Thị phần vốn vay của các Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và lượng vốn vay của nông hộ ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 51)

Sau đây là thị phần vốn vay của các Ngân hàng ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, thống kê theo kết quả điều tra:

Bảng 3.7: Thị phần vốn vay Ngân hàng ở huyện Phụng Hiệp năm 2013

Ngân hàng Số hộ vay Thị phần (%)

Ngân hàng NNo&PTNT 31 57

Ngân hàng CSXH 26 48

Ngân hàng Liên Việt 1 2

Nguồn: Theo tính toán từ kết quả điều tra nông hộ ở huyện Phụng Hiệp 2013

Theo kết quả điều tra trong tổng số 54 hộ có vay của huyện thì đa số hộ đi vay từ Ngân hàng Nông nghiệp chiếm khoảng 57%, đây là những hộ đã có bằng đỏ quyền sử dụng đất nên có thể thế chấp vào Ngân hàng để xin vay vốn,

điều này cũng phù hợp vì đa số ngƣời dân của huyện điều làm nông nghiệp chủ yếu là trồng cây ăn trái và làm ruộng nên khi cần vay vốn họ thƣờng đi vay từ Ngân hàng Nông nghiệp vì lãi suất thấp hơn những NHTM khác, thời gian vay cũng tƣơng đối dài và lƣợng vốn vay là tƣơng đối đáp ứng nhu cầu. Ngân hàng đƣợc vay nhiều thứ hai là Ngân hàng Chính sách xã hội chiếm khoảng 48% vì đa số nông dân của huyện còn nghèo nên đƣợc hỗ trợ rất lớn từ phía Nhà nƣớc trong việc xóa đói giảm nghèo, một phần vì họ không có tài sản thế chấp nên chỉ có thể tiếp cận tín dụng thông qua kênh Ngân hàng Chính sách Xã hội hoặc đƣợc hỗ trợ vốn thông qua chƣơng trình học sinh, sinh viên. Ngoài ra, nông hộ còn vay vốn ở Ngân hàng Liên Việt, nhƣng chỉ với tỉ lệ gần 2%, vì lãi suất của Ngân hàng Liên Việt cao hơn, đồng thời cũng do khả năng nắm bắt thông tin của nông hộ còn hạn chế nên việc vay vốn ở các NHTM khác (ngoài NHNNo&PTNT) còn thấp.

Nhìn chung nông hộ của huyện đi vay chủ yếu từ hai nguồn tín dụng là NHNNo&PTNT và NHCSXH, do đây là một huyện còn nghèo của tỉnh Hậu Giang nên hệ thống các Ngân hàng còn rất ít mà chỉ có các ngân hàng Nhà nƣớc để phục vụ cho công tác xóa đói giảm nghèo và thực hiện các chƣơng trình mục tiêu của Chính phủ.

Trên thực tế, có nhiều hộ vay vốn ở cả 2 Ngân hàng đó là NHNNo&PTNT và NHCSXH. Thƣờng thì NHCSXH cho nông hộ vay vốn thông qua chƣơng trình học sinh, sinh viên, hộ nghèo, nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng và nhiều chƣơng trình khác nhằm mục tiêu hỗ trợ nông hộ thoát nghèo, cải thiện đời sống, phục vụ an sinh xã hội. Hầu hết đều không cần tài sản thế chấp. Tuy nhiên, trên thực tế nhu cầu vốn của nông hộ là rất lớn, mà NHCSXH thì chỉ đáp ứng một lƣợng vốn không lớn lắm, nên những nông hộ có nhu cầu vốn cao thì sẽ thế chấp tài sản để vay thêm ở Ngân hàng Nông nghiệp.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và lượng vốn vay của nông hộ ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)