả nợ họ lại hết tiền không trả được nợ Ngân hàng.

- Đẩy mạnh công tác thu nợ trung dài hạn: Qua kết quả phân tích doanh số thu nợ trung và dài hạn của Ngân hàng giảm qua các năm, do Ngân hàng tập trung công tác thu hồi nợ ngắn hạn. Do mới mở rộng đối tượng vay trung và dài hạn, nên cán bộ tín dụng chưa có kinh nghiệm. Để thực hiện tốt công tác thu nợ trung và dài hạn thì Ngân hàng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ tín dụng, cần tuân thủ quy trình thẩm định, theo dõi, đôn đốc hộ dân vay thanh toán vốn gốc cho Ngân hàng đúng thời hạn. Ngoài ra, công tác thu nợ phụ thuộc nhiều vào việc thu hoạch mùa vụ và thiện chí trả nợ của hộ vay. Cán bộ tín dụng thường xuyên đến thăm hỏi và định hướng đề ra các biện pháp giúp hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả nhằm hạn chế tình trạng thiệt hại nặng nề nhất trong quá trình sản xuất.

- Hằng năm số lượng khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng ngày một gia tăng cả về giao dịch huy động vốn và cho vay nên dẫn đến tình trạng chi

62

trả vốn, lãi và vay tiền của khách hàng diễn ra cùng lúc nên gây nhiều khó khăn cho cán bộ nhân viên và khách hàng. Món vay của hộ nông dân thường nhỏ và phân bổ hầu hết ở các xã nên gặp nhiều khó khăn cho việc đi lại và quản lý hộ vay. Do đó, Ngân hàng cần bố trí cán bộ nhân viên hợp lý ở phòng kế toán nhằm hạn chế tình trạng quá tải công việc trong ngày, xử lý giao dịch trong thời gian nhanh nhất tránh tình trạng khách hàng phải đợi lâu và áp lực cho nhân viên trong công việc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phân loại khách hàng như: hộ giàu, hộ trung bình, hộ ngèo hay hộ có đủ điều kiện vay vốn, không đủ điều kiện vay vốn, hộ đóng lãi đúng hạn và hộ thường trễ lãi… Để từ đó đề ra chính sách cho vay hợp lý với từng đối tượng cụ thể tránh phát sinh nợ quá hạn. Khách hàng đủ điều kiện vay vốn, sử dụng đúng mục đích, trả nợ đúng hạn thì Ngân hàng nên có chế độ ưu đãi lãi suất và nhu cầu vốn vay tối đa để khuyến khích họ sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Khách hàng trung bình: Ngân hàng tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn và phải thường xuyên chăm sóc nhắc nhở họ trong việc đóng lãi và thu hồi nợ gốc. Khách hàng không đủ điều kiện Ngân hàng không nên cho vay để hạn chế rủi ro.

- Am hiểu thị trường và địa bàn sẽ giúp hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro và có quyết định chính xác. Vì thế, Ngân hàng nên ổn định vị trí cán bộ tín dụng ít nhất 12 – 16 tháng, để cán bộ tín dụng có thể tìm hiểu kỹ khách hàng tránh tình trang khách hàng vay xong lại đi làm xa. Quản lý tốt các món vay nhỏ, lẻ bằng cách thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn của hộ sản xuất, hạn chế tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích do cán bộ không thường xuyên kiểm tra.

- Bên cạnh đó, để giảm thiểu đến mức thấp nhất những khoảng nợ xấu và đưa ra quyết định phù hợp, thẩm định tín dụng là một trong những khâu quan trọng trong việc đưa ra quyết định cho vay, giúp Ngân hàng phòng ngừa rủi ro đối với các khoản nợ. Bố trí cán bộ hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo sắp xếp cán bộ có đủ trình độ, năng lực, chuyên môn, trách nhiệm làm công tác. Phân công cán bộ thẩm định. Đồng thời ban lãnh đạo phải luôn quan tâm và có những chỉ đạo kịp thời với những thay đổi nhạy cảm của tình hình kinh tế để cán bộ tín dụng Ngân hàng luôn chủ động trong công tác, nổ lực phấn đấu, cùng cố gắng thực hiện các chỉ tiêu mà ban lãnh đạo đã đề ra.

