Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh bạc liêu (Trang 68)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý mức độ đề tài và các

4.3.3 Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn

4.3.3.1 Dư nợ ngắn hạn phân theo thời hạn tín dụng

Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu hồi được tại một thời điểm nhất định. Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động

tín dụng của Ngân hàng, mức dư nợ càng lớn chứng tỏ công tác cho vay của Ngân hàng đạt kết quả tốt, nguồn vốn của Ngân hàng dồi dào, vai trò cung cấp tín dụng của Ngân hàng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh là cao. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, Ngân hàng MHB Bạc Liêu luôn tìm khách hàng mới và giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn hợp lý cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân làm cho tổng dư nợ ngày càng tăng.

390.452 318.170 708.622 418.523 347.329 765.852 509.563 316.070 825.633 456.385 312.775 769.160 516.241 325.125 841.366 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 2010 2011 2012 T6/2012 T6/2013 Năm Triệu đồng Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng

Nguồn: P. quản lý rủi ro và hỗ trợ kinh doanh MHB – Bạc Liêu, 2010, 2011, 2012, 6T/2013.

Hình 4.3 Dư nợ theo thời hạn tín dụng của MHB Bạc Liêu qua 3 năm 2010- 2012 và tính đến thời điểm 30/06 năm 2012-2013

Ta thấy, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong 3 năm qua và tăng trưởng liên tục. Cụ thể, năm 2010 chiếm 55,10% trong tổng dư nợ, cho đến năm 2011 tỷ trọng này có phần giảm đi chỉ còn 54,65% nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn cao hơn so với năm 2010 là 7,19%. Sang năm 2012, mức dư nợ ngắn hạn này tiếp tục tăng lên và kéo theo tỷ trọng tăng lên đến 61,72%, tốc độ tăng trưởng cao hơn so với năm 2011 là 21,75%. Tính đến thời điểm 30/06/2013 thì tốc độ tăng trưởng của dư nợ ngắn hạn là tăng 13,12% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó ta có thể thấy, dư nợ ngắn hạn tăng qua 3 năm là theo đúng định hướng của cấp trên, Chi nhánh đã đẩy mạnh cho vay ngắn hạn vào các doanh nghiệp tư nhân, các cá thể ở ngành thương nghiệp, dịch vụ. Bên cạnh đó, do chính sách hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay trung và dài hạn, Ngân hàng đã đặt ra những tiêu chuẩn cao trong việc lựa chọn những dự án đầu tư, loại bỏ những dự án không mang tính khả thi hoặc khả thi thấp. Điều này, giúp cho Ngân hàng loại bỏ bớt nhũng rủi ro tiềm ẩn trong hoạt

động cho vay trung và dài hạn, nếu cho vay ở loại hình này thì lợi nhuận kiếm được sẽ rất cao nhưng rủi ro gặp không phải nhỏ. Vì vậy, đã khiến cho tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu cho vay ngắn hạn tiếp tục tăng cao. Đó cũng là kết quả của sự tích cực tìm kiếm khách hàng cho vay, mở rộng địa bàn cho vay, đa dạng hóa các ngành nghề, thành phần kinh tế,…của tập thể cán bộ công nhân viên của Ngân hàng. Tóm lại, Ngân hàng muốn hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải chú trọng đến dư nợ để đạt được lợi nhuận cao.

4.3.3.2 Tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Cũng giống như doanh số cho vay và doanh số thu nợ thì dư nợ ngắn hạn cũng được chia theo những thành phần kinh tế khác nhau. Cụ thể ta có bảng số liệu sau:

Bảng 4.7 Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế giai đoạn từ 2010-2012 và và thời điểm 30/06 năm 2012-2013 Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm Tính đến ngày 30/06 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 2013/2012

2010 2011 2012 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DN Nhà nước 18.000 15.000 5.000 10.100 16.550 -3.000 -16,67 -10.000 -66,67 6.450 63,86 DN ngoài quốc doanh 128.021 167.521 304.574 265.968 294.123 39.500 30,85 137.053 81,81 28.155 10,59 Cá thể, hộ gia đình 244.431 236.002 199.989 180.317 205.568 -8.429 -3,45 -36.013 -15,26 25.251 14,00

Tổng 390.452 418.523 509.563 456.385 516.241 28.071 7,19 91.040 21,75 59.856 13,12

Bên cạnh doanh số cho vay và doanh số thu nợ ngắn hạn tăng thì dư nợ ngắn hạn cũng tăng liên tục qua các năm. Năm 2011 tổng dư nợ ngắn hạn tăng 28.071 triệu đồng hay tăng 7,19% so với năm 2010. Đến năm 2012 thì tổng dư nợ ngắn hạn lại tăng 91.040 triệu đồng, tương đương với tăng 21,75% so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 tổng dư nợ ngắn hạn lại tăng 13,12% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, ta sẽ xem xét tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn đối với từng thành phần kinh tế.

