Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 84)

Nguồn nhân lực tốt là cái gốc của mọi vấn đề, nó là nền tảng vững chắt nhất

đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững cho một doanh nghiệp nói riêng, một ngành hay một quốc gia nói chung. Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực với hai mục tiêu cơ bản đó là:

Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho

nhân viên được phát huy tối đa các năng lực cá nhân, được kích thích, động viên nhiều nhất tại nơi làm việc trên cơ sởđó nhân viên sẽ trung thành, tận tâm làm việc với doanh nghiệp.

Để hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực, Bưu điện TP.HCM cần thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:

- Nâng cao chất lượng tuyển dụng lao động

Tuyển dụng lao động là một vấn đề phức tạp. Để đạt được mục tiêu tuyển dụng, công tác tuyển dụng cần phải được thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học. Quá trình tuyển dụng lao động tại đơn vị trong những năm qua gặp nhiều khó khăn,

tốn kém cả về thời gian và chi phí nhưng chất lượng tuyển dụng không cao. Để

hoàn thiện nâng cao chất lượng tuyển dụng lao động, đơn vị cần thực hiện một số

vấn đề chính sau:

Phân tích hiện trạng nguồn nhân lực hiện có và đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên trong đơn vị. Đồng thời căn cứ vào chiến lược kinh doanh của đơn vị, xây dựng chiến lược, chính sách nguồn nhân lực. Trên cơ sở đó lập kế hoạch, nhu cầu các loại lao động trong từng thời kỳở từng bộ phận về số lượng lao động, tiêu chuẩn chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp… để có kế hoạch tuyển dụng. Đồng thời tiến hành phân tích các công việc có tại đơn vịđể xây dựng các bảng mô tả công việc, bảng tiêu chuẩn công việc ở từng vị trí một cách cụ thể, từđó xây dựng hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn các chức danh công việc cho đơn vị.

cung cấp như trường học, tự đào tạo, doanh nghiệp khác… Liên kết với

các trường dạy nghề, các trường trung cấp, đại học để tuyển chọn ứng viên đạt yêu cầu.

- Tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện

Đơn vị cần phải thường xuyên tăng cường công tác đào tạo, huấn huyện nhằm không ngừng nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, tay nghề cho

đội ngũ cán bộcông nhân viên trong đơn vị. Công tác đào tạo, huấn luyện cần được phân loại theo từng đối tượng như sau:

Đối với Ban Giám đốc Bưu điện TP.HCM: Ngoài trình độ chuyên môn của ngành cần phải được đào tạo qua các lớp quản trị dài hạn, đặc biệt là quản trị chiến lược vì trong thực tế giám đốc doanh nghiệp nào có kiến thức tốt về quản trị chiến lược thì doanh nghiệp đó có nhiều khả năng đạt hiệu quả kinh doanh cao

hơn. Trình độ quản trị của Ban giám đốc là rất quan trọng. Toàn bộ các giải pháp đã nêu ở phần trên, nếu Ban giám đốc của đơn vị không hiểu thấu đáo thì khó có khả năng triển khai thực hiện được tốt.

Đối với Trưởng, Phó các phòng trong Bưu điện TP.HCM: Đòi hỏi phải có trình độ đại học chuyên ngành, nghe nói được ngoại ngữ. Do vậy cần phải có kế

hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn yếu, khả năng

quản lý không cao bằng những cán bộ trẻcó năng lực và đạo đức tốt.

Đối với Ban Giám đốc Bưu điện Trung tâm, Bưu điện huyện: Cần phải được chuẩn hoá về trình độ, nhất là trình độ quản trị doanh nghiệp cấp cơ sở và phải có

uy tín để điều hành đơn vị mình. Đây là đối tượng có vai trò quyết định trong việc triển khai thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Bưu điện TP.HCM. Vì vậy đơn vị phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này lâu dài nhằm phát huy vai trò của họ trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.

Đối với nhân viên văn phòng: Đơn vị cần quan tâm bồi dưỡng thêm về

chuyên môn, ngoại ngữ, tin học nhằm để mọi người có thể thực hiện tốt các công việc được giao. Cần luân chuyển công việc giữa các nhân viên quản lý với nhau để

việc. Đồng thời phải chuẩn bị một lực lượng cán bộ dự nguồn để bổ nhiệm vào các chức vụ quản lý khi cần thiết.

