Phân tích tình hình huyđộng vốn theo đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất tại phòng giao dịch mỹ an chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mang thít – tỉnh vĩnh long (Trang 45)

Dựa vào bảng 4.3 ta thấy nguồn vốn huy động từ cá nhân chiếm tỷ trọng rất cao và tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, năm 2012 tiền gửi cá nhân đạt 51.920 triệu đồng tăng 15.332 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 41,90% so với năm 2011. Đến năm 2013 đạt 52.611 triệu đồng tăng 741 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 1,43% so với năm 2013.

- Tiền gửi từ cá nhân: Nguyên nhân thúc đẩy tiền gửi cá nhân vào Ngân hàng do trong giai đoạn này nền kinh tế có sự chuyển biến khá phức tạp điển hình năm 2011 lạm phát cả năm chốt ở mức 18,58% mà thủ phạm chủ yếu lại là giá cả của lương thực và thực phẩm tăng mạnh với mức 22,82% và 29,34% (tổng cục thống kê) chính vì vậy, người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu và tăng tiết kiệm điều dễ thấy nhất trong cách mua sắm của các gia đình, phụ huynh thì tự nấu ăn sáng cho con, người lao động chỉ ăn xôi hoặc bánh mì,… Chính vì thế mà trong giai đoạn này tiền gửi từ cá nhân tăng lên nhanh chóng qua các năm. Chỉ tiêu này là 59.807 triệu đồng trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng 9.726 triệu đồng so với cùng kỳ 2013 và đã vượt qua năm 2013. Khi các kênh đầu tư khác có nhiều rủi ro thì tiết kiệm vẫn là sự lựa chọn của người dân. Đây cũng là tín hiệu tốt giúp nguồn vốn ngày càng dồi dào tăng khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế.

- Tiền gửi từ tổ chức: Bên cạnh đó thì tiền gửi từ tổ chức lại có chiều hướng

biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2012 doanh số huy động đạt 1.408 triệu đồng tăng 819 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013 có sự giảm nhẹ chỉ đạt 935 triệu đồng giảm 474 triệu đồng tương ứng giảm 45,25% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự giảm xút là do trong giai đoạn này các doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu gốm sang thị trường Châu Âu khó tính, doanh thu và lợi nhuận từ đó giảm theo làm cho lượng vốn huy động từ nguồn khách hàng tổ chức giảm. Bên cạnh đó, việc thương lái Trung Quốc không mua dưa hấu, dâu xanh như cam kết của các tổ hợp tác cũng là nguyên nhân làm giảm lượng vốn này. Tuy nhiên tình hình có phần khởi sắc hơn, khi 6 tháng đầu năm 2014 lượng vốn huy động từ các tổ chức đạt 2.651 triệu đồng tăng 1.630 triệu đồng tương ứng tăng 159,5% so với năm 2012 cho thấy vốn huy động từ tổ chức tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng mạnh này là do tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp khả quan hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp gốm sứ khi họ cho ra nhiều kiểu mẫu mới, từng bước nâng cao chất lượng chinh phục được khách hàng Châu Âu khó tính.

34

Bảng 4.3: Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng tại Agribank Mỹ An giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Từ phòng tín dụng của Agribank Mỹ An, 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Năm 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 6 tháng đầu 2014/ 2013 Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2013 2014 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Cá nhân 36.588 51.92 52.661 50.083 59.807 15.332 41,90 741 1,43 9.726 19,42

Tổ chức 589 1.408 935 1.022 2.651 819 139,05 -474 -45,23 1.63 159,5

Tổng vốn

35

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất tại phòng giao dịch mỹ an chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mang thít – tỉnh vĩnh long (Trang 45)