Phƣơng pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và lượng vốn vay của nông hộ ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 33)

Đối với mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức và lƣợng vốn vay đƣợc của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đƣợc thực hiện thông qua công cụ thống kê mô tả, tính tần số, tính trung bình của các chỉ tiêu nghiên cứu,… nhờ sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft Excel và Stata, để thấy đƣợc thực trạng tiếp cận tín dụng và lƣợng vốn mà nông hộ vay đƣợc từ các nguồn tài trợ chính thức của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Phƣơng pháp thống kê mô tả là tổng hợp các phƣơng pháp đo lƣờng, mô tả và trình bày số liệu đƣợc ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế, bao gồm: giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị bé nhất,…

Đối với mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và lƣợng vốn vay của nông hộ. Đối với mục tiêu này bài viết sử dụng phƣơng pháp phân tích hồi quy tuyến tính. Mục đích của việc thiết lập phƣơng trình hồi quy để kiểm định ảnh hƣởng các yếu tố có liên quan đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng thuộc khu vực chính thức và những nhân tố ảnh hƣởng đến lƣợng vốn vay của nông hộ trên địa bàng. Từ đó, chọn những nhân tố ảnh hƣởng có ý nghĩa, phát huy yếu tố có ảnh hƣởng tốt, khắc phục yếu tố có ảnh hƣởng xấu. Cụ thể mô hình Probit

dùng để xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến việc tiếp cận tín dụng và mô hình

OLS dùng để xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng vốn vay thông qua các phần mềm hỗ trợ Microsoft Excel và Stata. Cụ thể nhƣ sau:

Mô hình Probit đƣợc sử dụng nhằm xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến việc nông hộ vay đƣợc hay không. Ta có mô hình Probit tổng quát sau:

i ij k j j i X u Y     1 *   (2.1)

Trong đó: Yi* chƣa biết. Nó thƣờng đƣợc gọi là biến ẩn. Chúng ta xem xét biến giả Yi đƣợc khai báo nhƣ sau:

Yi: biến phụ thuộc đây là một biến giả. Nó có giá trị là 1 nếu nông hộ có vay vốn từ nguồn tín dụng chính thức, là 0 nếu nông hộ không có vay vốn từ nguồn tín dụng chính thức.

Xij là các biến độc lập, đây là các yếu tố ảnh hƣởng đến việc nông hộ có vay đƣợc vốn hay không nhƣ: Giới tính, tuổi của chủ hộ, có quen biết nhân viên Ngân hàng, thành viên của các hội đoàn thể, hộ nghèo, tài sản thế chấp, thu nhập của hộ, trình độ học vấn chủ hộ.

ui: Sai số của mô hình

Các biến được chọn và lí do chọn biến

Việc tiếp cận tín dụng có thể chịu tác động bới các yếu tố nhƣ giới tính của chủ hộ, tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn, việc có quen biết hoặc có ngƣời thân làm trong tổ chức tín dụng, có là thành viên của các hội đoàn thể ở địa phƣơng, thu nhập trung bình hàng năm của hộ, giá trị tài sản thế chấp, có thuộc diện hộ nghèo hay không. Mỗi yếu tố có thể tác động khác nhau đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức. Lý do chọn các biến trên để nghiên cứu đƣợc giải thích nhƣ sau:

+ Gioitinh (Giới tính): là giới tính của chủ hộ. Biến này là biến giả, nhận giá trị là 1 nếu chủ hộ là nữ, nhận giá trị là 0 nếu chủ hộ là nam. Ngày nay, phụ nữ ở địa phƣơng thƣờng tham gia vào Hội Phụ nữ và cũng thƣờng vay vốn thông qua hội, nhóm này. Nếu có chƣơng trình tín dụng hỗ trợ vốn thì ngƣời phụ nữ lại hƣởng ứng rất cao. Ý thức trả nợ của họ cũng cao hơn ngƣời nam. Hơn nữa, lao động nữ ở nông thôn đƣợc ƣu tiên khá nhiều trong xã hội, trong đó có việc hỗ trợ vốn cho họ để vƣơn lên thoát nghèo.

+ Tuoi (Tuổi của chủ hộ): tuổi của chủ hộ (năm). Trong thực tế những chủ hộ có tuổi có thể quản lý đƣợc nguồn tín dụng dễ hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn, có uy tín và có trách nhiệm hơn. Vì vậy, dễ dàng hơn cho họ trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức và ngƣời cho vay dễ chấp nhận hơn. Những hộ trẻ thƣờng thích tiêu xài hơn là tiết kiệm, họ cần tiền vay hơn. Hơn nữa, những hộ trẻ nhạy bén hơn với kỹ thuật mới và họ sẵn lòng chấp nhận thử thách, họ có thể có nhu cầu tín dụng cao hơn và hƣớng đến đi vay từ nguồn tín dụng chính thức và phi chính thức. Tuy nhiên, thật khó để những nông hộ trẻ có

1 nếu Yi* > 0

0 trƣờng hợp khác

đƣợc một khoản tín dụng bởi vì họ đƣợc xem nhƣ có ít kinh nghiệm và uy tín thấp.

