Mục tiêu của hoạt động tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là đáp ứng đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả nguồn vốn cho nhu cầu phát triển toàn diện lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của ngƣời nông dân. Để đạt đƣợc mục tiêu này, trong thời gian qua, hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn đã có những bƣớc phát triển nhất định, thể hiện ở việc:
(i) Mạng lƣới cho vay nông nghiệp, nông thôn của các tổ chức tín dụng chính thức ngày càng gia tăng: Các định chế tài chính tham gia cung cấp tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn ngày càng mở rộng. Hầu hết các NHTM đều mở rộng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, tập trung chủ yếu vào các định chế cho vay chủ yếu ở huyện nhƣ sau:
+ PGD NHCSXH huyện Phụng hiệp đƣợc thành lập theo quyết định số 149/QĐ-HĐQT ngày 25 tháng 7 năm 2006 của chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH. Từ khi mới thành lập PGD NHCSXH huyện Phụng Hiệp chỉ có 3 cán bộ, mọi hoạt động phát sinh đều tập trung ở trụ sở NHCSXH. Trải qua trên 10 năm hoạt động, đến nay PGD đã mở rộng thêm mạng lƣới hoạt động và tăng thêm nhiều nhân sự. Cụ thể, đến nay đã có 12 cán bộ, gồm 10 cán bộ hợp đồng dài hạn và 2 cán bộ hợp đồng ngắn hạn. Mạng lƣới hoạt động đã rộng khắp với 1 trụ sở giao dịch, 15 điểm giao dịch lƣu động xã và 448 Tổ TK&VV đang hoạt động có hiệu quả tại các khu dân cƣ trên địa bàng toàn huyện. Với phƣơng pháp giao dịch lƣu động tại các xã rất sáng tạo nhƣ thế đã thực sự phát huy hiệu quả và huy động sức mạnh của toàn xã hội tham gia hoạt động tín dụng chính sách, đảm bảo vốn tín dụng của NHCSXH đến với các đối tƣợng thụ hƣởng một cách nhanh chóng và thuận tiên, đúng đối tƣợng.
+ Chi nhánh NHNNo&PTNT huyện Phụng Hiệp đƣợc thành lập từ NHNNo&PTNT tỉnh Hậu Giang, đến nay chi nhánh NHNNo&PTNT huyện Phụng Hiệp đã có 1 trụ sở và 3 PGD ở các xã Hòa An, Thạnh Hòa và TT. Kinh Cùng. Mặc dù không giao dịch xuống tận các xã nhƣ NHCSXH, nhƣng
với các mạng lƣới nhƣ thế cũng tạo đƣợc điều kiện khá dễ dàng cho ngƣời dân khi có nhu cầu vay vốn.
(ii) Doanh số cho vay và dƣ nợ tín dụng ngày càng tăng: Tăng trƣởng tín dụng phát triển đúng hƣớng, phục vụ tốt cho nông nghiệp nông thôn.
Dƣ nợ và huy động vốn của các Ngân hàng trên địa bàng đều tăng. Đặc biệt là NHCSXH, Ngân hàng đi đầu trong cho vay hộ nghèo, mang đồng vốn tín dụng đến với bà con ở tận những vùng sâu, vùng xa. Tính đến cuối năm 2012, dƣ nợ tín dụng của NHCSXH tăng 33.310 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 18,24%. Đạt đƣợc kết quả này, một phần nhờ vào chính sách tăng vốn của NHCSXH trung ƣơng xuống PGD NHCSXH tăng 32.029 triệu đồng. Nhờ vậy, mà nhiều nông hộ thiếu vốn sản xuất ở địa phƣơng, giờ có thêm đồng vốn sản xuất, nhiều hộ gia đình có công việc làm ăn ổn định.
(iii) Đối tƣợng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngày càng mở rộng: Nhờ có mạng lƣới kinh doanh trải rộng cùng với việc áp dụng hình thức cho vay theo nhóm, phối hợp với những tổ chức quần chúng để cung cấp các dịch vụ tài chính,… đối tƣợng khách hàng đƣợc phục vụ cũng nhƣ các kênh dẫn vốn tới hộ sản xuất, doanh nghiệp cũng đƣợc mở rộng. Hoạt động tín dụng đã thực sự gắn với xóm ấp, gần gũi với bà con nông dân. Vốn cho vay đã tạo thêm nghề mới, khôi phục các làng nghề truyền thống, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng phát triển sản xuất hàng hoá, công nghiệp, dịch vụ.
