Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh bạc liêu (Trang 53)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý mức độ đề tài và các

4.3.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn

Khi nói đến hoạt động cho vay của Ngân hàng thì cho vay ngắn hạn luôn được các ngân hàng quan tâm hàng đầu do thời hạn tín dụng ngắn, mức độ rủi ro thấp hơn so với cho vay trung và dài hạn. Đồng thời tại Ngân hàng MHB Bạc Liêu thì tín dụng ngắn hạn cũng chiếm ưu thế hơn hẳn tín dụng trung và

dài hạn. Do đó để phân tích rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn ta có thể phân tích tình hình cho vay của Ngân hàng thông qua tình hình cho vay ngắn hạn.

4.3.1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thời hạn tín dụng

Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu của bất kỳ một NHTM nào. Sự chuyển hóa từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà đối với cả Ngân hàng. Bởi vậy, nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra được lợi nhuận cho Ngân hàng. Phân tích doanh số cho vay là một nguồn quan trọng trong phân tích hoạt động tín dụng, qua đó sẽ cho chúng ta biết được phương hướng cho vay của Ngân hàng mình trong thời gian tới để từng bước thay đổi chiến lược kinh doanh phù hợp. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng bao gồm doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số cho vay dài hạn. Cụ thể, doanh số cho vay phân theo thời hạn tín dụng của MHB Bạc Liêu thể hiện qua biểu đồ sau:

449.951 295.674 745.625 649.343 316.311 965.654 1.088.214 213.014 1.301.228 552.863 65.070 617.933 520.897 50.174 571.071 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 Năm Triệu đồng Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng

Nguồn: P. quản lý rủi ro và hỗ trợ kinh doanh MHB – Bạc Liêu, 2010, 2011, 2012, 6T/2013.

Hình 4.1 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của MHB Bạc Liêu qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2012-2013

Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay, nó chiếm trên 60% và tăng trưởng liên tục qua các năm. Cụ thể, năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn chiếm 60,35%, năm 2011 chiếm 67,24%, năm 2012 chiếm 83,63% và 6 tháng đầu năm 2013 chiếm 91,21% trong tổng doanh số cho vay. Năm 2011 tăng trưởng 44,31% so với năm 2010,

sang năm 2012 tăng 67,59% so với năm 2011. Nguyên nhân là do cho vay ngắn hạn có thủ tục đơn giản, tính thanh khoản cao, lại ít rủi ro hơn so với trung và dài hạn. Hơn nữa huy động vốn của Ngân hàng chủ yếu là vốn ngắn hạn nên đầu tư vốn tín dụng ngắn hạn nhiều thì vòng quay tín dụng sẽ nhanh hơn, khả năng xoay vòng vốn cao và rất an toàn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Và quan trọng hơn hết, tâm lý của người dân là họ không muốn các khoản vay của họ kéo dài quá lâu vì phải tốn thêm chi phí, họ muốn vay trong ngắn hạn vì sẽ chịu mức lãi suất hơn và trong thời gian ngắn họ có thể hoàn trả đủ số tiền cho Ngân hàng. Trong những năm đầu Việt Nam gia nhập WTO thì hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều thuận lợi, hoạt động xuất nhập khẩu được đẩy mạnh, đặc biệt là lĩnh vực chế biến, xuất khẩu thủy sản, nên việc tài trợ vốn xuất khẩu của Ngân hàng cho doanh nghiệp cũng tăng. Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế của địa bàn thành phố Bạc Liêu và khách hàng mục tiêu của Ngân hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần vốn để sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, hoặc phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, luân chuyển hàng hóa thích hợp cho vay ngắn hạn. Điều này cho thấy tầm quan trọng của cho vay ngắn hạn đối với MHB Bạc Liêu hiện nay.

4.3.1.2 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Khách hàng vay vốn của Ngân hàng thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau, việc nghiên cứu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế giúp cho Ngân hàng hiểu đặc điểm từng nhóm khách hàng, xác định khách hàng mục tiêu cũng như khách hàng tiềm năng để phát triển.