+ Coquenbiet (Có quen biết nhân viên ngân hàng): là một biến giả độc lập đại diện cho việc chủ hộ có quen biết hoặc có ngƣời thân, bạn bè làm việc ở Ngân hàng hay không. Nếu có thì nhận giá trị 1 và nếu không có quen biết thì nhận giá trị là 0. Kênh thông tin mà nông hộ dễ dàng nắm bắt đƣợc và thƣờng xuyên về các chƣơng trình hỗ trợ nông hộ là qua sự giới thiệu của ngƣời thân và bạn bè. Một số thông tin cho rằng, nếu hộ nào có quen biết với ngƣời làm ở Ngân hàng thì khả năng vay vốn sẽ cao hơn và nhanh chóng hơn những hộ không quen biết. Đây là nhân tố thuộc lĩnh vực xã hội nhƣng nó góp phần không nhỏ vào khả năng tiếp cận tín dụng của hộ.

+ ThvienHDT (Thành viên của các hội đoàn thể): Đây là biến giả, biến này nhận giá trị 1 có nghĩa là hộ có tham gia các hội đoàn thể và ngƣợc lại thì nhận giá trị 0. Ở địa phƣơng có 4 hội đoàn thể chính đó là Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên. Thông thƣờng, những hộ có tham gia vào các hội đoàn thể sẽ có khả năng tiếp cận đƣợc nguồn tín dụng chính thức cao hơn so với những hộ không tham gia. L ý giải vấn đề này nhƣ sau: hộ tham gia hội đoàn thể thì hộ có thể vay tiền thông qua các tổ chức này vì các tổ chức này có thể đại diện cho một nhóm thành viên nào đó xin vay tiền thông qua uy tín và tiếng tâm của tổ chức trong xã hội. Hơn nữa, những thành viên trong hội đoàn thể sẽ đƣợc phổ biến thông tin nhanh chóng và chính xác hơn. Các Ngân hàng ở địa phƣơng thƣờng cho vay thông qua các hội đoàn thể, đặc biệt là NHCSXH. Điều này sẽ giúp cho những hộ có tham gia vào các tổ chức kinh tế, xã hội dễ dàng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức hơn.

+ Hongheo (Hộ nghèo): Biến này là biến giả, nhận giá trị là 1 nếu hộ có sổ hộ nghèo, và giá trị là 0 nếu hộ không có sổ hộ nghèo. Trên thực tế, những hộ thuộc diện hộ nghèo thì thƣờng không có tài sản thế chấp, nên việc tiếp cận tín dụng của họ tại các Ngân hàng thƣơng mại là rất khó khăn, thậm chí không thể. Nhƣng ở địa phƣơng, ngoài các Ngân hàng thƣơng mại, thì Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động rất mạnh, và đối tƣợng cho vay của Ngân hàng thƣờng là những hộ nghèo, không có đất sản xuất. NHCSXH sẽ hỗ trợ nguồn vốn để những hộ này có điều kiện sản xuất, kinh doanh, vƣơn lên thoát nghèo. Hơn nữa, vì là hộ nghèo, thiếu thốn vật chất, nên nhu cầu tín dụng của họ là rất cao. Vì vậy, biến này sẽ cho chúng ta biết liệu hộ có sổ hộ nghèo có khả năng tiếp cận tín dụng tốt hơn hay không.

+ TSthechap (Giá trị tài sản thế chấp): Đơn vị tính là nghìn đồng. Bao gồm giá trị của nhà cửa; xe cộ; và diện tích phần đất ruộng, đất thổ cƣ, đất vƣờn, ao nuôi cá có bằng đỏ quyền sử dụng đất. Khi giá trị tài sản thế chấp của hộ càng lớn thì sự đảm bảo cho khoản vay càng cao. Ngân hàng cho nông hộ vay thế chấp tài sản sẽ giảm rủi ro tín dụng hơn là những khoản vay dựa vào tín chấp. Vì nếu nông hộ không thể trả đƣợc nợ thì Ngân hàng có thể phát mãi tài sản để thu hồi nợ. Vì thế giá trị tài sản thế chấp của hộ càng lớn thì khả năng tiếp cận tín dụng càng cao.