Đối với lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh: Cần đào tạo hướng dẫn nội quy của doanh nghiệp, quy trình cung cấp dịch vụ, nội quy về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, tổ chức thi nâng bậc, thi tay nghề… Đào tạo bồi dưỡng kỹ năng làm việc như kỹnăng quản lý bán hàng, kỹnăng bán hàng tại các điểm giao dịch, kỹ năng bán hàng trực tiếp, kỹ năng giao tiếp và thuyết phục khách hàng, kỹnăng quản lý thu nợ,… Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, trình

độ tin học, ngoại ngữ nhằm nâng cao năng lực tiếp thu kiến thức, khai thác sử dụng các phần mềm quản lý nghiệp vụ và nâng cao khảnăng giao tiếp và phục vụ khách

nước ngoài.

- Đổi mới cơ chế phân phối tiền lương

Cơ chế tiền lương là một vấn đề hết sức quan trọng trong hoạt động kinh

doanh, là đòn bẩy kích thích việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Bưu điện tỉnh cần mạnh dạn đổi mới cơ chế phân phối tiền lương

cho tập thể và cá nhân theo số lượng lao động thực tế và thời gian thâm niên công tác của cá nhân bằng việc giao khoán quỹ tiền lương theo các chỉtiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh.

Bưu điện tỉnh nên giao quỹ tiền lương kế hoạch cho các đơn vị cơ sở trực thuộc dựa trên hai chỉ tiêu chính đánh giá hiệu quả đó là chỉ tiêu doanh thu tính

lương/chi phí (không lương) và năng suất lao động của từng đơn vị. Đơn vị nào có tốc độ tăng trưởng của hai chỉ tiêu trên cao hơn các đơn vị khác thì sẽ được giao quỹ tiền lương kế hoạch cao hơn và ngược lại.

Điều này sẽ phản ánh khách quan, đúng mức hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị, đảm bảo bình đẳng hơn giữa các đơn vịcó điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi và các đơn vịcó điều kiện kinh doanh khó khăn; khuyến khích các

đơn vị dù lớn hay nhỏ đều phải cố gắng phấn đấu tăng trưởng so với chính mình,

đồng thời cũng khuyến khích các đơn vị chủ động đăng ký và phấn đấu hoàn thành kế hoạch, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển trong toàn Bưu điện TP.HCM.

Khi xác định quỹ tiền lương thực hiện, ngoài việc xác định theo hai chỉ tiêu trên còn phải gắn với chỉ tiêu chênh lệch thu trừ chi và chỉ tiêu chất lượng dịch vụ.

Đơn vị nào có chỉ tiêu chênh lệch thu chi thực hiện cao hơn chỉ tiêu chênh lệch thu chi kế hoạch thì sẽđược khuyến khích tăng thêm tiền lương và ngược lại.

Tiền lương phân phối cho người lao động phải được thực hiện trên nguyên tắc phân phối theo lao động, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm

không hưởng; phân phối tiền lương phải gắn với từng chức danh công việc, năng

suất lao động và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, khuyến khích trả lương

thỏa đáng đối với người có tài, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, năng suất lao

động cao, đóng góp nhiều cho đơn vị.

Bưu điện TP.HCM nên khoán tiền lương cho cá nhân theo nhiệm vụ cá nhân

đảm trách, gắn liền với chỉ tiêu doanh thu thu được từ khách hàng, số lượng sản phẩm, khối lượng và chất lượng công việc được giao… Đối với lao động giản đơn

thì trảlương theo mức tương đương với mặt bằng tiền công của lao động giản đơn

trên thịtrường tại địa phương.

Cơ chế khoán tiền lương cho tập thể và cá nhân này một mặt sẽ khuyến

khích các đơn vị phấn đấu tăng doanh thu để tăng tiền lương, mặt khác còn khuyến khích áp dụng triệt để các biện pháp để tiết kiệm chi phí.

- Hoàn thiện các chính sách nhằm giữchân người giỏi

Trong quá trình cạnh tranh, việc di chuyển nhân lực là chuyện bình

thường, tuy nhiên đơn vị cần phải nghiêm túc xem xét lại bầu không khí, môi

trường làm việc. Không phải ai ra đi cũng vì đồng tiền; người lao động sáng tạo rất cần một sự hứng thú trong công việc. Phải có môi trường cộng đồng chia sẻ, thông cảm và quan tâm lẫn nhau trong sinh hoạt, làm việc. trong sự phát triển, trưởng thành của ngành, người lao động có nghĩa vụ cống hiến nhưng họ cũng có quyền

đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho bản thân. Vì vậy, Bưu điện TP.HCM cần xem xét

thêm cơ chếlương - thưởng - đãi ngộ - đánh giá, đề bạt cán bộ… sao cho giữ chân

được người giỏi.

