Về lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh bạc liêu (Trang 43)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý mức độ đề tài và các

3.3.3 Về lợi nhuận

Chỉ tiêu lợi nhuận là mục tiêu quan trọng mà các Ngân hàng đã không ngừng phấn đấu để đạt được. Lợi nhuận như một đoàn bẩy kích thích hoạt động kinh doanh và tái sản xuất của mọi thành phần kinh tế với cả ngân hàng cũng vậy. Trong 3 năm qua lợi nhuận của Ngân hàng không ngừng tăng lên, đây là một thành công đáng kể của Ngân hàng. Năm 2011 lợi nhuận tăng 12,50% so với năm 2010, nguyên nhân là do chi nhánh có chính sách kinh doanh hợp lý như mở rộng thị phần, thị trường tài chính dần ổn định, bên cạnh đó Ngân hàng còn tăng cường thêm các hoạt động khác như dịch vị chuyển tiền điện tử, kinh doanh ngoại hối. Năm 2012 lợi nhuận của Ngân hàng tăng lên khá cao tăng 79,76% so với năm 2011, là do việc thu lãi có hiệu quả, tuy rằng chi phí của Ngân hàng tăng cao nhưng tốc độ tăng của chi phí chậm hơn

tốc độ tăng của doanh thu nên lợi nhuận tăng cao. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận tăng 23,01% so với cùng kỳ năm trước là do sự bình ổn của thị trường trong cả nước, mặt khác do chính sách thu hút nguồn vốn cũng như cho vay có hiệu quả. Tất cả là nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của ban lãnh đạo và sự phấn đấu nhiệt tình không ngừng học hỏi của toàn thể cán bộ công nhân viên. Qua đó cho ta thấy được vai trò của Ngân hàng đã thực hiện tốt nhiệm vụ “đi vay để cho vay”, chi nhánh luôn khai thác tối đa nguồn lực trên địa bàn để phục vụ phát triển kinh tế địa phương đồng thời đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.

3.4 ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA MHB CHI NHÁNH BẠC LIÊU

3.4.1 Thuận lợi

Vị trí: Chi nhánh Ngân hàng MHB Bạc Liêu nằm ở trung tâm thành phố Bạc Liêu, đặt tại ngã ba xe cảng, tập trung nhiều công ty và doanh nghiệp lớn của thành phố, đây còn là nơi tập trung đông dân cư, có nhiều loại hình hoạt động phong phú và đa dạng khách hàng. Đây là nhân tố giúp Ngân hàng có nhiều khách hàng đến giao dịch, có khả năng tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng, tạo thuận lợi cho Ngân hàng trong công tác huy động vốn và cho vay đối với các thành phần kinh tế.

Uy tín: MHB Bạc Liêu là một Ngân hàng được thành lập khá lâu ở Bạc Liêu, do đó Ngân hàng có lượng khách hàng truyền thống lớn và ổn định. Sự hiểu biết của khách hàng đối với Ngân hàng và ngược lại càng rõ ràng, sự tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng ngày càng được nâng cao. Đó là yếu tố thuận lợi của Ngân hàng MHB Bạc Liêu so với các Ngân hàng khác hoạt động trên cùng địa bàn, đặc biệt là đối với các ngân hàng còn non trẻ, chỉ mới thành lập trong một vài năm gần đây. Việc hiểu biết rõ ràng đối với khách hàng là điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong hoạt động tín dụng, sẽ giúp Ngân hàng thuận lợi trong công tác thẩm định và quyết định cho vay.

Ngân hàng có đội ngũ cán bộ lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong công tác tiếp xúc, thu hút khách hàng và một số chuyên môn nghiệp vụ khác. Những cán bộ này thường xuyên được tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để phù hợp với tình hình mới của thị trường. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn có một đội ngũ cán bộ trẻ, rất năng động và sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả công việc.

Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức hợp lý. Sự phân tách phòng nghiệp vụ kinh doanh làm 2 phòng: phòng kinh doanh, phòng quản lý rủi ro và hỗ trợ khách hàng. Sự phân chia này giúp Ngân hàng quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn

các hoạt động của Ngân hàng và thu hút được ngày càng nhiều khách hàng nhờ sự quan tâm đến mức độ hài lòng và hỗ trợ những thông tin cần thiết cho khách hàng. Ban Giám đốc quan tâm gần gũi cán bộ nhân viên, giữa các phòng ban luôn kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng và đoàn kết nội bộ để hoàn thành nhiệm vụ chung của đơn vị. Các nhân viên trong Ngân hàng luôn nhiệt tình và vui vẻ trong công việc. Do đó, tạo được sự thoải mái khi khách hàng đến giao dịch.

Chi nhánh MHB Bạc Liêu luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Ban lãnh đạo MHB Trung ương, Ngân hàng nhà nước, sự hỗ trợ tận tình về nghiệp vụ của các phòng chuyên môn tại Hội sở chính, các nhu cầu vốn cho vay và chi trả tiền gửi đều được Hội sở lãnh đạo điều chuyển nhanh chóng.

Hiện nay MHB Bạc Liêu đang ứng dụng hệ thống công nghệ tiên tiến “Corebanking” với chất lượng đáp ứng tốt nhu cầu hoạt động tín dụng. Hệ thống Corebanking quản lí toàn bộ hồ sơ về các yếu tố nhất định như số tiền vay, thời hạn trả nợ gốc và lãi, giao dịch khế ước,… làm tiết kiệm nhiều thời gian khi khách hàng giao dịch, hiệu quả đạt nhiều hơn.

3.4.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi trên, Ngân hàng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn.

Tuy đã chuyển sang hướng đa dạng khách hàng nhưng trong tiềm thức của khách hàng, Ngân hàng TMCP phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long là Ngân hàng cho vay để xây dựng và sửa chữa nhà. Nên khi có nhu cầu vay vốn về hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thì họ nghĩ đến Ngân hàng Nông Nghiệp; hay nghĩ đến các khoản vay lớn để phục vụ mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh thì khách hàng thường nghĩ đến Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV). Do đó, hiện tại vẫn còn hạn chế số khách hàng mới đến giao dịch tại Ngân hàng.

Hoạt động maketing còn yếu: sản phẩm dịch vụ chưa phát triển, các hình thức khuyến mãi huy động vốn vẫn còn nhiều hạn chế, đa phần là hình thức huy động thông thường như tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu. Còn các hình thức huy động qua tiền gửi thanh toán rất ít do dịch vụ thanh toán chưa phát triển mạnh. Bên cạnh đó, kinh phí để thực hiện các hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như trên tivi, trên các báo đài và các hình thức tiếp thị khác của Ngân hàng là rất hạn chế. Đó là nguyên nhân dẫn đến nguồn vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay và phải sử dụng nhiều đến nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng Hội sở.

Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng còn tương đối mỏng. Hiện tại Ngân hàng chỉ có 1 chi nhánh và 3 phòng giao dịch Trần Phú, Giá Rai, Hòa Bình. Các phòng giao dịch này chỉ nằm ở những huyện chính còn những tuyến xã, ấp thì chưa có. Chính vì vậy mà cũng làm cho hoạt động cho vay của Ngân hàng chưa thật triệt để.

Vấn đề lãi suất huy động và lãi suất cho vay ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lớn đến khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng, MHB Bạc Liêu chịu sự quản lý mức lãi suất theo khung của ngân hàng cấp trên. Mức lãi suất huy động thông thường ngang bằng các ngân hàng khác, còn lãi suất cho vay thì có lúc hơi cao hơn ngân hàng hơn ngân hàng khác nên công tác huy động vốn lẫn cho vay của ngân hàng còn gặp khó khăn.

