Giới thiệu tổng quan về PGD Mỹ An chi nhánh NHN0 & PTNT

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất tại phòng giao dịch mỹ an chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mang thít – tỉnh vĩnh long (Trang 31)

PTNT HUYỆN MANG THÍT

3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo & PTNT huyện

Mang Thít - PGD Mỹ An

Căn cứ quyết định số 198-1998 QĐNHNN ngày 02/06/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thành lập các đơn vị thành viên hoạch toán phụ thuộc của Ngân hàngNHNo & PTNTViệt Nam.

Căn cứ Quyết định số 340/QĐNHNN.02 ngày 19/06/1998 của Tổng Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam về việc thành lập các đơn vị trực thuộc Chi nhánhNHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Long.

Căn cứ Quyết định số 210/ NHNo&PTNT -QĐ ngày 19/5/1996 của Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp xã, liên xã.

Qua xem xét điều kiện phát triền kinh tế và kinh doanh tiền tệ- Tín dụng của xã Mỹ An và Mỹ Phước thuộc huyện Mang Thít.

Xem xét đề nghị của Giám đốc Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Mang Thít và ý kiến thống nhất của Ủy ban Nhân dân huyện Mang Thít.

Theo đề nghị của Trưởng phòng Tổ chức - Hành chánh Chi nhánhNHNo & PTNT Tỉnh Vĩnh Long.

Quyết định thành lập Chi nhánh Ngân hàng loai IV, hoạt động trên địa bàn các xã Mỹ An và Mỹ Phước thuộc huyện Mang Thít. Tên gọi là phòng giao dịch Mỹ An Chi nhánh NHNo&PTNT Mang Thít trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Mang Thít trụ sở đặt tại ấp Hòa Long, xã Mỹ An huyện Mang Thít. Thời gian hoạt động kể từ ngày 20/09/1998. PGD ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, thiếu thốn, lạc hậu về cơ sở vật chất nhưng Ngân hàng vẫn luôn bám sát định hướng phát triển của địa phương, phấn đấu vươn lên và từng bước khẳng định mình. Là chỗ dựa vững chắc và đáng tin cậy cho khách hàng. Ngoài ra, Ngân hàng còn luôn lấy chữ tín làm phương châm hoạt động nên được đông đảo khách hàng ủng hộ. Đó cũng là sự nổ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, công nhân viên Ngân hàng. Nhờ có Ngân hàng mà trong thời gian qua đời sống của người dân địa phương được cải thiện rõ rệt.

20

3.2.2 Sơ đồ tổ chức

Nguồn: Phòng hành chính PGD Mỹ An, 2014

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức PGD Mỹ An Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Mang Thít

3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận

3.2.3.1 Giám đốc PGD

Là người trực tiếp chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh theo quyền hạn và tiếp cận các chỉ thị của cấp trên về phổ biến lại cho cán bộ công nhân viên của mình. Có thể nói Giám đốc là bộ phận đầu não không thể thiếu trong công việc quản lý toàn bộ mọi hoạt động, đồng thời chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh của đơn vị quản lý. Giám đốc đảm đương các trọng trách sau:

- Xét duyệt nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về mọi quyết định của mình đã đề ra.

- Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay và các hồ sơ do Ngân hàng và khách hàng lập ra.

- Quyết định các biện pháp xử lý nợ, cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng.

PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÒNG HÀNH CHÍNH

21

3.2.3.2 Phó Giám đốc

Thay mặt Giám đốc điều hành công việc khi Giám đốc vắng mặt theo ủy quyền và chịu trách nhiệm báo cáo lại kết quả khi Giám đốc có mặt tại đơn vị. Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thưc hiện các nghiệp vụ của Ngân hàng theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Giám sát tình hình hoạt động của các phòng ban, đôn đốc việc thực hiện các quy chế đã đề ra.

3.2.3.3 Phòng tín dụng

- Trưởng phòng Tín dụng chịu trách nhiệm trong các việc sau:

+ Phân công cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn, kiểm tra đôn đốc cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ quy chế cho vay theo hướng dẫn của Ngân hàng.

+ Kiểm tra nội dung thẩm định của cán bộ tín dụng, tiến hành tái thẩm định hồ sơ vay vốn, gia hạn nợ gốc lãi, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi và ghi ý kiến của mình trên các hồ sơ vay của khách hàng.

+ Trường hợp kiêm luôn công việc của cán bộ tín dụng thì thực hiện luôn các công việc của cán bộ tín dụng.

- Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm khoản vay do mình thực hiện và được phân công các công việc sau:

+ Chủ động tìm kiếm các dự án, phương án khả thi của khách hàng, làm đầu mối tiếp xúc với khách hàng, với cấp ủy chính quyền địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, thực hiện sưu tầm các định mức kinh tế kỹ thuật có liên quan đến khách hàng, lập hồ sơ kiểm tra theo địa bàn và hồ sơ khách hàng được phân công, xây dựng nhu cầu vốn vay theo địa bàn, ngành nghề, khách hàng. Mở sổ theo dõi cho vay và thu nợ.

+ Giải thích, hướng dẫn khách hàng các quy định về cho vay và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.

+ Thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định, lập báo cáo thẩm định, cùng khách hàng lập hồ sơ tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay.

+ Thông báo cho khách hàng biết về quyết định cho vay hay không cho vay sau khi có quyết định của Giám đốc hoặc người ủy quyền.

+ Thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

+ Nhận hồ sơ và thẩm định các trường hợp khách hàng đề nghị gia hạn nợ gốc và nợ lãi, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi.

22

+ Đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn và đề xuất các biện pháp xử lý khi có trường hợp cần thiết. Thực hiện những biện pháp xử lý vi phạm tín dụng theo quyết định của Giám đốc hoặc người ủy quyền.

3.2.3.4 Phòng hành chính

- Cung cấp đồ dùng hằng ngày cho các phòng ban. - Quản lý và mua sắm tài sản cho nhu cầu hoạt động.

- Bố trí nhân viên trực an ninh, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tài sản cơ quan. - Chăm lo sức khỏe cho cán bộ, nhân viên.

- Công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ, tổ chức cán bộ đồng thời lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến hệ thống Ngân hàng và các định chế của NHNo & PTNT cấp trên.

3.2.3.5 Phòng kế toán ngân quỹ

- Cán bộ kế toán: Kiểm tra chặt chẽ sự vận động của đồng vốn, đảm bảo đúng mục đích, an toàn và đạt hiệu quả cao. Có trách nhiệm theo dõi những tài khoản phát sinh từ hoạt động diễn ra hàng ngày, hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi và lưu giữ hồ sơ theo đúng quy định.

- Cán bộ ngân quỹ: Làm thủ tục phát tiền vay theo quyết định của Giám đốc hoặc người ủy quyền. Kiểm tra, kiểm soát lượng tiền mặt trong kho hằng ngày tại đơn vị. Thực hiện các quy định, quy chế, nghiệp vụ phát sinh diễn ra hàng ngày. Quản lý an toàn kho quỹ tại đơn vị và vận chuyển tiền mặt trên đường đi.

3.3.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của PGD Mỹ An Chi

nhánh NHNo & PTNT huyện Mang Thít

- Huy động vốn:

+Nhận tiền gửi của các cá nhân, pháp nhân bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ dưới nhiều hình thức.

+ Nhận tiền gửi thanh toán, tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, với nhiều thể thức đa dạng cùng với mức lãi suất phù hợp. Các chứng chỉ tiền gửi được thế chấp với mức lãi suất ưu đãi.

- Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với tất cả các thành phần kinh tế với mức lãi suất và thời hạn cho vay phù hợp. Đối tượng cho vay đa dạng, phong phú, phương thức cho vay phù hợp

23 với từng loại hình sản xuất kinh doanh.