Với số vốn đầu tƣ hàng ngàn tỉ đồng, các ngân hàng và tổ chức tín dụng đã giúp hàng ngàn hộ nông dân ở địa phƣơng đẩy mạnh sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo mùa vụ và tiếp tục mở rộng ngành nghề góp phần làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Nhờ mở rộng đầu tƣ tín dụng cùng với vốn tự có và sức lao động đã giúp họ có điều kiện khai thác tiềm năng kinh tế tự nhiên của huyện, từng bƣớc hình thành các vùng chuyên canh lúa, hoa màu và cây công nghiệp có tỷ suất hàng hóa cao.
(iv) Nhiều nông hộ thoát nghèo nhờ vào đồng vốn cho vay với lãi suất ƣu đãi của Nhà nƣớc: Nhờ vào đồng vốn cho vay với lãi suất ƣu đãi của Nhà nƣớc, đặc biệt là thông qua NHCSXH, áp dụng nhiều chƣơng trình cho vay ƣu tiên ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác mà nhiều hộ nghèo và cận nghèo ở huyện Phụng Hiệp đã có đƣợc đồng vốn để đầu tƣ sản xuất. Trong 10 năm từ năm 2003 đến năm 2012, NHCSXH đã hỗ trợ cho 9.284 hộ cải thiện về đời sống, chuyển biến về nhận thức, cách thức làm ăn, trong đó có 4.444 hộ đã thoát nghèo, 2.958 hộ nghèo cải thiện đƣợc đời sống nhƣng chƣa
thoát nghèo và 1.882 hộ đã chuyển biến về nhận thức và cách thức làm ăn mặc dù chƣa cải thiện đƣợc đời sống.
Ngoài ra, nhiều ngân hàng đã chủ động tìm dự án có hiệu quả, giúp các hộ và các doanh nghiệp hoàn thành những thủ tục cần thiết để chủ động giải ngân cho vay sớm. Thị trƣờng tín dụng nông nghiệp, nông thôn đƣợc mở rộng, tăng đƣợc tỷ trọng số hộ vay và mức dƣ nợ bình quân/hộ. Các hộ nông dân vay vốn đƣợc giải quyết nhanh chóng, những thủ tục phiền hà đã giảm bớt, không còn tình trạng phải chờ đợi nhƣ những năm trƣớc đây. Đặc biệt là mức cho nông hộ vay đã nâng lên đến 30 triệu đồng mà không phải thế chấp tài sản (đối với những vùng đặc biệt khó khăn, mức cho vay tối đa lên đến 100 triệu đồng), tạo cơ hội giúp hộ nông dân chủ động thực hiện phƣơng án kinh doanh của mình.
Có đƣợc bƣớc phát triển trên, có thể nói là do sự hỗ trợ về mặt chính sách, vốn của Chính phủ, của NHNN. Nhƣ chính sách ƣu đãi về lãi suất, ƣu đãi về điều kiện vay vốn, nguồn vốn hỗ trợ cho những rủi ro do hạn hán, mất mùa, lũ lụt, thị trƣờng tiêu thụ gặp khó khăn. Gần đây nhất, khi lạm phát gia tăng, suy giảm kinh tế toàn cầu… NHNN thực thi chính sách tiền tệ (CSTT) hƣớng tới mục tiêu kiềm chế lạm phát, hoặc chống suy giảm kinh tế đều cân nhắc đến việc hỗ trợ cho lĩnh vực đầu tƣ tín dụng này, sao cho ảnh hƣởng của chính sách thắt chặt tiền tệ là thấp nhất. Ngoài ra là sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phƣơng; sự nhận thức về tầm quan trọng trong đầu tƣ phát triển nông nghiệp, nông thôn của bản thân các định chế tài chính, của các tổ chức tài chính nƣớc ngoài…