NHCS nên rà soát lại và cập nhật những hộ nghèo và cận nghèo của địa phƣơng thƣờng xuyên để kịp thời có những biện pháp hỗ trợ một cách thiết thực.
NHNNo&PTNT nên xem xét lƣợng vốn cho vay dựa trên khả năng và thiện chí trả nợ của nông hộ hơn là dựa trên diện tích đất thế chấp.
Các tổ chức tín dụng nên liên kết cơ quan nhà nƣớc thông qua các tổ chức chính trị đoàn thể nhƣ: Hội phụ nữ, Hội nông dân, hội cựu chiến binh và đoàn thanh niên hay các chƣơng trình thanh niên để tiếp xúc với ngƣời dân
nhiều hơn, giúp họ hiểu rõ hơn về hoạt động của ngân hàng, các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Việc làm này vừa tiết kiệm chi phí cho Ngân hàng vừa giúp ngƣời dân hiểu để mạnh dạn hơn trong việc vay vốn đầu tƣ cho sản xuất, sử dụng các sản phẩm của ngân hàng nhƣ thẻ ATM, các gói tiết kiệm,… vừa giúp ích cho việc quản lý tài chính gia đình vừa tạo sự văn minh ở địa phƣơng.
Các tổ chức tín dụng luôn kỹ càng trong khâu xét cấp vốn, điều này là rất cần thiết nhƣng sau đó lại quên mất không kiểm tra xem những đồng vốn đó đƣợc sử dụng nhƣ thế nào. Chính vì vậy mà hiện tƣợng không trả đƣợc nợ do sử dụng vốn sai mục đích vẫn còn nhiều. Cán bộ tín dụng nên sâu sát hơn trong việc kiểm tra món vay để kịp thời phát hiện cũng nhƣ hỗ trợ khách hàng khi họ có khó khăn.
Các Ngân hàng cần quan tâm các chƣơng trình tín dụng ở vùng nông thôn, cần có những sản phẩm dành riêng cho từng đối tƣợng, phù hợp với thời gian, quy trình và từng loại sản phẩm sản xuất, canh tác của từng hộ. Có nhƣ thế, mới đạt đƣợc hiệu quả cao nhất của đồng vốn sử dụng.