Doanh nghiệp Nhà nước:đây là một thành phần kinh tế có ít quan hệ tín dụng đối với Ngân hàng, vì doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này là rất thấp, cho ta thấy được Ngân hàng vẫn chưa thật sự thu hút được khách hàng là DNNN. Dư nợ ở thành phần này có chiều hướng suy giảm trong cơ cấu quy mô tín dụng qua 3 năm 2010-2012. Năm 2011 dư nợ ngắn hạn giảm 3.000 triệu đồng hay giảm 16,67% so với năm 2010. Đến năm 2012 lại có phần giảm mạnh, giảm 66,67% so với năm 2012. Do trong những năm gần đây DNNN gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi các chính sách Nhà nước và do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn dẫn đến các DN này làm ăn không có hiệu quả. Bên cạnh đó, hiện nay đang trong quá trình cơ cấu lại DNNN nên dư nợ của loại hình doanh nghiệp này giảm qua các năm. Sang năm 2013 dư nợ ngắn hạn đối với thành phần kinh tế này đã tăng trưởng trở lại, tăng 63,86% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy Ngân hàng đã chú trọng quan hệ tín dụng đối loại hình doanh nghiệp này hơn so với trước.

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh:đây là loại hình doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lớn với Ngân hàng, tín dụng đối với các doanh nghiệp này luôn chiếm tỷ trọng cao. Do đó, dư nợ ngắn hạn ở loại hình này luông tăng trưởng liên tục qua các năm. Năm 2011 dư nợ ngắn hạn tăng 39.500 triệu đồng hay tăng 30,85% so với năm 2010. Đến năm 2012 dư nợ ngắn hạn tăng 137.053 triệu đồng, tương đương với tốc độ tăng là 81,81% so với năm 2011. Sang năm 6 tháng đầu năm 2013 dư ngắn hạn đối với loại hình doanh nghiệp này lại tiếp tục tăng lên 10,59% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do trên địa bàn tỉnh hiện nay càng ngày càng có nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân được thành lập và đi vào hoạt động. Do chỉ mới xuất hiện trên thị trường nên các đối tượng này sẽ cần nhiều vốn hơn nữa để bổ sung vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Và đặc biệt hơn hết là loại hình doanh nghiệp này lại chiếm số lượng lớn nên nhận được sự ưu đãi của Nhà nước, nhận thấy điều này nên Chi nhánh đã mở rộng quan hệ tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Vì vậy mà dư nợ ngắn hạn đối với loại hình này lại tăng nhanh qua các năm.

Cá thể và hộ gia đình và các thành phần khác: dư nợ ngắn hạn đối với cá thể, hộ gia đình và các thành phần khác có chiều hướng giảm nhẹ qua 3 năm 2010-2012. Năm 2011 giảm 8.429 triệu đồng, ứng với tốc độ giảm là 3,45% so với năm 2010. Nguyên nhân cũng tương tự như được lý giải ở doanh số cho vay thì tỷ lệ lạm phát trong năm 2011 cao buộc Ngân hàng Nhà nước thắt chặt tín dụng từ đó làm lãi suất cho vay tăng đã dẫn đến tâm lý e ngại của người dân khi vay vốn Ngân hàng. Đến năm 2012 thì dư nợ ngắn hạn lại tiếp tục giảm 36.013 triệu đồng, tương đương giảm 15,26% so với năm 2011. Do trong năm 2012 nền kinh tế của tỉnh vẫn còn gặp nhiều thách thứ và khó khăn nên người dân trong tỉnh làm ăn không có hiệu quả. Từ đó, dẫn đến dư nợ ngắn hạn đối với loại hình này giảm. Tính đến thời điểm 30/06/2013 thì dư nợ ngắn hạn đã có phần tăng lên so với cùng kỳ năm trước, tăng 14%. Cho thấy, Ngân hàng đã cố gắng nỗ lực trong công tác tín dụng và hiệu quả tín dụng của MHB Bạc Liêu sẽ càng ngày càng có hiệu quả.

4.3.3.3 Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên thì đã biết được dư nợ ngắn hạn theo các thành phần kinh tế. Và tiếp theo ta sẽ tìm hiểu một phần không kém phần quan trọng là dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại MHB Bạc Liêu. Ta có bảng số liệu dưới đây:

Bảng 4.8 Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế giai đoạn từ năm 2010-2012 và thời điểm 30/06 năm 2012-2013 Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm Tính đến ngày 30/06 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 2013/2012

2010 2011 2012 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nông lâm nghiệp, nuôi

trồng thủy sản 16.882 15.569 14.554 15.151 13.011 -1.313 -7,78 -1.015 -6,52 -2.140 -14,12 Xây dựng 32.152 18.023 69.541 68.574 67.522 -14.129 -43,94 51.518 285,85 -1.052 -1,53

Công nghiệp chế biến 19.588 69.730 130.211 99.113 114.885 50.142 255,98 60.481 86,74 15.772 15,91

Thương nghiệp, dịch vụ 321.830 315.201 295.257 273.547 320.823 -6.629 -2,06 -19.944 -6,33 47.276 17,28

Tổng 390.452 418.523 509.563 456.385 516.241 28.071 7,19 91.040 21,75 59.856 13,12

Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tăng giảm không đồng đều. Trong đó, chỉ có dư nợ ngắn hạn theo ngành công nghiệp chế biến là tăng trưởng liên tục qua các năm, còn đối với những ngành khác đang có chiều hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể:

