Tổng quan về huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và lượng vốn vay của nông hộ ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 41)

3.2.1 Tổ chức hành chính

Huyện Phụng Hiệp gồm có 15 đơn vị hành chính. Trong đó có 3 thị trấn là Cây Dƣơng, Kinh Cùng, Búng tàu và 12 xã là xã Phụng Hiệp, Long Thạnh, Thạnh Hòa, Tân Bình, Hòa An, Hiệp Hƣng, Tân Phƣớc Hƣng, Hòa Mỹ, Phƣơng Bình,Phƣơng Phú, Tân Long và Bình Thành.

3.2.2 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

3.2.2.1 Vị trí địa lí

Huyện Phụng Hiệp nằm ở phía Đông tỉnh Hậu Giang, địa hình chạy theo sông, kênh, rạch và các đƣờng quốc lộ chính nhƣ: đƣờng tỉnh 927, đƣờng 928, Quốc lộ 61 tiếp giáp với các huyện, tỉnh khác nhƣ sau: Phía Bắc giáp huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang; Phía Đông giáp huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang; phía Nam giáp huyện Châu Thành và huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng; phía Tây giáp huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Có vị thế nằm gần sông Hậu và nhiều kênh trục chạy qua, đồng thời quy mô đất đai và dân số của huyện lớn là tiềm năng và lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.

3.2.2.2 Điều kiện tự nhiên:

Phụng Hiệp có diện tích là 48.555 ha, địa hình của huyện nhìn chung khá bằng phẳng, độ cao có xu thế thấp dần theo hƣớng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây thấp dần vào giữa huyện, đã tạo thành các khu vực có địa hình cao thấp khác nhau.

Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với những đặc trƣng sau:

Nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình 26,8oC), tháng 4 nóng nhất (nhiệt độ trung bình 28,3oC) và tháng giêng thấp nhất (nhiệt độ trung bình 25,5oC). Nắng nhiều (trung bình 2.445 giờ/năm, 6,7 giờ/ngày), điều kiện khí hậu

khá thuận lợi để cây trồng sinh trƣởng, phát triển tốt, cho năng suất và chất lƣợng sản phẩm cao.

Lƣợng mƣa bình quân năm đạt 1.635 mm và phân hóa sâu sắc theo mùa. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 với lƣợng mƣa chiếm 90% tổng lƣợng mƣa trong năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 với lƣợng mƣa chỉ chiếm 10% tổng lƣợng mƣa trong năm.

Phụng Hiệp có hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều con sông lớn nhỏ. Sông Hậu là nguồn cung cấp nƣớc chủ yếu trên địa bàn huyện với nguồn nƣớc dồi dào quanh năm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.

Đến Phụng Hiệp, du khách có thể tham quan khu di tích lịch sử văn hóa là Khu uỷ ban liên hiệp đình chiến Nam Bộ năm 1954 (thị trấn Phụng Hiệp) và khu căn cứ Tỉnh uỷ Cần Thơ ( xã Phƣơng Bình,) cùng với khu du lịch sinh thái Lung Ngọc Hoàng, Lâm trƣờng Mùa Xuân,...

3.2.3 Kinh tế - xã hội

3.2.3.1 Kinh tế

Nông nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện, những năm qua, ngành nông nghiệp huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trên cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất hợp lý, phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng và sinh thái của từng vùng. Năm 2012 toàn huyện gieo trồng đƣợc 52.035 ha lúa (3 vụ), sản lƣợng 295.543 tấn. Nhiều vùng chuyên canh lúa, mía, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao mức sống ngƣời dân, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo.

Ngoài lúa và cây ăn trái, huyện Phụng Hiệp còn chú trọng phát triển cây mía, là vùng nguyên liệu chính của tỉnh Hậu Giang. Niên vụ mía năm 2012, huyện Phụng Hiệp trồng đƣợc 9.705 ha, sản lƣợng 823.836 tấn, giá bán từ 780 đồng đến 960 đồng/kg; gần trung tâm huyện Phụng Hiệp là Công ty Mía đƣờng - cồn Long Mỹ Phát và nhà máy đƣờng Phụng Hiệp đó là điều kiện thuận lợi để tiêu thụ mía trên địa bàn huyện. Bên cạnh thế mạnh cây lúa và cây mía truyền thống, huyện Phụng Hiệp còn tận dụng lợi thế tự nhiên để đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản. Phong trào chăn nuôi thủy sản ở huyện Phụng Hiệp nở rộ trong vài năm gần đây. Bƣớc đầu chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp, chủ yếu trong ao, vèo, lồng,... ven các tuyến kênh, rạch. Mỗi khi mùa nƣớc về, thay vì sản xuất lúa vụ 3 kém hiệu quả, ngƣời dân chuyển sang nuôi cá dƣới ruộng.