+ Thunhap (Thu nhập của hộ): là thu nhập trung bình trong một năm của hộ, đơn vị tính là nghìn đồng. Mặc dù những hộ có thu nhập cao thì ít có nhu cầu vay vốn bởi vì nguồn thu nhập của họ có thể đảm bảo đƣợc các khoản chi trong gia đình. Tuy nhiên, về phía các Ngân hàng thì thích cho những ngƣời có thu nhập cao vay hơn vì khi quyết định cho vay các Ngân hàng luôn xem xét đến khả năng trả nợ của ngƣời vay. Do đó, thu nhập càng cao thì khả năng tiếp cận tín dụng càng lớn.

+ Hocvan (Trình độ học vấn của chủ hộ): đƣợc hiểu là số năm đến trƣờng của chủ hộ. Những chủ hộ có trình độ học vấn càng cao thì khả năng tính toán đầu tƣ hiệu quả hơn và khả năng đem lại thu nhập cũng cao hơn. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy những chủ hộ có trình độ học vấn càng cao thì khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của họ nhiều hơn.

Dấu kỳ vọng của các biến giải thích sử dụng trong mô hình Probit

Bảng 2.2: Tổng hợp các biến đƣợc xem xét và dấu kỳ vọng của các biến trong mô hình hồi quy Probit

Biến độc lập Diễn giải Đơn vị Dấu kỳ vọng

Gioitinh Giới tính của chủ hộ Nữ = 1 +

Tuoi Tuổi của chủ hộ Năm +

Coquenbiet Có quen biết nhân viên Ngân hàng Có = 1 +

ThvienHDT Thành viên của các Hội đoàn thể Có = 1 + (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hongheo Hộ nghèo Có = 1 +

TSthechap Giá trị tài sản thế chấp 1000 đồng +

Thunhap Thu nhập của hộ 1000 đồng +

 Mô hình OLS đƣợc sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng vốn vay đƣợc của nông hộ.

Mô hình OLS có dạng nhƣ sau:

       ij k j j X a a Y 1 (2.2) Trong đó :

Y: là biến phụ thuộc là lƣợng vốn vay mà nông hộ nhận đƣợc từ nguồn tín dụng chính thức.

Xij: là vector của các biến giải thích bao gồm: Giới tính, tuổi, học vấn, thành viên của các hội đoàn thể, nghề nghiệp của chủ hộ, thu nhập của hộ, có quen với nhân viên Ngân hàng, tài sản thế chấp, mục đích vay của hộ, chi phí sản xuất.

: sai số của mô hình

Các biến được chọn và lí do chọn biến

Lƣợng vốn vay (Luongvay) của nông hộ có thể bị ảnh hƣởng bởi một số biến giải thích nhƣ là học vấn của hộ, thu nhập của hộ, giá trị tài sản thế chấp,… Mỗi biến có thể ảnh hƣởng đến lƣợng vốn vay đƣợc của nông hộ ở những mức độ khác nhau. Sau đây là các biến có ảnh hƣởng đƣợc sử dụng trong mô hình OLS:

+ Gioitinh (Giới tính): là giới tính của chủ hộ. Biến này là biến giả, nhận giá trị là 1 nếu chủ hộ là nữ, nhận giá trị là 0 nếu chủ hộ là nam. Tƣơng tự nhƣ ở mô hình Probit, chủ hộ là nữ sẽ đƣợc vay với lƣợng vốn cao hơn.

+ Tuoi (Tuổi của chủ hộ): tuổi của chủ hộ (năm). Trong thực tế những chủ hộ có tuổi có thể quản lý đƣợc nguồn tín dụng dễ hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn, có uy tín và có trách nhiệm hơn. Vì vậy, chủ hộ có tuổi càng cao sẽ đƣợc kỳ vọng là đƣợc vay nhiều hơn.

+ Hocvan (Học vấn): là trình độ học vấn của chủ hộ, ở đây chính là số năm đến trƣờng của chủ hộ. Hệ số a3 của biến này đƣợc kì vọng là dƣơng bởi chủ hộ có trình độ học vấn càng cao thì sẽ sử dụng vốn càng hiệu quả nên khả năng trả nợ sẽ cao. Đồng thời, trình độ học vấn cao cũng sẽ giúp các chủ hộ dễ nắm bắt và thỏa mãn yêu cầu của các TCTD nên sẽ vay đƣợc nhiều hơn

+ ThvienHDT (Thành viên của các hội đoàn thể): Nhƣ đã giải thích ở mô hình Probit, khi nông hộ có tham gia các hội đoàn thể thì sẽ dễ dàng nắm bắt

thông tin, đồng thời đƣợc hỗ trợ sử dụng vốn vay tốt hơn, vì vậy lƣợng vốn vay đƣợc sẽ nhiều hơn.