Bảng 4.3 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế giai đoạn từ năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2012-2013

Đơn vị: triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 6 tháng đầu năm

Chênh lệch

2011/2010 2012/2011 2013/2012

2010 2011 2012 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DN Nhà nước 22.000 35.000 12.000 5.000 32.000 13.000 59,09 -23.000 -65,71 27.000 540,00 DN ngoài quốc doanh 242.568 412.558 758.652 358.963 305.632 169.990 70,08 346.094 83,89 -53.331 -14,86 Cá thể, hộ gia đình 185.383 201.785 317.562 188.900 183.265 16.402 8,85 115.777 57,38 -5.635 -2,98

Tổng 449.951 649.343 1.088.214 552.863 520.897 199.392 44,31 438.871 67,59 -31.966 -5,78

Nhìn chung thì Ngân hàng tăng cường cho vay với tất cả các loại hình doanh nghiệp như: DNNN, DN ngoài quốc doanh, cá thể - hộ gia đình,.... Trong đó cho vay đối với loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao nhất.

Doanh nhiệp Nhà nước: chiếm tỷ trọng khá thấp chỉ trên dưới 5% trong tổng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế. So với các tỉnh khác thì tỷ trọng của đối tượng này luôn chiếm gần 50% doanh số cho vay, thêm vào đó không chỉ ở Bạc Liêu mà rất nhiều tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long đa số là các doanh nghiệp nhà nước đầu tư, mặt dù ở khu vực này đã có nhiều phát triển. Điều này cho thấy đối với thành phần kinh tế này Ngân hàng vẫn chưa thu hút được khách hàng đến vay. Năm 2011 thì cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước tăng 59.09% so với năm 2010. Sang năm 2012 thì chỉ tiêu này lại giảm đi khá mạnh so với năm 2011, giảm 65,71%. Nguyên nhân là do năm 2012 với mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế trong đó có tái cấu trúc DNNN nên doanh số cho vay đã giảm mạnh. Qua đó còn cho thấy Ngân hàng cần phải quan tâm hơn trong quá trình tìm khách hàng để đầu tư, bởi vì đây là đối tượng quan trọng trong nền kinh tế thường giữ vai trò chủ đạo, mặt dù ở nước ta đã có chiều hướng phát triển theo CNH – HĐH nhưng thực tại vẫn chưa phát triển hoàn toàn. Thêm một điều quan trọng nữa là chúng ta đã có đối tượng này ở hiện tại và khi phát triển hơn thì đối tượng này sẽ là khách hàng thân quen với Ngân hàng. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì cho vay ở đối tượng này đã tăng lên khá cao, tăng 540% so với cùng kỳ năm trước. Đây là 1 con số đáng ngạc nhiên, điều này cho thấy Ngân hàng đã phần nào cải thiện trong việc cho vay và tìm kiếm nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu.

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân,… Đây là những đối tượng vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhiều nhất luôn chiếm tỷ trọng trên 50% tổng doanh số cho vay ngắn hạn, do kinh tế nuớc ta còn chậm phát triển và loại hình doanh nghiệp này lại chiếm số lượng lớn nên nhận được sự ưu đãi của Nhà nước, nhận thấy điều này nên Chi nhánh đã mở rộng quan hệ tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Chỉ tiêu này luôn tăng mạnh qua 3 năm, năm 2011 tăng với tốc độ là 70,08% so với năm 2010, năm 2012 lại tiếp tục tăng 83,89% so với năm 2011. Sở dĩ có sự tăng nhanh như vậy là do các doanh nghiệp đã tìm được những cơ hội đầu tư mới, đầu tư đổi mới trang thiết bị, máy móc để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp khác trên thị trường nên nhu cầu về vốn nhiều trong những năm qua. Sang 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tiêu này có phần giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, tương đương với tốc độ giảm là 14,86%.