Tuy nhiên, do quy mô các mô hình sản xuất nhỏ, chỉ góp phần cải thiện cuộc sống cho nhiều hộ dân nông thôn, chứ chƣa thể khai thác hết tiềm năng, thế mạnh nuôi trồng thủy sản tại địa phƣơng. Về thủy sản, năm 2012 toàn huyện thả nuôi 3.999,05 ha cá các loại với sản lƣợng 30.694,5 tấn. Dựa vào lợi thế tự nhiên của 2 xã Hiệp Hƣng và Tân Phƣớc Hƣng có các tuyến kênh lớn nhƣ: kênh Quản lộ Phụng Hiệp, Lái Hiếu, Cây Dƣơng,... huyện Phụng Hiệp đã quy hoạch thành công vùng nuôi thủy sản có giá trị thƣơng phẩm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và phục vụ cho xuất khẩu.

Về công nghiệp, nằm trên địa bàn huyện là các Công ty nhƣ công ty cổ phần Việt Long VDCO sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản, Công ty TNHH hải sản Việt Hải và một số Hợp tác xã làm ăn có hiệu quả. Nhằm phục vụ cho nhu cầu nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện cũng nhƣ các huyện khác trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: toàn huyện có 765 cơ sở CN-TTCN với trên 3.529 lao động. Về hoạt động sản xuất tổng sản lƣợng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 1.182 tỷ đồng. Về thƣơng mại, dịch vụ: tổng giá trị đạt 3.172 tỷ đồng.

Về giao thông, trong những năm gần đây, huyện Phụng Hiệp đã và đang tập trung đầu tƣ phát triển mạng lƣới giao thông đƣờng bộ đặt biệt là giao thông nông thôn. Hệ thống giao thông nông thôn đƣờng bộ, về cơ bản, đã hoàn chỉnh. Trƣớc đây, phƣơng tiện giao thông nông thôn chủ yếu là ghe, tàu, thì đến nay xe 2 bánh dễ dàng đi lại trong cả hai mùa mƣa nắng, trên tất cả các tuyến đƣờng nông thôn, xe ôtô con từ trung tâm huyện đến đƣợc tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn.

3.2.3.2 Xã hội

Về dân số, Phụng Hiệp có 206.196 nhân khẩu (năm 2012), là huyện có dân số đông nhất của tỉnh Hậu Giang.

Về công tác xóa đói giảm nghèo, huyện có số hộ nghèo tập trung cao nhất tỉnh Hậu Giang. Năm 2006, huyện có 24,6% hộ nghèo (10.328 hộ). Tuy nhiên, sự tập trung đầu tƣ đồng bộ về cơ sở hạ tầng, vốn, kiến thức,… đã tác động tích cực đến đời sống của từng hộ nghèo trong vùng. Qua 5 năm (2006 – 2011), huyện đã cơ bản xóa nhà tạm, nhà lá cho hơn 2.200 hộ nghèo, do đã phối hợp cho vay vốn để phát triển sản xuất cho 12.090 lƣợt hộ nghèo, cận nghèo với số tiền 54 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, thông qua các lớp dạy nghề ngắn hạn, các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật về khuyến nông, lâm, ngƣ; hƣớng dẫn cách làm ăn để ngƣời nghèo có đủ điều kiện phát triển kinh tế; tạo điều kiện ổn định cuộc sống hàng ngày bằng chính sách BHYT; miễn giảm học phí cho con em hộ nghèo

đƣợc đến trƣờng. Nhờ thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo, đến nay các hộ dân trên địa bàn đã phần nào ổn định đƣợc đời sống với việc trồng mía, trồng màu, làm hàng tiểu thủ công nghiệp, có việc làm ở các công ty, xí nghiệp,… Toàn huyện đã giảm gần 13% tỷ lệ hộ nghèo (4.761 hộ), hạ tỷ lệ hộ nghèo của huyện cuối năm 2010 còn 11,73%.

Tuy nhiên, theo tiêu chí hộ nghèo mới năm 2011, huyện Phụng Hiệp có gần 31% hộ nghèo, với 14.780 hộ nghèo, gấp hơn 1,4 lần số hộ nghèo vào năm 2006. Trong đó, có 20 ấp có tỷ lệ hộ nghèo hơn 40%, 45 ấp tỷ lệ hộ nghèo trong khoảng 30% đến 40%. Đặc biệt, ấp Xẻo Trâm (xã Hòa An) tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 91%. Thực tế này đã tạo áp lực rất lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo của huyện giai đoạn tới.

Sau đây là bảng tổng kết số hộ nghèo, hộ cận nghèo ở huyện Phụng Hiệp theo xã, thị trấn năm 2012.