+ Nghenghiep (Nghề nghiệp chủ hộ): là biến giả, có giá trị là 1 nếu chủ hộ vừa làm nông vừa là cán bộ ở các cơ quan Nhà nƣớc và là 0 nếu chỉ làm nghề nông. Chủ hộ là cán bộ thƣờng có khả năng trả nợ tốt hơn nhờ có nguồn thu nhập ổn định từ lƣơng. Mặt khác, họ cũng có trách nhiệm hơn trong việc trả nợ nhằm giữ uy tín để tiếp tục công việc và có thể nắm bắt thông tin tín dụng nhanh chóng, đầy đủ hơn.

+ Thunhap (Thu nhập của hộ): hệ số của biến thu nhập có kỳ vọng dƣơng. Đó là vì, khi quyết định cho vay, các TCTD luôn phải xem xét khả năng trả nợ của ngƣời vay nên hộ có thu nhập cao sẽ vay đƣợc nhiều hơn do khả năng trả nợ tốt hơn.

+ Coquenbiet (Có quen biết với nhân viên ngân hàng): là biến giả, có giá trị là 1 nếu gia đình có ngƣời thân hay bạn bè làm ở các TCTD và có giá trị là 0 nếu ngƣợc lại. Hệ số a5của biến này cũng đƣợc kỳ vọng có giá trị dƣơng vì nếu hộ có ngƣời thân hay bạn bè làm việc ở các TCTD thì sẽ dễ đƣợc bảo lãnh hay đƣợc xem là có uy tín nên vay đƣợc nhiều hơn.

+ TSthechap (Giá trị tài sản thế chấp): Đơn vị tính là nghìn đồng. Bao gồm giá trị của nhà cửa; xe cộ; và diện tích phần đất ruộng, đất thổ cƣ, đất vƣờn, ao nuôi cá có bằng đỏ quyền sử dụng đất. Khi giá trị tài sản thế chấp của hộ càng lớn thì sự đảm bảo cho khoản vay càng cao. Ngân hàng cho nông hộ vay thế chấp tài sản sẽ giảm rủi ro tín dụng hơn là những khoản vay dựa vào tín chấp. Vì nếu nông hộ không thể trả đƣợc nợ thì Ngân hàng có thể phát mãi tài sản để thu hồi nợ. Vì thế giá trị tài sản thế chấp của hộ càng lớn thì lƣợng vốn vay đƣợc càng cao.

+ Mucdichvay (Mục đích vay): là biến giả, có giá trị là 1 nếu vay để sản xuất và là 0 nếu vay để tiêu dùng, trả nợ hay dùng vào các mục đích khác. Hệ số a9 đƣợc kỳ vọng là dƣơng vì nếu vay để sản xuất thì vốn vay sẽ sinh lợi nên khả năng trả nợ sẽ cao hơn, do đó sẽ đƣợc các TCTD cho vay nhiều hơn.

+ Chiphisx (Chi phí sản xuất): Đơn vị tính là nghìn đồng. Khi nông hộ cần có chi phí sản xuất lớn thì nông hộ cần có lƣợng vốn vay lớn để đầu tƣ sản xuất kinh doanh. Nên hệ số của chiphisx sẽ đƣợc kỳ vọng là dƣơng. Đây là chi phí mà nông hộ bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ta cần phân tích xem chi phí sản xuất có ảnh hƣởng đến lƣợng vốn vay nhƣ thế nào.

Dấu kỳ vọng của các biến giải thích sử dụng trong mô hình OLS

Bảng 2.3: Các biến với dấu kỳ vọng trong mô hình hồi quy tƣơng quan

Biến độc lập Diễn giải Đơn vị Dấu kỳ vọng

Gioitinh Giới tính Nữ=1 +

Tuoi Tuổi Năm +

Hocvan Học vấn Năm +

ThvienHDT Thành viên của các hội đoàn thể Có = 1 +

Nghenghiep Nghề nghiệp của chủ hộ Cán bộ = 1 + (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thunhap Thu nhập của hộ 1000 đồng +

Coquenbiet Có quen với nhân viên ngân hàng Có = 1 +

TSthechap Tài sản thế chấp 1000 đồng +

Mucdichvay Mục đích vay của hộ Sản xuất = 1 +

Chiphisx Chi phí sản xuất 1000 đồng +

Đối với mục tiêu 3: Dựa vào kết quả phân tích thống kê và chạy mô hình kinh tế lƣợng từ kết quả phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, tham khảo các chính sách liên quan từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp nông hộ nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng và tối ƣu hóa lƣợng vốn vay góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn cũng nhƣ góp phần phát triển kinh tế huyện.

CHƢƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIẾP CẬN NGUỒN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và lượng vốn vay của nông hộ ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 33)