Ngành Nông Lâm Ngư nghiệp và Nuôi trồng thủy sản: chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ ngắn hạn. Ngành này có dư nợ ngắn hạn giảm dần qua các năm. Năm 2011 giảm 1.313 triệu đồng tương đương với giảm 7,78% so với năm 2010. Dư nợ ngắn hạn tiếp tục giảm trong năm 2012, giảm 1.015 triệu đồng hay giảm 6,52% so với năm 2011. Tính đến thời điểm 30/06/2013 dư nợ ngắn hạn lại tiếp tục giảm 14,12% so với cùng kỳ năm trước. Sỡ dĩ ngành này có dư nợ ngắn hạn giảm dần qua các năm là do trong những năm gần đây ngành này gặp nhiều bấp bênh về giá, ngoài ra còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết,… nên người dân không dám mạo hiểm đầu tư quá lớn. Vì vậy mà dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng đã giảm đi so với những năm trước.

Ngành xây dựng: dư nợ ở ngành này tăng giảm không ổn định. Năm 2011 giảm14.129 triệu đồng, tương đương với giảm 43,94% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm này nền kinh tế gặp nhiều khó khăn Nhà nước cắt giảm chi tiêu ngân sách đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng, các công trình mới bị hạn chế chỉ tập trung vào những công trình trọng tâm, trọng điểm. Bên cạnh đó hầu như những công trình lớn được xây dựng dựa trên nguồn vốn vay trung và dài hạn. Vì vậy mà dư nợ ngắn hạn ở ngành xây dựng giảm. Đến năm 2012 dư nợ ngắn hạn lại tăng lên đáng kể, tăng 51.518 triệu đồng hay với tốc độ là 285,85% so với năm 2011. Ta có thể nhìn thấy doanh số cho vay ở ngành trong năm thì cao hơn năm 2011 nhưng xét về doanh số thu nợ thì nó lại giảm hơn so với năm 2011, do trong năm 2012 là một năm còn khá nhiều thử thách và khó khăn đối với nền kinh tế tỉnh nhà vì vậy mà cũng ảnh hưởng một phần đến công tác thu nợ của Ngân hàng. Từ đó, là cho dư nợ ngắn hạn ở ngành này tăng lên. Tính đến thời điểm 6 tháng năm 2013 thì dư nợ ngắn hạn có phần giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, giảm 1,53%. Việc dư nợ ngắn hạn ngành xây dựng liên tục tăng giảm không đều là do sự yếu kém về mặt quản lý chuyên môn của một số công trình dẫn đến có những công trình thi công chậm so với tiến độ thâm chi qua hạn mà chưa hoàn thành.

Ngành Công nghiệp chế biến: như chúng ta đã biết đây là một lĩnh vực có nhu cầu vốn cao, vì vậy mà nó luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ của Ngân hàng và nó luôn tăng trưởng qua các năm. Hơn thế nữa, trong những năm gần đây với mục tiêu là từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh khu vực công nghiệp và dịch vụ, vì vậy mà ngành công

nghiệp chế biến ngày càng phát triển mạnh mẽ và luôn giữ một vị trí khá quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của tỉnh nhà. Do dó, các công ty, các doanh nghiệp càng cần nhiều vốn hơn nữa trong việc mở rộng quy mô sản xuất, cải thiện và sửa chữa máy móc, thiết bị để có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường vì thế mà dư nợ của ngành này luôn tăng. Cụ thể, năm 2011 tăng 50.142 triệu đồng hay tăng 255,98% so với năm 2010. Đến năm 2012 dư nợ ngắn hạn lại tăng 60.481 triệu đồng, tương đương tăng với tốc độ là 86,74% so với năm 2011. Đến thời điểm ngày 30/06/2013 thì dư nợ này lại tiếp tục tăng 15.772 triệu đồng, đồng nghĩa là tăng 15,91% so với cùng kỳ năm trước.

Ngành Thương nghiệp – Dịch vụ: đây là một ngành có tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ nhưng nó lại có chiều hướng giảm dần dư nợ ngắn hạn qua những năm gần đây. Năm 2011 giảm 6.629 triệu đồng hay ứng với giảm 2,06% so với năm 2010. Đến năm 2012 dư nợ ngắn hạn lại giảm 19.944 triệu đồng với tốc độ giảm là 6,33% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây ngành này càng ngày càng được chú trọng phát triển và làm ăn có hiệu quả, doanh thu luôn tăng qua các năm vì vậy mà thực hiện tốt trong công tác trả nợ vay của Ngân hàng, doanh số thu nợ cao hơn doanh số cho vay vì vậy mà làm giảm dư nợ của Ngân hàng cũng là điều tất yếu. Nhưng đến thời điểm 30/06/2013 thì dư nợ ngắn hạn có chiều hướng tăng lên so với cùng kỳ năm trước, biểu hiện là tăng 17,28%. Qua đó, cho thấy Ngân hàng đáng rất chú trọng trong công tác tìm kiếm khách hàng và mở rộng quan hệ tín dụng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh bạc liêu (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)