Bảng 3.1: Tổng kết số hộ nghèo, cận nghèo ở huyện Phụng Hiệp năm 2012

STT Xã

Dân số Số hộ nghèo theo điều tra

Số hộ Số nhân khẩu Số hộ Hộ nghèo Hộ cận nghèo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

% Số hộ % 1 Hiệp Hƣng 4.236 19.320 1.114 26,3 421 9,9 2 Hòa An 4.086 16.276 1.216 29,8 665 16,3 3 Hòa Mỹ 4.164 17.686 1.060 25,5 503 12,1 4 Long Thạnh 3.840 14.617 1.099 28,6 375 9,8 5 Phụng Hiệp 1.733 7.457 496 28,6 242 14,0 6 Phƣơng Bình 4.023 15.369 962 23,9 634 15,8 7 Phƣơng Phú 2.330 9.725 518 22,2 253 10,9 8 Tân Bình 4.745 22.393 1.235 26,0 723 15,2 9 Tân Phƣớc Hƣng 3.028 16.246 668 22,1 470 15,5 10 Thạnh Hòa 4.484 17.869 656 14,6 429 9,6 11 TT. Cây Dƣơng 2.078 7.541 195 9,4 280 13,5 12 Tân Long 3.548 16.605 739 20,8 332 9,4 13 TT. Kinh Cùng 2.257 8.749 292 12,9 247 10,9 14 TT. Búng Tàu 1.724 6.976 316 18,3 194 11,3 15 Bình Thành 2.150 9.367 389 18,1 129 6,0 Tổng 48.426 206.196 10.955 22,6 5.897 12,2

Nguồn: Phòng thương binh xã hội huyện Phụng Hiệp năm 2012

Có thể nói các ngành chức năng ở địa phƣơng đã nổ lực hết sức trong công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện, nên tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 giảm còn 22,6%. Trong đó có 3 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện đó là xã Hòa An, Long Thạnh và Phụng Hiệp. Đạt nhiều kết quả khả quan nhƣ thế là phải kể đến

công lao đi đầu của Ngân hàng chính sách xã hội. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo, ngƣời dân tộc,… không có vốn sản xuất, không tài sản thế chấp, không có khả năng vay vốn ở các Ngân hàng thƣơng mại khác, nhƣng nhờ đồng vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội mà họ có vốn để sản xuất, từ đó vƣơn lên thoát nghèo.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra đến năm 2015 giảm nghèo còn 20%. Định hƣớng công tác xóa đói giảm nghèo của huyện giai đoạn tới là hỗ trợ có ƣu tiên những hộ đã đăng ký thoát nghèo về nguồn vốn và các chính sách khác. Đẩy mạnh công tác dạy nghề theo đúng nhu cầu của ngƣời nghèo, tạo việc làm, thu nhập ổn định để họ thoát nghèo.

Về giáo dục, Phụng Hiệp hiện hơn 1.440 giáo viên từ bậc tiểu học đến phổ thông trung học và số phòng học là 751 phòng với 27.373 học sinh các cấp. Toàn huyện có 55 điểm Trƣờng trong đó: có 39 Trƣờng Tiểu học, 12 Trƣờng trung học cơ sở và 4 Trƣờng phổ thông trung học.

Về y tế, do đất rộng, ngƣời đông nên công tác khám chữa bệnh cho nhân dân của Phụng Hiệp gặp khó khăn. Tuy nhiên, địa phƣơng đã có nhiều nỗ lực phát triển mạng lƣới y tế cơ sở và làm tốt công tác tuyên truyền chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Chất lƣợng chăm sóc sức khỏe nhân dân đƣợc nâng lên rõ rệt, nhiều năm liền không có dịch bệnh xảy ra trên diện rộng. Tính đến tháng 6 năm 2013, toàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa, 2 phòng khám đa khoa khu vực, và 15 trạm y tế xã, các trạm y tế trên địa bàng huyện có tổng số 15 tổ y học cổ truyền. Hàng năm, huyện Phụng Hiệp có trên 200.000 lƣợt ngƣời dân đến khám, chữa bệnh tại các trạm y tế xã, thị trấn. Y tế huyện đã khám và chữa bệnh khoảng 5.000 lƣợt ngƣời nghèo/năm.