1.580 triệu đồng, bao gồm:

- Chi phí tổ chức thi nâng bậc (200.000 đ x 1200 người) : 240.000.000 đ

- Chi phí đào tạo tại các trường (2.000.000 d0 x 300 người) : 600.000.000 đ

- Chi phí tập huấn nghiệp vụ tại đơn vị

(70.000 đ x 400 người x 20 đợt)

:560.000.000 đ

- Chi phí cải cách quy chế tiền lương :180.000.000 đ

Bảng 3.2 TỔNG HỢP DOANH THU, CHI PHÍ

SAU KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

CHỈ TIÊU Chi phí Doanh thu

1. Khi chưa thực hiện giải pháp 1,650,265 1,901,892 2. Mức tăng thêm khi thực hiện các giải pháp 164,735 190,108 - Nâng cao hiệu quả đầu tư và hiệu quả sử dụng tài sản 5,460 8,064 - Đẩy mạnh hoạt động marketing 163,361 182,842

- Củng cố các dịch vụ truyền thống 160,555 179,290

- Phát triển các quầy bán lẻ hàng hóa 1,522 2,040 - Phát triển dịch vụ vận chuyển hành khách 1,284 1,512

- Hoàn thiện công tác quản trị tài chính - 1,200

- Sử dụng tiết kiệm chi phí - 1,080

- Hoàn thiện chương trình quản trị rủi ro - 120

- Hoàn thiện công tác tổ chức sản xuất kinh doanh - 4,260 - 1,100

- Sáp nhập Bưu điện cụm - 2,460

- Rút ngắn thời gian mở cửa giao dịch - 1,800 - 1,100

- Hoàn thiện bộ máy quản lý và công tác quản trị nguồn

nhân lực 1,580

Bảng 3.3 DỰ KIẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH SAU KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CHỈ TIÊU Thực hiện 2012 Dự kiến sau khi thực hiện giải pháp

Tăng trưởng so với năm 2008 Mức độ tăng Tốc độ tăng A 1 2 3=2-1 4=2/1x100 1. Tổng doanh thu (tr đ) 1,901,892 2,092,000 190,108 110.00

Trong đó: doanh thu thuần từ hoạt động

kinh doanh (tr đ) 1,899,212 2,089,052 189,840 110.00 2. Tổng chi phí (tr đ) 1,650,265 1,815,000 164,735 109.98 3. Tổng lợi nhuận trước thuế (tr đ) 251,627 277,000 25,373

4. Tổng lợi nhuận sau thuế (tr đ) 246,205 270,600 24,395

5. Nộp ngân sách (tr đ) 5,422 6,400 978 118.04 Thuế giá trị gia tăng 5,422 6,400 978 118.04 6.Vốn chủ sở hữu bình quân (tr đ) 171,598 173,000 1,402 100.82 7. Tổng tài sản bình quân (tr đ) 217,889 227,000 9,111 104.18 8. Tổng quỹ tiền lương (tr đ) 141,376 155,000 13,624 109.64 9. Tổng số lao động bình quân (tr đ) 2,432 2,432 - 100.00

10. Năng suất lao động bình quân (tr

đồng/người/năm) 780 858 78 110.00

11. Thu nhập bình quân của người lao

động (ngàn đồng/người/tháng) 4,844 5,800 956 119.74

12. Tỷ suất thuế trên vốn 2 3 0.32

13. Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu 1 2 0.09

14. Sức sinh lời của tài sản 1 1 0.04

15. Sức sinh lời của doanh thu thuần 0 0 -

16. Tỷ suất lợi nhuận so với tổng chi phí 0 0 -

(Nguồn: tính toán của tác giả) Số liệu Bảng 3.3 cho thấy:

Sau khi thực hiện các giải pháp thì hiệu quả kinh doanh của đơn vị sẽtăng trưởng rất nhiều. Cụ thể:

Nộp ngân sách tăng 18,04 % tương tứng mới mức nộp tăng 978 tỷ so với

Năng suất lao động bình quân đạt 858 triệu đồng /người/năm, tăng 10% so

với năm 2012, tương ứng mức tăng thêm là 78 triệu đồng/người/năm.

