- Thủ tục các nhận hồ sơ và xét duyệt vay nên tinh gọn, đơn giản hơn, giảm chi phí đi lại cho ngƣời dân để nhanh chóng tiếp cận với nguồn vốn vay, kịp thời vụ, đáp ứng nhu cầu vốn cho nông dân.
- Xây dựng cơ sỏ hạ tầng, cơ sở truyền thông ở nông thôn, phổ biến kỹ thuật trong trồng trọt chăn nuôi sao cho hiệu quả với chi phí thấp. Thƣờng xuyên phổ biến pháp luật, giáo dục dân số, tin tức thị trƣờng… phục vụ nhu cầu thông tin cho nông dân.
- Chính quyền địa phƣơng thƣờng kết hợp các đoàn thể nhƣ Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến bình và đoàn thành niên, thƣờng xuyên tổ chức hội thảo, lập thêm các đêm trình diễn, mô hình làm giàu, sản xuất hiệu quả cho bà con nông dân học tập, trao đổi kinh nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng đồng vốn đạt hiệu quả.
- Thƣờng xuyên thu thập ý kiến, tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa bà con nông dân và cán bộ ngân hàng để đánh giá nhu cầu vốn trong sản xuất và giải đáp những thắc mắc của nông dân trong việc vay vốn. Đồng thời, tăng cƣờng công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về các chƣơng trình tín dụng của các Ngân hàng ở địa phƣơng.
- Chính quyền địa phƣơng có chính sách quản lý chặt chẽ việc thu mua nông sản, tránh tình trạng đầu cơ, ép giá của các thƣơng lái.
- Hỗ trợ và thƣờng xuyên theo dõi công tác cho vay và thu hồi nợ của Ngân hàng trên địa bàng.
- Có những hình thức quản lý nghiêm đối với việc ký xác nhận vay vốn cho nông hộ của cán bộ địa phƣơng, tránh tình trạng quan liệu, uỷ quyền dẫn đến việc cho vay không đúng đối tƣợng ảnh hƣởng đến tâm lý nông hộ, cũng nhƣ hoạt động của Ngân hàng.