3.3 CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CHÍNH THỨC HUYỆN PHỤNG HIỆP

Ngày nay, hoạt động tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đã có bƣớc tiến nhất định: hệ thống tài chính chính thức hỗ trợ cho các vùng nông thôn, cho vay nông nghiệp ngày càng gia tăng, doanh số cho vay và dƣ nợ ngày càng tăng, đối tƣợng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức ngày càng rộng mở, ngày càng có nhiều chính sách và dự án hỗ trợ của nhà nƣớc cho nông hộ ở nông thôn. Vì thế, các Ngân hàng thƣơng mại đều mở rộng việc cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, nổi bật nhất trong lĩnh vực cho vay này là các hệ thống tài chính sau:

3.3.1 Ngân hàng Chính sách Xã hội

Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về tín dụng đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác

và Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội trên cơ sở của Ngân hàng Phục vụ ngƣời nghèo, nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi hệ thống Ngân hàng thƣơng mại. NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, đƣợc Nhà nƣớc đảm bảo khả năng thanh toán, đƣợc miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nƣớc và có nhiệm vụ triển khai cho vay các chính sách tín dụng ƣu đãi của Chính phủ đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác.

Phòng giao dịch (PGD) NHCSXH huyện Phụng Hiệp đƣợc thành lập theo quyết định số 149/QĐ-HĐQT ngày 25 tháng 7 năm 2006 của chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH trên cơ sở chia tách từ PGD NHCSXH huyện Phụng Hiệp cũ (đƣợc thành lập theo quyết định số 277/QĐ-HĐQT ngày 10 tháng 5 năm 2003 của chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH). Trải qua 10 năm hoạt động thực hiện tín dụng chính sách ƣu đãi, đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh, của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, nhất là Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện và sự phối hợp hiệu quả của các ban ngành, Hội đoàn thể, các Cấp ủy, Chính quyền địa phƣơng, các tổ tiết kiệm và vay vốn (tổ TK&VV); sự nổ lực cố gắng của cán bộ NHCSXH huyện đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao, góp phần quan trọng vào mục tiêu giảm nghèo và an sinh xã hội trên địa bàn huyện; tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh từng giai đoạn, nƣớc sạch vệ sinh môi trƣờng nông thôn đƣợc cải thiện, học sinh sinh viên đƣợc đến trƣờng, nguồn nhân lực đƣợc đào tạo có chất lƣợng,…

Bảng 3.2: Kết quả các chƣơng trình tín dụng chính sách (2003 – 2012) ĐVT: Triệu đồng STT Chƣơng trình cho vay Cho vay Thu nợ Dƣ nợ đến 31/12/2012 Số tiền Số hộ Tổng số Số hộ Quá hạn 1 Hộ nghèo 97.336 14.458 60.846 62.084 9.434 3.714

2 Học sinh Sinh viên 70.287 5.047 7.036 64.209 3.716 756

3 Giải quyết việc làm 12.608 740 7.238 8.896 732 606

4 Xuất khẩu lao động 320 18 1.860 1.126 60 1.032

5 Nhà trả chậm 3.800 190 20 3.780 189 0 6 NS và VSMT 26.465 6.098 1.940 24.482 5.514 9 7 Nhà ở quyết định 167 17.640 2.205 8 17.632 2.204 0 8 SXKD vùng khó khăn 51.696 3.318 23.460 28.451 1.955 827 9 DTTS quyết định 32 535 106 51 474 105 0 10 DTTS quyết định 74 1.970 197 7 1.973 198 0 11 Thƣơng nhân VKK 1.013 35 31 983 34 0 12 Chuộc sổ 3.357 242 1.516 1.822 162 0 Tổng cộng 287.027 32.654 104.013 215.912 24.303 6.944

Nguồn: Tổng kết 10 năm hoạt động PGD NHCSXH huyện Phụng Hiệp (2003 – 2012)

Tổng dƣ nợ 12 chƣơng trình tín dụng đến 31/12/2012 là 215.912 triệu đồng, tăng gấp 19 lần so với khi thành lập, tốc độ tăng trƣởng bình quân là 26,58%/năm, tăng trƣởng dƣ nợ chủ yếu tập trung vào các năm đầu khi mới thành lập, các năm gần đây, tốc độ tăng dƣ nợ bình quân 15-18%.

Nguồn vốn của NHCSXH đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của hộ vay. Vốn chƣơng trình hộ nghèo cho vay kịp thời đến các hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn; 100% hộ nghèo trong diện phê duyệt hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; 100% sinh viên đúng đối tƣợng có nhu cầu đều đƣợc Ngân hàng cho vay vốn; vốn giải quyết việc làm đáp ứng từ 15-20% nhu cầu giải quyết việc làm trong năm, vốn cho vay NS&VSMT đạt trên 70% hộ cần vay, vốn cho vay hộ nghèo SXKD vùng khó khăn đạt trên 50% hộ cần vay,…

Chất lƣợng tín dụng luôn đƣợc NHCSXH quan tâm, trú trọng nâng cao đảm bảo hiệu quả và an toàn vốn vay. Nợ quá hạn nhận bàn giao chiếm 1,2%

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và lượng vốn vay của nông hộ ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 41)