Tiền lương bình quân của người lao động đạt 5,800 triệu đồng/người/tháng.

Tăng 19,74 % so với năm 2012, tương ứng mức tăng thêm là 956.000 đồng/người/tháng.

Các chỉ tiêu về sức sinh lời của vốn chủ sở hữu, sức sinh lời của tài sản đều

tăng thêm một khoảng nhất định.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊĐỐI VỚI TỔNG CÔNG TY BƯU

ĐIỆN VIỆT NAM

Để phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, Tổng Công ty cần xem xét giải quyết tốt những vấn đề

sau:

- Về chiến lược kinh doanh: Tổng Công ty cần sớm hoàn chỉnh chiến

lược kinh doanh cấp Tổng Công ty để làm cơ sởđịnh hướng cho cấp Bưu điện tỉnh xây dựng chiến lược riêng của mình, từđó phối hợp đồng bộ các cấp để nâng cao

năng lực cạnh tranh toàn diện.

- Về giải quyết chính sách đối với người lao động: Hiện nay tình trạng lao

động dôi dư do hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ nên không bố trí được việc làm và lao động có nguyện vọng vềhưu trước tuổi là rất nhiều. Điều này đang ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, hiệu quảlao động. Đề nghị Tổng Công ty cần sớm có chính sách giải quyết chế độ thích hợp cho các đối tượng này nhằm tinh giảm gọn nhẹ lực lượng lao động, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh.

- Về xây dựng thương hiệu: Thương hiệu doanh nghiệp là một trong những yếu tố rất quan trọng tạo nên uy tín, góp phần làm tăng giá trị của doanh nghiệp. Tổng Công ty cần sớm xây dựng và ban hành mẫu nhận diện thương hiệu

cho Bưu điện Việt nam và thương hiệu các dịch vụ trên toàn mạng lưới.

- Về hoạt động của các Điểm Bưu điện Văn hoá xã: Hoạt động tại các Điểm

BĐVHX chủ yếu là phục vụ công ích. Tổng Công ty cần sớm làm việc với các Bộ, Ngành có liên quan tạo điều kiện về kinh phí hoạt động để Điểm BĐVHX

không chỉlà nơi phục vụ các dịch vụ BCVT mà còn là nơi vui chơi giải trí và sinh hoạt văn hóa.

- Về triển khai mã bưu chính: Tổng Công ty cần sớm có kế hoạch tổ chức triển khai tuyên truyền, phổ biến rộng rãi mã Bưu chính Quốc gia

trong nhân dân để mọi người dân đều thấy được công dụng của việc sử dụng mã

bưu chính, từ đó tự giác thực hiện mã bưu chính nhằm tạo điều kiện cho việc phân loại, chuyển phát bưu phẩm, bưu kiện dễdàng hơn, giảm thiểu khảnăng sai sót, tiết kiệm tối đa nguồn nhân lực trong khâu khai thác, chia chọn, tăng năng suất lao

động.

- Về hệ thống phần mềm tin học: Tổng Công ty cần tổ chức xây dựng và thống nhất khai thác hệ thống phần mềm trên toàn tổng công ty để đồng bộ các giải pháp tin học liên quan, đồng thời để hình thành các công cụ đo kiểm chất lượng dịch vụ theo từng công đoạn trên toàn mạng lưới. Giúp các Bưu điện tỉnh, thành có giải pháp để thực hiện kiểm soát chất lượng cũng như hiệu quả khai thác dịch vụ.

- Về thành lập ngân hàng bưu điện: Với mạng lưới bưu chính rộng khắp trong cả nước, gần như mỗi xã đều có điểm phục vụ cùng với đội ngũ nhân viên

bưu điện đã có nhiều kinh nghiệm trong cung cấp dịch vụ huy động tiền gửi tiết kiệm và dịch vụ nhận, trả chuyển tiền ngân vụ, Tổng Công ty cần sớm nghiên cứu thành lập Ngân hàng bưu điện. Đây sẽlà đều kiện để mở rộng thêm việc làm cho

người lao động và sẽlà kênh huy động vốn và cho vay có hiệu quảtrong tương lai.

- Về phát triển hệ thống bán lẻ: Tổng Công ty cần sớm nghiên cứu để triển

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)