Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và lượng vốn vay của nông hộ ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 80)

- Mở rộng mạng lƣới giao dịch của các tổ chức tín dụng ở các chi nhánh Ngân hàng huyện, đầu tƣ xây dựng các trụ sở giao dịch với khách hàng.

- Các ngân hàng cần mở rộng yêu cầu về mục đích sử dụng vay vốn. Bởi vì chủ trƣơng của các tổ chức tín dụng chính thức hiện nay chỉ cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp là chính. Một số nông hộ có khả năng sản xuất kinh doanh nhƣng vì không phù hợp với mục đích cho vay của Ngân hàng nên không vay đƣợc vốn. Vì vậy các ngân hàng cần dựa vào tình hình thực tế của nông hộ để cho vay có nhƣ vậy mới giúp các nông hộ có thể sản xuất phù hợp với khả năng và tình hình thực tế gia đình mình.

5.4.2 Đối với nông hộ

- Cần nâng cao giá trị tài sản thế chấp bằng cách chủ động đến chính quyền địa phƣơng xin cấp bằng đỏ quyền sử dụng đất nếu chƣa có bằng đỏ quyền sử dụng đất trên phần diện tích đất thuộc sở hữu của mình.

- Nên có phƣơng án sản xuất kinh doanh rõ ràng, vì Ngân hàng ƣu tiên cho vay sản xuất nhiều hơn. Hơn nữa, khi xin vay vốn để sản xuất thì khả năng trả nợ sẽ chủ động hơn.

- Nên xem xét việc đứng tên chủ hộ trong gia đình là ngƣời vợ hay ngƣời chồng. Vì theo kết quả nghiên cứu thì nếu ngƣời nam đứng tên chỉ hộ thì sẽ đƣợc vay nhiều hơn.

5.5 CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ CỦA NÔNG HỘ

Trƣớc hết muốn sử dụng vốn vay tốt và có hiệu quả các nông hộ phải sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong hồ sơ vay vốn tuyệt đối không dùng số tiền vay đƣợc để trả nợ hay đem tiêu dùng vì nhƣ vậy đến kỳ hạn trả nợ nông hộ không trả đƣợc nợ và ngân hàng sẽ không cho vay tiếp.

Thứ hai, các cán bộ Ngân hàng cần tƣ vấn hỗ trợ và giám sát việc sử dụng vốn của nông hộ để kịp thời phát hiện những trƣờng hợp sử dụng vốn sai mục đích sẽ ảnh hƣởng đến việc thu hồi nợ sau này. Theo thống kê từ kết quả điều tra thì nhu cầu tƣ vấn của nông hộ là rất lớn trong khi việc tƣ vấn của cán bộ ngân hàng còn ít điều này một phần do bộ phận cán bộ Ngân hàng còn ít nên chỉ có thể đáp ứng một số ít nhu cầu tƣ vấn của nông hộ. Nếu đƣợc tƣ vấn tốt các nông hộ có thể tăng thu nhập và cải thiện đời sống của gia đình.

Thứ ba, Chính quyền địa phƣơng cần giúp đỡ nông hộ trong việc tƣ vấn hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, cũng nhƣ có các chƣơng trình nhằm giúp nông hộ có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để cùng nhau làm ăn có hiệu quả, những mô hình làm ăn có hiệu quả sẽ đƣợc cán bộ tuyên truyền để các hộ còn lại có thể học hỏi kinh nghiệm tìm đƣợc một mô hình làm ăn có hiệu quả giúp nông hộ có thể thoát nghèo và làm giàu.

Thứ tƣ, cần chú trọng nâng cao các công trình thủy lợi, hệ thống tƣới tiêu, giao thông bởi vì đa số ngƣời dân trong huyện đều là những hộ sản xuất lúa và trồng cây ăn trái nên nguồn nƣớc rất quan trọng. Bên cạnh đó cần xác định chính xác những hộ nghèo thực sự để cho vay, đảm bảo nguồn vốn đƣợc chuyển đến đúng đối tƣợng cần.

Thứ năm, các nông hộ cần trao đổi, học hỏi kinh kinh nghiệm sản xuất lẫn nhau thông qua các các tổ chức chính trị xã hội nhƣ Hội Phụ nữ, Hội Nông dân,…Đồng thời các thành viên của hội có thể hỗ trợ vốn cho nhau để sản xuất nhƣ: cây giống, con giống,…Đối với những hộ làm ăn có hiệu quả cần chia sẽ kinh nghiệm cho các thành viên còn lại để có thể tăng thu nhập và cải thiện mức sống.