- Cung cấp các dịch vụ Ngân hàng: Bao gồm dịch vụ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền nhanh, mua ngoại tệ và chi trả kiều hối. Ngoài ra, còn bán bảo hiểm tiền vay ABIC và các dịch vụ khác.

3.3.4 Những thuận lợi, khó khăn và mục tiêu phát triển trong quá

trình hoạt động của Ngân hàng

3.3.4.1 Thuận lợi

- Được sự quan tâm, chỉ đạo hỗ trợ của NHNo & PTNT Việt Nam tỉnh Vĩnh Long và sự kết hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể các cấp đặc biệt là sự hỗ trợ của chính quyền địa phương là tiền đề tạo nên một môi trường thuận lợi để Ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng đảm bảo an toàn vốn và có hiệu quả.

- Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao, luôn có tin thần đoàn kết nhất trí cao trong công việc. Gắn bó nhiều năm với địa bàn hoạt động nên am hiểu tường tận mọi địa hình và khách hàng tham gia vay vốn, thái độ làm việc tận tình, vui vẻ với khách hàng. Vì là Ngân hàng quốc doanh và thời gian hoạt động lâu năm nên uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng ngày càng được nâng cao, được thể hiện qua vốn huy động tại chổ tăng qua các năm.

- Người dân trên địa bàn sống chủ yếu bằng nghề nông nên đây là thị trường có nhiều chuyển vọng của Ngân hàng. Hệ thống công nghệ hoàn chỉnh trong nghiệp vụ kế toán, tài chính phù hợp với các hoạt động của Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Công tác kiểm tra kiểm soát được tăng cường chặt chẽ vì thế những sai soát được phát hiện và xử lý kịp thời.

3.3.4.2 Khó khăn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh các thuận lợi thì trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn:

- Vốn huy động chủ yếu là tiền tiết kiệm của dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện có thời gian ngắn, còn về nguồn vốn trung và dài hạn chiếm không nhiều.

- Sự cạnh tranh của những NHTM trên địa bàn ngày càng gay gắt. Mặt khác, giá cả các mặt hàng luôn biến động, đặt biệt là vàng và ngoại tệ. Điều này dẫn đến khả năng huy động vốn của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

- Sự cạnh tranh về nguồn vốn huy động ngày càng gay gắt. Do đó đòi hỏi Ngân hàng phải luôn đổi mới về phong cách phục vụ, đa dạng các hình thức huy động vốn để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh.

24

- Dư nợ chủ yếu phát sinh trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Có nhiều yếu tố khách quan tác động như: Thiên tai, bão lụt, giá cả, dịch bệnh,… Dễ dẫn đến phát sinh nợ trả không đúng kỳ hạn nên phải gia hạn, điều chỉnh.

- Thị trường nông sản khó khăn, giá nông sản có xu hướng tăng giảm không ổn định, lại bị sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu. Do đó đã làm cho tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn. Thu nhập không bù đắp được chi phí sản xuất điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng trả nợ vay của Ngân hàng, dẫn đến hạn chế khả năng mở rộng tín dụng.

- Giá vàng, ngoại tệ, xăng dầu ngày càng tăng, thị trường bất động sản thì luôn biến động. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến lượng vốn tiền gửi của khách hàng vào Ngân hàng.

- Thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ về việc gia hạn nợ để giúp cho hộ vay giảm bớt một phần khó khăn về tài chính để vươn lên ổn định đời sống sản xuất kinh doanh, sớm khôi phục lại bình thường. Nhưng mặt tiêu cực của nó là nếu nhận thức không đúng, xử lý không đúng sẽ dẫn đến tư tưởng ỷ lại trong trả nợ, thậm chí không còn ý định trả nợ cho Ngân hàng.

