Để triển khai chương trình quản trị rủi ro có hiệu quả, phù hợp với môi
trường kinh doanh của doanh nghiệp, đơn vị cần thực hiện ngay những công việc
đặt nền tảng cho chức năng quản trị rủi ro gồm những nét cơ bản sau:
- Tuyển nhân viên có nghiệp vụ về quản trị rủi ro bố trí tại Phòng kế toán thống kê tài chính của Bưu điện TPHCM.
- Tổ chức đào tạo nâng cao nhằm bổ sung, tăng cường kiến thức về nghiệp vụ, vai trò của công tác quản trị rủi ro và bất định trong cán bộ công nhân viên.
- Tiến hành phân tích, nhận dạng và lập bảng tổng hợp những rủi ro và những bất định cơ bản nhất mà đơn vịđang phải đối mặt.
- Tiến hành phân tích đo lường rủi ro về cả mặt tần suất và mật độ rủi ro.
Trên cơ sởđó tiến hành phân loại sơ bộđể lọc lại những rủi ro cơ bản nhất đe doạ
sự tồn tại cũng như những mục tiêu chính yếu của tổ chức mà đơn vị cần phải có giải pháp đối phó ngay.
- Đưa ra những giải pháp cụ thể để kiểm soát những rủi ro đã xác định ở trên. Hướng giải pháp có thể bao gồm từ tránh né, ngăn ngừa, giảm thiểu, chuyển giao quản trị.
- Hình thành những nền tảng cho chương trình quản trị rủi ro như thiết lập và hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu các định hướng dài hạn …
- Đồng thời công ty phải triển khai thực hiện ngay những công việc cấp bách nhất của chức năng này như sau:
- Theo dõi, kiểm soát khoản phải thu, thu hết công nợ phát sinh khi cung cấp dịch vụ, hàng hoá cho khách hàng.
- Sử dụng những tài khoản dự phòng để thiết lập ngân quỹ tự tài trợ cho rủi ro về nợkhó đòi và giảm giá hàng tồn kho.
- Đề xuất những giải pháp kiểm soát thích hợp đểđối phó với nạn chảy máu chất xám. Nhất là việc đề ra các giải pháp cải thiện điều kiện môi trường làm việc, các chếđộ chính sách đãi ngộlao động, nhất là đối với những người lao động giỏi.
- Hoạch định các rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính tổng hợp qua việc phân tích lựa chọn các phương án, cơ cấu đầu tư và cơ cấu vốn phù hợp với sự biến
động của doanh thu và mục tiêu tối thiểu đặt ra của đơn vị.
- Hoàn thiện hệ thống tài chính kế toán thống kê cũng như hệ thống thuế
nhằm đánh giá trung thực hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị và
tăng cường sự kiểm tra giám sát của cán bộ công nhân viên qua việc thực hiện chế độ công khai báo cáo tài chính hàng kỳ, hàng quý của đơn vị.
Dự kiến chi phí bỏ ra để thực hiện giải pháp này khoảng 390 triệu đồng/
năm, gồm chi phí tiền lương của 3 lao động là 210 triệu đồng và chi phí đào tạo, tuyên truyền khoảng 180 triệu đồng/ năm.
Công tác quản trị rủi ro sẽgiúp cho đơn vịtránh được nguy cơ phá sản trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình do phát sinh quá nhiều nợkhó đòi. Hoặc do biến động giá dẫn đến thua lỗ, mất vốn hay tránh được những vi phạm nghiêm trọng trong việc tuân thủ pháp luật của nhà nước trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị.