Các tổ chức tài chính tín dụng chính thức đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu vốn sản xuất cho nông dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp. Tuy nhiên hoạt động tín dụng tại địa bàng còn tồn tại nhiều bất cập.
- Nguồn vốn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu vay của nông hộ đặc biệt đối với những hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách vì những hộ này không có tài sản để thế chấp nên chỉ có thể vay vốn ở NHCSXH trong khi ngân sách Nhà nƣớc là có hạn.
- Do có sự khác biệt trong mức lãi suất giữa hộ nghèo có sổ hộ nghèo và hộ nghèo chƣa đƣợc cấp sổ, dẫn đến tình trạng “tỷ lệ nghèo ảo” không phản ánh đúng thực tế tình hình kinh tế của huyện. Vẫn còn không ít xã, thị trấn nặng nề hình thức, thành tích của địa phƣơng, trong quá trình chỉ đạo rà soát hộ nghèo, có địa phƣơng do thiếu kiểm tra đôn đốc, nên công tác bình nghị hộ nghèo chỉ làm theo hình thức, có nơi không đi thực tế rà soát theo mẫu quy định, đánh giá
thu nhập của hộ nghèo còn chủ quan, không tuân thủ theo tiêu chí quy định, công tác quản lý thiếu chặt chẽ, thiếu theo dõi cập nhật, dẫn đến kết quả thoát nghèo chƣa đúng thực chất. Những hộ nghèo không có sổ nghèo phải chờ đợi để đƣợc cấp sổ mà không đƣợc vay vốn với lãi suất ƣu đãi.
- Thu nhập của các hộ nông dân còn thấp, cùng với việc xử lý quyền sử dụng đất của ngƣời nông dân còn có những bất cập, nên việc cho vay các khoản vốn lớn để mở rộng sản xuất của hộ gia đình nông thôn là rất hạn chế.
- Công nghệ ngân hàng cũng nhƣ mạng lƣới viễn thông mới chỉ phát triển ở các vùng đô thị, đông dân, còn tại vùng sâu, vùng xa vẫn chƣa phát triển, hạn chế cho việc tiếp cận tín dụng của ngƣời dân, cũng nhƣ các định chế tài chính khó có thể mở rộng màng lƣới của mình. Và điều đó cũng giải thích tại sao các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tại khu vực nông thôn còn nghèo nàn, chủ yếu là tín dụng truyền thống, các dịch vụ thanh toán, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tín dụng nông nghiệp còn rất hạn chế, gần nhƣ mới phát triển ở mức thử nghiệm, sản phẩm tín dụng của ngân hàng chƣa bao gồm các dịch vụ hỗ trợ đi kèm,…
- Phần lớn ngƣời dân ở vùng nông thôn, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, dân trí không đồng đều; chƣa tiếp cận đƣợc tiến bộ khoa học kỹ thuật nên nếu không có một sự đảm bảo, tƣ vấn về việc làm kinh tế, phát triển sản xuất từ phía ngƣời cung cấp vốn thì chắc chắn họ sẽ hạn chế tiếp cận với vốn vay. Ngoài ra, vì chƣa có các sản phẩm bảo hiểm đi kèm nên nếu có sự biến động lớn về giá cả, thị trƣờng tiêu thụ, thiên tai, dịch bệnh,… thì khả năng trả nợ ngân hàng của ngƣời dân cũng bị ảnh hƣởng nghiêm trọng.
- Quy trình cung cấp tín dụng còn phức tạp, chƣa phù hợp với trình độ của ngƣời dân đặc biệt là các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp là đất đai. Các tổ chức tín dụng chính thức ở địa phƣơng, đặc biệt là ở các NHTM thƣờng yêu cầu ngƣời đi vay phải thế chấp tài sản, phổ biến nhất là đất hay nhà có kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc ít nhất phải có giấy chứng nhận tạm thời quyền sử dụng đất, và đôi khi yêu cầu cả bảo lãnh của chính quyền địa phƣơng. Tuy hầu hết các nông hộ đều có đất, nhƣng nhiều hộ không thể đem đất thế chấp cho ngân hàng để vay tiền vì chƣa có “sổ đỏ” hoặc để xin đƣợc một giấy chứng nhận thì mất rất nhiều thời gian. Thủ tục phiền hà và quy định rắc rối là một cản trở lớn đối với ngƣời dân có trình độ văn hóa thấp, và làm nảy sinh những tệ nạn nhƣ cò vay vốn, phát triển hình thức tín dụng nặng lãi,… và không đáp ứng kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chƣa có chiến lƣợc phát triển nông thôn phù hợp, quy hoạch vùng sản phẩm nông nghiệp chƣa rõ ràng, thị trƣờng tiêu thụ chƣa mở rộng và ổn định, Nhà nƣớc chƣa có chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp kịp thời. Việc hỗ trợ kỹ thuật
cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi chƣa đồng bộ, việc bao tiêu sản phẩm chƣa có kế hoạch, quy hoạch cụ thể, chắc chắn làm hạn chế mở rộng phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dẫn đến hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn.
- Đối với những nông hộ nghèo vay đƣợc vốn nhƣng khi đã có nguồn vốn rồi thì lại không biết sử dụng thế nào. Kết quả là sử dụng vốn sai mục đích. Thƣờng dùng đồng vốn vay để tiêu dùng, chi cho nhu yếu phẩm hay chi cho các trƣờng hợp khẩn cấp nhƣ bệnh tật, ma chay, cƣới hỏi,… do không có tích lũy. Những hộ này sẽ dễ rơi vào tình trạng không có khả năng hoàn trả nợ, đƣợc liệt vào danh sách nợ khó đòi hoặc có trả đƣợc nợ là do vay mƣợn với lãi quá cao bên ngoài. Và cuối cùng nông hộ không thể thoát khỏi vòng lẩn quẩn của nợ nần.
- Hiện nay việc xuống giống đồng loạt để tránh dịch bệnh lại là một mối lo cho nông dân, bởi vì khi sản xuất đồng loạt thì thu hoạch cũng đồng loạt làm giá lúa giảm trong thời gian thu hoạch, sau đó lại tăng lên nhƣng nông dân đã không còn lúa để bán. Vì phải thanh toán các khoản đã thiếu trong thời gian canh tác lúa nhƣ phân bón, thuốc trừ sâu, chi tiêu trong gia đình…cần phải thanh toán nên không thể trữ lại đợi lúa lên để bán. Và cuối cùng tiền bán lúa không đủ để trả nợ vay.
- Do trình độ học vấn của nông hộ còn hạn chế vẫn còn tình trạng mù chữ nên dẫn đến tình trạng một số nông hộ thiếu hiểu biết và còn mang tâm lý sợ mắc nợ ngân hàng. Vì vậy mà một số nông hộ cần vốn sản xuất nhƣng không dám tiếp cận nguồn tín dụng chính thức để nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Việc tiếp cận nguồn vốn vay còn tập trung vào một số nông hộ có địa vị xã hội trong khi các hộ nghèo thực sự thì chƣa đƣợc vay vốn. Do những hộ này có nhiều thông tin về nguồn vay đồng thời và hộ có thể làm thủ tục nhanh chóng. NHNNo&PTNT và NHCSXH sách đều dựa vào thông tin của lãnh đạo địa phƣơng cung cấp. Tuy nhiên, lãnh đạo địa phƣơng không có thông tin đầy đủ về các hoạt động tín dụng trong địa bàn của mình phụ trách, và cũng không thể khẳng định tất cả hộ gia đình của địa phƣơng đều đƣợc tiếp cận thông tin. Đôi khi những ngƣời có phƣơng án đầu tƣ hiệu quả không đƣợc tiếp cận với các chƣơng trình cho vay vốn; trong khi họ hàng, bạn bè của các nhà chức trách địa phƣơng lại thƣờng có tên trong danh sách đƣợc hƣởng những chƣơng trình vay vốn ƣu đãi.
- Thông tin bất đối xứng, sự không chắc chắn và rủi ro trong cho vay. Các tổ chức tín dụng gặp nhiều khó khăn khi cho vay ở nông thôn do không thật am hiểu ngƣời vay vì ít gần gũi họ nhƣ những ngƣời cho vay phi chính thức.
Khi đó, sẽ xuất hiện hiện tƣợng thông tin bất đối xứng giữa các tổ chức tín dụng và ngƣời vay, nghĩa là các tổ chức tín dụng không biết rõ ngƣời vay nên khó kiểm soát việc sử dụng tiền vay và sẽ gặp rủi ro khi cho vay.