3.3.4.3 Phương hướng phát triển

Căn cứ vào mục tiêu phát triền kinh tế - xã hội của huyện Mang Thít, PGD Mỹ An đề ra phương hướng hoạt động như sau:

- Phát huy mặt tích cực mặt đã đạt được đồng thời khắc phục tốt những khó khăn tồn tại trong thời gian qua. Làm cho đội ngũ cán bộ nhân viên trong Chi nhánh Ngân hàng quán triệt mục tiêu kinh doanh, hướng tới lợi ích của Ngân hàng để từ đó phấn đấu trong hoạt động kinh doanh có chất lượng cao.

- Tiếp tục đổi mới và phát triển ứng dụng công nghệ Ngân hàng theo hướng hiện đại hóa, cung cấp thêm nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ, đủ sức cạnh tranh và hội nhập.

- Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, ưu tiên vốn cho đầu tư nông nghiệp, nông thôn.

- Thường xuyên cập nhật và thông báo thông tin kinh tế có liên quan đến rủi ro kinh doanh của Ngân hàng đến từng cán bộ công nhân viên, tăng cường công tác thông tin phòng ngừa rủi ro.

3.3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Mỹ An chi nhánh

NHNo & PTNThuyện Mang Thít

Trong tình hình kinh tế nhiều biến động phức tạp như hiện nay. Đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, đã tác động gián

25

tiếp hoạt động của các Ngân hàng trong đó PGD Mỹ An cũng không ngoại lệ. Sau đây, ta tiến hành phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua bảng số liệu dưới đây:

26

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Mỹ An giai đoạn 2011 –2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đvt: Triệu đồng

Năm 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2012/2011 2013/2012 6 tháng đầu 2014/6 tháng đầu 2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2013 2014

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Thu nhập 15.250 14.868 17.345 5.427 6.898 -382 -2,5 2.477 16,66 1.471 27,11 Chi phí 10.210 10.888 12.548 3.860 4.143 678 6,64 1.660 15,25 283 7,33 Chênh lệch thu chi 5.040 3.980 4.797 1.567 2.755 -1.060 -21,03 817 20,53 1.188 75,81

27

Qua bảng 3.1 ta thấy tổng thu nhập của Ngân hàng tuy có biến động nhưng nhìn chung tăng qua các năm. Cụ thể như sau: Năm 2012 Chênh lệch thu chi là 3.980 triệu đồng giảm 1.060 triệu đồng so năm 2011. Tuy nhiên, đến năm 2013 chênh lệch thu chi lại tăng trở lại đạt mức 4.797 triệu đồng tăng 817 triệu đồng so năm 2012. Nguyên nhân lợi nhuận năm 2012 thấp là do chi tương đối cao, do lượng tiền gửi huy động bảng 4.1 tăng 43,44%, trong khi đó nhu cầu vay vốn lại không cao chỉ tăng nhẹ so với năm 2011, chủ yếu là khách hàng đến gửi tiền nên chi phí tăng chủ yếu do trả lãi cho lượng tiền gửi cao. Ngoài ra, Ngân hàng còn phải chi trả chi phí đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên, chi phí duy trì và nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị mua sắm. Đặc biệt, trong năm 2013 với mức chênh lệch thu chi tăng 20,53%, là do thu nhập đạt 17.345 triệu đồng tăng 2.477 triệu đồng so với năm 2012. Ta thấy thu nhập của Ngân hàng tăng mạnh năm 2013 đây là dấu hiệu đáng mừng, là do năm 2013 kinh tế bắt đầu ổn định những hộ dân nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng tăng mạnh, thu nhập Ngân hàng chủ yếu là thu lãi từ cho vay, doanh số cho vay Ngân hàng tăng thì dẫn đến thu nhập cũng tăng theo. Sang 6 tháng đầu năm 2014 tình hình lại tiếp tục khả quan hơn khi thu nhập tăng 2.477 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013.Thu nhập tăng là do Ngân hàng tiếp tục quán triệt nghị quyết của huyện Ủy, chủ trương của ngành và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện để có phương án cho vay phù hợp với các thành phần kinh tế, chú trọng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất tại phòng giao dịch mỹ an chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mang thít – tỉnh vĩnh long (Trang 31)