Thứ sáu, để tăng thu nhập các nông hộ cần giảm các khoản chi phí sản xuất bằng cách áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để có thể giảm chi phí xuống đến mức thấp nhất có thể nhƣ: chi phí cho phân bón, thuốc trừ sâu, cây giống, con giống…

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Đề tài phân tích khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ thông qua số liệu khảo sát 100 nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, kết quả phân tích có thể đƣợc tóm tắt ở một số nộ dung trọng tâm sau:

Nông hộ trên địa bàn làm lúa là chính với thu nhập hàng năm không cao, lại không có thu nhập thêm chính, vì vậy, đời sống của ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn. Nhu cầu vay vốn để làm ăn thoát nghèo là rất lớn nhƣng họ gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận vốn ở thị trƣờng tín dụng chính thức.

Mô hình nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng tiếp cận vốn của nông hộ trên địa bàn chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố nhƣ có quen nhân viên ngân hàng, thành viên của hội đoàn thể, hộ nghèo, thu nhập của hộ và trình độ học vấn chủ hộ. Bên cạnh đó mô hình còn chỉ ra những biến không có ý nghĩa trong mô hình.

Đồng thời đề tài còn nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến lƣợng vốn mà nông hộ vay đƣợc. Đây cũng là vấn đề đáng đƣợc quan tâm, vì tiếp cận vốn đã khó mà lƣợng vốn vay đƣợc không đáp ứng đƣợc đủ nhu cầu thì càng khó khăn hơn. Đề tài cũng đã chỉ ra 5 nhân tố ảnh hƣởng đến lƣợng vốn vay đƣợc của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, đó là giới tính chủ hộ, có là thành viên của các hội đoàn thể hay không, nghề nghiệp của chủ hộ, tài sản thế chấp và mục đích vay của hộ.

Thông qua phân tích đề tài chỉ ra đƣợc những mặt tồn tại và nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu từ đó đƣa ra một số giải pháp giúp cho nông hộ có thể tiếp cận vốn dễ dàng và có thể sử dụng vốn hiệu quả hơn, các tổ chức tín dụng hiểu rõ khách hàng từ đó có những chính sách hay sản phẩm thỏa mãn đƣợc nhu cầu khách hàng góp phần nâng cao đời sống của ngƣời dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Kiến nghị với chính quyền địa phƣơng

- Thủ tục các nhận hồ sơ và xét duyệt vay nên tinh gọn, đơn giản hơn, giảm chi phí đi lại cho ngƣời dân để nhanh chóng tiếp cận với nguồn vốn vay, kịp thời vụ, đáp ứng nhu cầu vốn cho nông dân.

- Xây dựng cơ sỏ hạ tầng, cơ sở truyền thông ở nông thôn, phổ biến kỹ thuật trong trồng trọt chăn nuôi sao cho hiệu quả với chi phí thấp. Thƣờng xuyên phổ biến pháp luật, giáo dục dân số, tin tức thị trƣờng… phục vụ nhu cầu thông tin cho nông dân.

- Chính quyền địa phƣơng thƣờng kết hợp các đoàn thể nhƣ Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến bình và đoàn thành niên, thƣờng xuyên tổ chức hội thảo, lập thêm các đêm trình diễn, mô hình làm giàu, sản xuất hiệu quả cho bà con nông dân học tập, trao đổi kinh nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng đồng vốn đạt hiệu quả.

- Thƣờng xuyên thu thập ý kiến, tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa bà con nông dân và cán bộ ngân hàng để đánh giá nhu cầu vốn trong sản xuất và giải đáp những thắc mắc của nông dân trong việc vay vốn. Đồng thời, tăng cƣờng công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về các chƣơng trình tín dụng của các Ngân hàng ở địa phƣơng.

- Chính quyền địa phƣơng có chính sách quản lý chặt chẽ việc thu mua nông sản, tránh tình trạng đầu cơ, ép giá của các thƣơng lái.

- Hỗ trợ và thƣờng xuyên theo dõi công tác cho vay và thu hồi nợ của Ngân hàng trên địa bàng.

- Có những hình thức quản lý nghiêm đối với việc ký xác nhận vay vốn cho nông hộ của cán bộ địa phƣơng, tránh tình trạng quan liệu, uỷ quyền dẫn đến việc cho vay không đúng đối tƣợng ảnh hƣởng đến tâm lý nông hộ, cũng nhƣ hoạt động của Ngân hàng.