Cá thể và hộ gia đình và các thành phần khác: chiếm tỷ trọng cũng khá cao trong doanh số cho vay ngắn hạn. Do đặc điểm kinh tế của Thành phố Bạc Liêu vẫn còn có phần phụ thuộc vào lĩnh vực nông nghiệp như nuôi trồng thủy sản, ngoài ra còn phải kể đến các khoản vay tiêu dùng, xây dựng mua sắm trang thiết bị nhà ở,…Tỷ lệ lạm phát trong năm 2011 cao buộc Ngân hàng Nhà nước thắt chặt tín dụng từ đó làm lãi suất cho vay tăng đã dẫn đến tâm lý e ngại của người dân khi vay vốn Ngân hàng vì thế doanh số cho vay trong năm 2011 với 2 đối tượng khách hàng này tăng với một tỷ lệ không cao, chỉ tăng 8,85% so với năm 2010. Đến năm 2012 chính sách trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đã phát huy hiệu quả, lãi suất giảm, lạm phát giảm xuống còn 1 con số, chính vì vậy dẫn đến doanh số cho vay tăng trở lại tăng 57,38% so với 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 cho vay ở đối tượng này giảm nhẹ (giảm 2,98%) so với cùng kỳ năm trước, nhưng điều này không đáng lo ngại vì có thể trong 6 tháng cuối năm chỉ tiêu này sẽ tăng ngược lại.

4.3.1.3 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

Trong quá trình cho vay, bao giờ Ngân hàng cũng phân chia doanh số cho vay theo những mục đích, những đối tượng khác nhau, trong đó có phân chia theo ngành nghề kinh tế. Để xem xét trong tất cả các ngành thì ngành nào đạt được doanh số cho vay cao nhất, và ngành nào là chủ đạo trong sự phát triển kinh tế của tỉnh Nhà. Để hiểu rõ hơn về vấn đề trên ta cùng xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 4.4 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế giai đoạn từ 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2012-2013

Đơn vị: triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 6 tháng đầu năm

Chênh lệch

2011/2010 2012/2011 2013/2012

2010 2011 2012 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nông lâm nghiệp, nuôi

trồng thủy sản 9.584 11.818 10.438 5.102 6.597 2.234 23,31 -1.380 -11,68 1.495 29,30 Xây dựng 90.665 20.485 65.240 64.685 8.803 -70.180 -77,41 44.755 218,48 -55.882 -86,39 Công nghiệp chế biến 39.582 190.275 419.587 160.331 131.735 150.693 380,71 229.312 120,52 -28.596 -17,84 Thương nghiệp, dịch vụ 310.120 426.765 592.949 322.745 373.762 116.645 37,61 166.184 38,94 51.017 15,81

Tổng 449.951 649.343 1.088.214 552.863 520.897 199.392 44,31 438.871 67,59 -31.966 -5,78

Hiện nay, trong các ngành kinh tế thì ngành thương nghiệp – dịch vụ và ngành công nghiệp chế biến là những ngành có doanh số cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay của MHB Bạc Liêu trong giai đoạn 2010-6T/2013 trong khi đó Bạc Liêu là vùng đất có đặc điểm tự nhiên thuận lợi cho việc sản xuất Nông-Lâm-Ngư nghiệp và nuôi trồng thủy sản và Bạc Liêu hiện nay được xem là vùng đất chuyên về tôm-lúa nhưng doanh số cho vay lại vô cùng thấp vậy nguyên nhân là do đâu?

Ngành Nông Lâm Ngư nghiệp và Nuôi trồng thủy sản: qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay ở ngành này chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng doanh số cho vay và nó tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2011 đạt 11.818 triệu đồng, tăng trưởng so với năm 2010 là 23,31%. Do đặc điểm địa lý tự nhiên thuận lợi kết hợp với nền sản xuất nông nghiệp lâu đời của tỉnh nhà, nên việc sản xuất Nông-Lâm-Ngư nghiệp và Nuôi trồng thủy sản vừa là thế mạnh vừa là lĩnh vực được đầu tư sản xuất chủ yếu trong cộng đồng dân cư. Sang năm 2012 thì doanh số cho vay ở nhóm ngành này lại giảm xuống 11,68% so với năm 2011, nguyên nhân là do MHB Bạc Liêu chưa có mạng lưới chi nhánh trải đều khắp tỉnh chỉ có phòng giao dịch Hòa Bình, Giá Rai và Trần Phú, còn các huyện khác thì chưa có nên không thể khai thác và cạnh tranh hết được ở nhóm khách hàng này. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh số cho vay ở nhóm ngành này lại tiếp tục tăng trở lại, tăng 29,30% so với cùng kỳ năm trước. Cho thấy Ngân hàng đã không ngừng tích cực tìm kiếm khách hàng để doanh số cho vay ngày càng tăng lên.

