Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH)

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và lượng vốn vay của nông hộ ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 45)

Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về tín dụng đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác

và Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội trên cơ sở của Ngân hàng Phục vụ ngƣời nghèo, nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi hệ thống Ngân hàng thƣơng mại. NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, đƣợc Nhà nƣớc đảm bảo khả năng thanh toán, đƣợc miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nƣớc và có nhiệm vụ triển khai cho vay các chính sách tín dụng ƣu đãi của Chính phủ đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác.

Phòng giao dịch (PGD) NHCSXH huyện Phụng Hiệp đƣợc thành lập theo quyết định số 149/QĐ-HĐQT ngày 25 tháng 7 năm 2006 của chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH trên cơ sở chia tách từ PGD NHCSXH huyện Phụng Hiệp cũ (đƣợc thành lập theo quyết định số 277/QĐ-HĐQT ngày 10 tháng 5 năm 2003 của chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH). Trải qua 10 năm hoạt động thực hiện tín dụng chính sách ƣu đãi, đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh, của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, nhất là Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện và sự phối hợp hiệu quả của các ban ngành, Hội đoàn thể, các Cấp ủy, Chính quyền địa phƣơng, các tổ tiết kiệm và vay vốn (tổ TK&VV); sự nổ lực cố gắng của cán bộ NHCSXH huyện đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao, góp phần quan trọng vào mục tiêu giảm nghèo và an sinh xã hội trên địa bàn huyện; tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh từng giai đoạn, nƣớc sạch vệ sinh môi trƣờng nông thôn đƣợc cải thiện, học sinh sinh viên đƣợc đến trƣờng, nguồn nhân lực đƣợc đào tạo có chất lƣợng,…

Bảng 3.2: Kết quả các chƣơng trình tín dụng chính sách (2003 – 2012) ĐVT: Triệu đồng STT Chƣơng trình cho vay Cho vay Thu nợ Dƣ nợ đến 31/12/2012 Số tiền Số hộ Tổng số Số hộ Quá hạn 1 Hộ nghèo 97.336 14.458 60.846 62.084 9.434 3.714

2 Học sinh Sinh viên 70.287 5.047 7.036 64.209 3.716 756

3 Giải quyết việc làm 12.608 740 7.238 8.896 732 606

4 Xuất khẩu lao động 320 18 1.860 1.126 60 1.032

5 Nhà trả chậm 3.800 190 20 3.780 189 0 6 NS và VSMT 26.465 6.098 1.940 24.482 5.514 9 7 Nhà ở quyết định 167 17.640 2.205 8 17.632 2.204 0 8 SXKD vùng khó khăn 51.696 3.318 23.460 28.451 1.955 827 9 DTTS quyết định 32 535 106 51 474 105 0 10 DTTS quyết định 74 1.970 197 7 1.973 198 0 11 Thƣơng nhân VKK 1.013 35 31 983 34 0 12 Chuộc sổ 3.357 242 1.516 1.822 162 0 Tổng cộng 287.027 32.654 104.013 215.912 24.303 6.944

Nguồn: Tổng kết 10 năm hoạt động PGD NHCSXH huyện Phụng Hiệp (2003 – 2012)

Tổng dƣ nợ 12 chƣơng trình tín dụng đến 31/12/2012 là 215.912 triệu đồng, tăng gấp 19 lần so với khi thành lập, tốc độ tăng trƣởng bình quân là 26,58%/năm, tăng trƣởng dƣ nợ chủ yếu tập trung vào các năm đầu khi mới thành lập, các năm gần đây, tốc độ tăng dƣ nợ bình quân 15-18%.

Nguồn vốn của NHCSXH đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của hộ vay. Vốn chƣơng trình hộ nghèo cho vay kịp thời đến các hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn; 100% hộ nghèo trong diện phê duyệt hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; 100% sinh viên đúng đối tƣợng có nhu cầu đều đƣợc Ngân hàng cho vay vốn; vốn giải quyết việc làm đáp ứng từ 15-20% nhu cầu giải quyết việc làm trong năm, vốn cho vay NS&VSMT đạt trên 70% hộ cần vay, vốn cho vay hộ nghèo SXKD vùng khó khăn đạt trên 50% hộ cần vay,…

Chất lƣợng tín dụng luôn đƣợc NHCSXH quan tâm, trú trọng nâng cao đảm bảo hiệu quả và an toàn vốn vay. Nợ quá hạn nhận bàn giao chiếm 1,2% tổng dƣ nợ, qua các năm với sự thăng trầm của nền kinh tế, các đợt thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn, nợ quá hạn cũng thay đổi. Đến 31/12/2012, nợ quá hạn là 6.944 triệu đồng, chiếm 3,2% tổng dƣ nợ.

Hoạt động của NHCSXH là không vì mục đích lợi nhuận. Sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng là cầu nối đƣa chính sách tín dụng ƣu đãi

của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác; tạo điều kiện cho ngƣời nghèo tiếp cận đƣợc các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan công quyền ở địa phƣơng, giúp các cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và lượng vốn vay của nông hộ ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 45)