6.2.2 Kiến nghị với Chính phủ

- Chính phủ sớm tổng kết chƣơng trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, qua đó ban hành chính sách về bảo hiểm trong nông nghiệp để làm cơ sở áp dụng chính sách mua bảo hiểm nông nghiệp trong sản xuất. Theo cơ chế này thì nông dân có xây dựng phƣơng án sản xuất tốt, sẽ đƣợc hỗ trợ mua bảo hiểm sản xuất, đƣợc ngân hàng khoanh nợ, giảm nợ và tiếp tục cho vay để sản xuất; trƣờng hợp nông dân gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh,… thì bảo hiểm nông nghiệp sẽ chi trả cho nông dân hoặc bảo lãnh cho nông dân đƣợc vay vốn để tiếp tục sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chính phủ đổi mới chính sách bao tiêu sản phẩm một số sản phẩm chính cho nông dân (lúa, cá, tôm,...) để nông dân sản xuất có lãi ngay khi giá cả bấp bênh. Khi nông dân sản xuất có lãi, có tích lũy và đầu tƣ cho con cái học hành, thì có điều kiện chuyển đổi nghề sang lĩnh vực phi nông nghiệp; đồng thời tăng khả năng tích tụ ruộng đất cho phần nông dân còn lại. Chính phủ

tiếp tục đầu tƣ cơ sở hạ tầng nông thôn nhƣ là: giao thông, thủy lợi, điện,... phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, hoạt động các ngành nghề nông thôn. Tăng cƣờng hỗ trợ hơn nữa lĩnh vực giáo dục, y tế; hỗ trợ tín dụng cho Sinh viên nghèo, giáo dục phổ thông,... để giảm bớt gánh nặng cho nông dân.

- Chính phủ điều chỉnh một vài điểm còn chƣa hợp lý trong các chính sách tín dụng hiện hành: quy định thêm đối tƣợng ở khu vực thành thị nhƣng có sản xuất nông nghiệp thì cũng đƣợc hƣởng chính sách trong Nghị định 41/2010/NĐ-CP; điều chỉnh giảm tỷ lệ nội địa hóa trong máy móc thiết bị sản xuất trong nƣớc, cho phép máy móc thiết bị ngoại nhập đƣợc hƣởng chính sách theo Quyết định 63/2010/QĐ-TTg.

- Chính phủ chỉ đạo, buộc các tổ chức tín dụng phải công khai, minh bạch các thủ tục theo hƣớng đơn giản về: điều kiện cho vay, thông báo, niêm yết công khai mức vay không có đảm bảo bằng tài sản, lãi suất vay ƣu đãi, các ƣu đãi khác đến tận ngƣời dân. Phải có sự phối hợp chặt chẽ với các các ngành liên quan

(nhất là ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trong việc thẩm định các phƣơng án sản xuất - kinh doanh. Có cơ chế giảm nợ, khoanh nợ, tiếp tục cho vay đối với các hộ, cá nhân, tổ chức có phƣơng án sản xuất - kinh doanh tốt, nhƣng gặp rủi ro. Cho vay trung hạn và dài hạn với những lĩnh vực sản xuất phải đầu tƣ ban đầu lớn.

- Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng cho vay trong “tam nông” mà không lấy tiêu chí lợi nhuận làm phƣơng châm, với lãi suất bằng trƣợt giá + quản lý phí; hoặc thay vì Chính phủ đang hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các doanh nghiệp thu mua lúa gạo theo chính sách tạm trữ, thì Chính phủ có thể dùng mức hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các doanh nghiệp chuyển qua hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng, buộc các tổ chức tín dụng cho vay trong “tam nông” với mức lãi suất thấp hơn thị trƣờng, nhằm để nông dân tiếp cận nguồn tín dụng với lãi suất thấp.

6.2.3 Kiến nghị với Ngân hàng

NHCS nên rà soát lại và cập nhật những hộ nghèo và cận nghèo của địa phƣơng thƣờng xuyên để kịp thời có những biện pháp hỗ trợ một cách thiết thực.

NHNNo&PTNT nên xem xét lƣợng vốn cho vay dựa trên khả năng và thiện chí trả nợ của nông hộ hơn là dựa trên diện tích đất thế chấp.