Ngành xây dựng:là ngành chiếm tỷ trọng thấp thứ 2 trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế. Năm 2011 doanh số cho vay ở chỉ tiêu này giảm mạnh so với năm 2010, giảm 77,41%. Nguyên nhân là do trong năm này nền kinh tế gặp nhiều khó khăn Nhà nước cắt giảm chi tiêu ngân sách đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng, các công trình mới bị hạn chế chỉ tập trung vào những công trình trọng tâm, trọng điểm. Có thể nói đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho nguồn vốn cho vay trong ngành xây dựng giảm. Chứng tỏ MHB Bạc Liêu đã bám sát sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm tập trung vốn đầu tư có chọn lọc và đảm bảo cơ cấu tín dụng hợp lý. Sang năm 2012 thì doanh số cho vay ờ nhóm này tăng trở lại và tăng mạnh, tăng với tốc độ 218,48% so với năm 2011. Nguyên nhân là do nền kinh tế đã dần dần ổn định và phát triển, các doanh nghiệp bắt đầu mở rộng quy mô sản xuất, cơ sở hạ tầng liên tục được nâng cấp, các khu công nghiệp đang được thành phố đẩy nhanh tốc độ xây dựng, các dự án xây dựng đầu tư lớn được Ngân hàng giải ngân, vì vậy nhu cầu vốn trong thời kỳ này là rất lớn nên doanh số cho vay tăng cao.

Ngành Công nghiệp chế biến:đây là ngành chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Và ngành này tăng liên tục qua 3 năm và tăng với tốc độ rất nhanh. Năm 2011 doanh số cho vay ở ngành này tăng 150.693 triệu đồng, tăng với tốc độ là 380,71% so với năm 2010. Năm 2012 doanh số này tiếp tục tăng lên 229.312 triệu đồng, tương ứng là 120,52% so với năm 2011. Hiện nay với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, thêm vào đó hiện nay tại tỉnh Bạc Liêu có nhiều doanh nghiệp đang chú trọng vào lĩnh vực này vì vậy mà việc cho vay ở ngành nghề này luôn tăng trưởng qua các năm. Nhưng sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay ở lĩnh vực này có phần giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước giảm 17,84%, do năm 2013 còn là một năm còn gặp nhiều khó khăn về mọi mặt, nhưng với sự nổ lực của MHB Bạc Liêu thì doanh số này sẽ tiếp tục tăng lên chứ không phải dừng lại ở con số này.

Ngành Thương nghiệp – Dịch vụ: ngành này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn vì đây là ngành nghề kinh tế phát triển rộng khắp, đa dạng lại năng động nên nhu cầu vay vốn để đầu tư kinh doanh là thường xuyên và cần thiết. Vì vậy mà nó luôn tăng trưởng liên tục qua các năm. Năm 2011 tăng 37,61% so với năm 2010, năm 2012 lại tiếp tục tăng 38,94% so với năm 2011, 6 tháng đầu năm 2013 tăng 15,81% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó, cho ta thấy Ngân hàng luôn chú trọng đến việc cho vay ở ngành Thương nghiệp – dịch vụ này, do đó mà chỉ tiêu này luôn tăng trưởng qua các năm.

4.3.2 Phân tích tình hình thu nợ ngắn hạn

4.3.2.1 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thời hạn tín dụng

Một Ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải chú trọng đến tình hình thu nợ của mình. Việc

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh bạc liêu (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)