Tình hình dư nợ theo mục đích sử dụng vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất tại phòng giao dịch mỹ an chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mang thít – tỉnh vĩnh long (Trang 60)

Nông nghiệp

Đây là ngành luôn có dư nợ cao nhất qua các năm trong tổng dư nợ với hộ sản xuất tại Ngân hàng. Dư nợ năm 2012 là 39.271 triệu đồng tăng 8.698 triệu đồng tương ứng tăng 28,45% so với năm 2011. Nhìn chung dư nợ tăng dần qua 3 năm, dư nợ tăng do từ xưa đến nay nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu ở địa bàn được đa số hộ đầu tư sản xuất. Đến năm 2013, dư nợ tiếp tục tăng 22,54% so với năm 2012. Năm 2013 tình hình dịch bệnh trên địa bàn không còn diễn biến phức tạp như trước và đã có vacxin, thuốc phòng ngừa cho nên người dân không còn hoang mang lo sợ, vì thế nhu cầu vay vốn mở rộng đàn gia súc, gia cầm tăng lên. Thêm vào đó, giá thịt heo hơi thường tăng mạnh vào những tháng cuối năm nhằm cung ứng thịt cho dịp tết trung thu, dịp tết nguyên đán nên hộ sản suất đẩy mạnh việc chăn nuôi nhằm kiếm lợi nhuận cao trong dịp này. Sang 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ lại tăng nhẹ ở mức 13,90% so với 6 tháng đầu năm 2013. Qua thực thế nhìn nhận rằng nhu cầu vốn của người dân ngày càng tăng nhưng tăng ở mức thấp, khi đến hạn người dân tranh thủ trả nợ và làm đơn xin vay lại, vẫn nhu cầu vốn để thực hiện phương án cũ, nhu cầu vay có tăng lên chỉ tăng ít để bù đắp việc tăng lên của giá phân bón, thuốc, con giống,… dẫn đến dư nợ nông nghiệp tăng nhẹ lên.

Thủy sản

Dư nợ năm 2012 giảm nhẹ so với năm 2011 với mức giảm 5,30%. Đây là năm ngành gặp nhiều khó khăn nên dư nợ giảm do doanh số cho vay giảm và một phần do Ngân hàng cho các hộ sản xuất gia hạn nợ do tình hình khó khăn. Đến năm 2013 doanh số thu nợ tăng nhẹ lên đạt 1.350 triệu đồng tăng 100 triệu so với năm 2012, việc tăng này là do Ngân hàng cho một số hộ gia hạn nợ. Sang 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ không có gì thay đổi so với 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ không thay đổi là do đa số các hộ trả gốc khi đáo hạn và vay lại như nhu cầu phương án cũ.

Tiểu thủ công nghiệp

Sau dư nợ của nông nghiệp là ngành tiểu thủ công nghiệp, dư nợ của ngành này khá cao trong cơ cấu dư nợ. Dư nợ của ngành này năm 2012 đã tăng trưởng 13,75% so với năm 2011, đây là năm ngành này rất phát triển ở địa phương, người dân đầu tư mạnh mở rộng sản xuất nên doanh số cho vay tăng từ đó kéo theo dư nợ tăng. Sang năm 2013 dư nợ đã giảm nhẹ trở lại so với năm 2012 với mức giảm là 7,68%, dư nợ giảm là do trong năm người

49

dân kinh doanh có hiệu quả thu được lợi nhuận nhanh chóng trả nợ cho Ngân hàng làm cho dư nợ giảm. Dư nợ 6 tháng đầu năm 2014 giảm nhẹ xuống còn 23.478 triệu đồng thay vì 25.636 triệu đồng trong 6 tháng đầu năm 2013, do trong năm 2013 vốn đầu tư vào lĩnh vực này đã khá lớn nên trong 6 tháng đầu năm 2014 nhu cầu giảm nhẹ theo đó dư nợ cũng giảm. Bên cạnh đó, do tình hình xuất khẩu thuận lợi, thu được lợi nhuận nhiều nên người dân đã tranh thủ hoàn nợ cho Ngân hàng để giảm chi phí lãi.

Thương nghiệp – Dịch vụ

Do tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại địa phương liên tục đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động làm doanh số cho vay giảm liên tục trong giai đoạn 2011- 2013 kéo theo dư nợ cũng giảm theo, cụ thể: Năm 2012 dư nợ là 18.376 triệu đồng giảm 939 triệu đồng so vớ năm 2011, sang năm 2013 dư nợ tiếp tục giảm xuống còn 17.111 triệu đồng giảm 1.265 triệu đồng so với năm 2012. Nhìn chung dư nợ có giảm nhưng chỉ giảm nhẹ với mức giảm cao nhất là 6,89% năm 2013.

Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2014 với những tín hiệu tích cực của nền kinh tế thì nền kinh tế địa phương dần phục hồi. Chỉ trong 6 tháng đã có hàng loạt doanh nghiệp hoạt động trở lại hoặc được đầu tư mới đã đi vào hoạt động, nhu cầu vốn từ đó tăng, dư nợ cũng tăng theo với tốc độ tăng là 8,94% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2013.

Đời sống

Qua bảng 4.9 cho thấy xu hướng dư nợ trong lĩnh vực này tăng giảm không đều qua các năm. Từ 1.836 triệu đồng năm 2011 giảm xuống còn 1.085 triệu đồng năm 2012. Ở đây, chủ yếu Ngân hàng cho vay tiêu dùng hoặc xây dựng nhà cửa. Do năm 2012 người “dân trúng lúa, trúng heo” có đủ điều kiện để chi tiêu, sửa chữa nhà cửa mà không cần sự hỗ trợ từ Ngân hàng, do đó dư nợ cũng giảm theo. Sang năm 2013 thì dư nợ tăng nhẹ lên đạt 1.867 triệu đồng do doanh số cho vay tăng đáp ứng nhu cầu vốn xây dựng nhà trọ của một số hộ nhằm đáp ứng nhu cầu trọ của công nhân các công ty trong tuyến Công nghiệp Cổ Chiên. Nhưng 6 tháng đầu năm 2014 thì dư nợ lại 398 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013, nguyên nhân chính là do việc kinh doanh có hiệu quả một số hộ đã nhanh chóng trả nợ vay.

50

Bảng 4.9: Dư nợ hộ sản xuất theo mục đích sử dụng vốn của Agribank Mỹ An giai đoạn 2011 -2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đvt: Triệu đồng

Năm 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2012/2011 2013/2012

6 tháng đầu 2014/2013 Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2013 2014

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nông nghiệp 30.573 39.271 48.122 42.374 48.262 8.698 28,45 8.851 22,54 5.888 13,90 Thủy sản 1.320 1.250 1.350 1.350 1.350 -70 -5,3 100 8 0 0 Tiểu thủ công nghiệp 22.938 26.092 24.089 25.636 23.478 3.155 13,75 -2.003 -7,68 -2.158 -8,42 Thương nghiệp -Dịch vụ 19.316 18.376 17.111 17.292 18.838 -939 -4,86 -1.265 -6,89 1.546 8,94 Đời sống 1.836 1.085 1.867 2.232 1.834 -750 -40,87 782 72,02 -398 -17,84 Tổng 75.982 86.074 92.539 88.884 93.762 10.092 13,28 6.465 7,51 4.878 5,49

51

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất tại phòng giao dịch mỹ an chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mang thít – tỉnh vĩnh long (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)