Các tổ chức tín dụng nên liên kết cơ quan nhà nƣớc thông qua các tổ chức chính trị đoàn thể nhƣ: Hội phụ nữ, Hội nông dân, hội cựu chiến binh và đoàn thanh niên hay các chƣơng trình thanh niên để tiếp xúc với ngƣời dân

nhiều hơn, giúp họ hiểu rõ hơn về hoạt động của ngân hàng, các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Việc làm này vừa tiết kiệm chi phí cho Ngân hàng vừa giúp ngƣời dân hiểu để mạnh dạn hơn trong việc vay vốn đầu tƣ cho sản xuất, sử dụng các sản phẩm của ngân hàng nhƣ thẻ ATM, các gói tiết kiệm,… vừa giúp ích cho việc quản lý tài chính gia đình vừa tạo sự văn minh ở địa phƣơng.

Các tổ chức tín dụng luôn kỹ càng trong khâu xét cấp vốn, điều này là rất cần thiết nhƣng sau đó lại quên mất không kiểm tra xem những đồng vốn đó đƣợc sử dụng nhƣ thế nào. Chính vì vậy mà hiện tƣợng không trả đƣợc nợ do sử dụng vốn sai mục đích vẫn còn nhiều. Cán bộ tín dụng nên sâu sát hơn trong việc kiểm tra món vay để kịp thời phát hiện cũng nhƣ hỗ trợ khách hàng khi họ có khó khăn.

Các Ngân hàng cần quan tâm các chƣơng trình tín dụng ở vùng nông thôn, cần có những sản phẩm dành riêng cho từng đối tƣợng, phù hợp với thời gian, quy trình và từng loại sản phẩm sản xuất, canh tác của từng hộ. Có nhƣ thế, mới đạt đƣợc hiệu quả cao nhất của đồng vốn sử dụng.

6.2.4 Kiến nghị đối với nông hộ

Chủ động nâng cao trình độ của mình qua việc học hỏi từ báo đài, các lớp tập huấn giao lƣu nhằm tiếp thu kiến thức mới trong sản xuất, cũng nhƣ trong đời sống hằng ngày. Với kiến thức đó nông dân có thể lập kế hoạch sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả đảm bảo khả năng thanh toán gốc và lãi cho ngân hàng. Từ đó, ngƣời nông dân sẽ chiếm đƣợc lòng tin của ngân hàng nên cơ hội vay vốn và số lƣợng vốn vay có thể tăng lên trong đợt vay sau góp phần cải thiện và nâng cao đời sống.

Nông hộ nên thƣờng xuyên cập nhật tin tức về những nguồn vốn ƣu đãi. Thông qua những kênh nhƣ ngƣời quen, bà con bạn bè. Thƣờng xuyên tham gia các cuộc họp dân ở địa phƣơng để không bỏ lỡ cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn vốn của Nhà nƣớc và những buổi hội thảo về phát triển nông nghiệp nông thôn. Thông qua kênh này nông hộ có thể biết đƣợc nhiều vấn đề quan trọng trong quá trình sản xuất mà trong kinh nghiệm truyền thống không có. Tham gia các buổi nhƣ vậy có thể tạo cho ngƣời vay những mục đích sử dụng vốn hiệu quả.

Một điều quan trọng nữa là phải có kế hoạch tiết kiệm cho gia đình một cách cụ thể. Việc làm này không những giúp ngƣời nông dân có thể tạo đƣợc nguồn vốn làm ăn cho họ trong tƣơng lai mà còn có thể giúp họ chứng minh với các tổ chức tín dụng rằng họ sử dụng vốn có hiệu quả. Nhƣ thế chẳng những việc tiếp cận tín dụng sẽ đơn giản hơn và cải thiện đƣợc lƣợng vốn vay trong tƣơng lai, nếu cần nhiều vốn trong quá trình sản xuất hay thay đổi cơ cấu sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Vũ Anh, 2010. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận vốn chính thức của nông hộ ở Cần Thơ – Vĩnh Long. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại, 2005. Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.

3. Mai Văn Nam, 2006. Giáo trình kinh tế lượng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.

4. Võ Thị Thanh Kim Huệ, 2012. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của nông hộ ở huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.

5. Nguyễn Phƣơng Khanh, 2010. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.

6. Bùi Văn Trịnh và Thái Văn Đại, 2005. Bài giảng Tiền tệ - Ngân hàng. Đại

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và lượng vốn vay của nông hộ ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 80)