- Đối với lĩnh vực cho vay hộ sản xuất thì những khách hàng lớn tuổi Ngân hàng không nên cho vay mà cho người sử dụng vốn trực tiếp đứng tên vay để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.

63

- Thiết lập quan hệ với chính quyền địa phương để nắm bắt kịp thời những thông tin về khách hàng để biết được thông tin khách hàng khi có những rủi ro bất thường xảy ra, như khách hàng đi làm ăn xa hay đã trở về.

- Ngân hàng nên bổ sung thêm nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực cán bộ tín dụng. Ngân hàng nên giao 2 cán bộ tín dụng phụ trách cùng một địa bàn. Trong đó một cán bộ chuyên thực hiện công tác thẩm định, kiểm tra quá trình khách hàng sử dụng vốn vay, thu hồi nợ. Một cán bộ ở lại văn phòng chuyên về tiếp nhận hồ sơ vay vốn và hoàn thành thủ tục cho khách hàng. Như vậy sẽ nâng cao được trách nhiệm cho mỗi người, công việc được giải quyết nhanh hơn, tránh trường hợp khách hàng không hài lòng và tìm đến Ngân hàng khác.

- Ngân hàng có thể tổ chức thu thập thông tin lấy ý kiến khách hàng để phục vụ khách hàng tốt hơn, thu hút được nhiều khách hàng hơn.

64

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

PGD Mỹ An Chi nhánh NHN0 & PTNN Việt Nam huyện Mang Thít với nhiều năm hoạt động và trưởng thành, mặc dù đã có không ít khó khăn cần phải giải quyết nhưng với sự giúp đỡ, chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, đã đạt được những bước tiến xa hơn và ngày càng phát triển hơn trong mọi hoạt động nhất là hoạt động tín dụng. Những kết quả đạt được là một minh chứng cho quá trình bền bĩ phấn đấu của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng. Từ đó, cho chúng ta thấy PGD Mỹ An Chi nhánh NHN0 & PTNN Việt Nam huyện Mang Thít đã thực hiện tốt một trong những chức năng qua trọng của môt Ngân hàng là hỗ trợ vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh cho các cá nhân và đơn vị kinh tế.

Đối với PGD Mỹ An, trong thời gian qua Ngân hàng luôn phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu do cấp trên giao. Ngân hàng luôn cố gắng khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, nhân viên Ngân hàng luôn phục vụ ân cần, chu đáo tạo niềm tin cho khách hàng. Chính vì vậy, nguồn vốn huy động tăng qua các năm. Nhưng nhu cầu vốn thì quá lớn nên Ngân hàng luôn vốn chủ yếu nhờ vào vốn điều chuyển. Vì vậy, trong thời gian tới Ngân hàng cần phải tăng cường hơn nữa công tác huy động vốn, mở rộng quan hệ khách hàng.

Trong quá trình thực tập tại đơn vị và phân tích bài báo cáo. Tôi nhận thấy hoạt động tín dụng tại Ngân hàng được thực hiện tốt và đạt được những thành tựu đáng kể. Doanh số cho vay và thu nợ chỉ giảm nhẹ trong tình hình kinh tế khó khăn, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp cho thấy hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Nhưng đội ngũ nhân viên còn thiếu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng nên có khắc phục yếu điểm này góp phần nâng cao thương hiệu “Agribank mang phồn vinh đến với khách hàng”.

Tuy nhiên, Ngân hàng không thể dừng lại với những gì đã đạt được mà còn phải cố gắng phấn đấu hơn nữa để khắc phục nững tồn tại trong thời gian qua cũng như để chuẩn bị cho những thử thách mới trong quá trình kinh doanh. Góp phần cùng toàn hệ thống Ngân hàng tiến đến hội nhập trong khu vực và trên thế giới, để dưa nguồn vốn đến với người dân đang cần vốn để sản

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất tại phòng giao dịch mỹ an chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mang thít – tỉnh vĩnh long (Trang 70)