3.5 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA MHB CHI NHÁNH BẠC LIÊU TRONG NĂM 2013 TRONG NĂM 2013

Về công tác huy động vốn: chủ động linh hoạt áp dụng chính sách khách hàng, nhất là đối với những khách hàng truyền thống có số dư tiền gửi lớn. Tập trung huy động từ các cá nhân và tổ chức kinh tế. Tiếp tục thực hiện việc tuyên truyền, quảng cáo, vận động khách hàng gửi tiền kết hợp với sử dụng dịch vụ của MHB.

Về công tác tín dụng: chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 20% – 25% so với năm 2012, đảm bảo chỉ sử dụng vốn huy động từ thị trường để cho vay. Tích cực thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn, tận thu các khoản lãi treo. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng.

Thanh toán quốc tế: đẩy mạnh tập trung vào khai thác đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp SME nhằm tạo ra được nguồn ngoại tệ, mặt khác tăng thu phí dịch vụ do tăng số lượng giao dịch nhỏ lẻ, đưa ra các gói sản phẩm ưu đãi cho khách hàng tiềm năng; tập trung khai thác các sản phẩm dịch vụ liên quan đến tài trợ như cho vay cầm cố lô hàng, cho vay chiết khấu và cho vay ứng trước.

Hoạt động thẻ: đẩy mạnh phát hành thẻ, số lượng thẻ tăng trưởng 30% so với năm 2012. Chú trọng đến chất lượng, sản phẩm thẻ qua việc triển khai các tiện ích như thanh toán hàng hóa, dịch vụ, hóa đơn, thanh toán qua internet,… Tăng cường công tác tự kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời những hạn chế, sai sót nhằm đảm bảo hoạt động của đơn vị đúng quy định pháp luật và những đính hướng đề ra.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ

ĐBSCL – CHI NHÁNH BẠC LIÊU

4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng, bởi nó quyết định đến khả năng hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Mỗi một khoản nguồn vốn đều có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả. Vì thế, việc tìm hiểu đánh giá, xác định cơ cấu nguồn vốn giúp Ngân hàng chủ động và kịp thời đưa ra những chiến lược huy động vốn tốt nhất cho từng thời kỳ. Một ngân hàng có vốn chủ sở hữu càng lớn thì sức chịu đựng của Ngân hàng sẽ càng mạnh khi mà tình hình kinh tế và tình hình hoạt động của Ngân hàng đang trải qua qua giai đoạn khó khăn như hiện nay. Ngân hàng MHB Bạc Liêu ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động nên đã không ngừng nỗ lực trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, trong dân cư để bổ sung vào nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng mình nhằm tạo sự ổn định và tăng trưởng liên tục. Để hiểu rõ hơn tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2012- 2013, chúng ta cùng xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 4.1 Tình hình huy động vốn của MHB Bạc Liêu giai đoạn từ năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2012-2013

Đơn vị: triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 6 tháng đầu năm

Chênh lệch

2011/2010 2012/2011 2013/2012

2010 2011 2012 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Số Tiền %

I. Vốn huy động 425.635 431.396 405.321 412.321 414.168 5.761 1,35 -26.075 -6,04 1.847 0,45 1. HĐV của TCKT 161.741 165.338 143.200 153.214 150.208 3.597 2,22 -22.138 -13,39 -3.006 -1,96 - Không kỳ hạn 102.797 115.863 98.056 111.041 112.151 13.066 12,71 -17.807 -15,37 1.110 1,00 - Có kỳ hạn 58.944 49.475 45.144 42.173 38.057 -9.469 -16,06 -4.331 -8,75 -4.116 -9,76 2. HĐV của cá nhân 248.416 255.495 249.844 251.893 258.439 7.079 2,85 -5.651 -2,21 6.546 2,60 - Không kỳ hạn 5.963 7.281 7.743 5.568 6.321 1.318 22,10 462 6,35 753 13,52 - Có kỳ hạn 242.453 248.214 242.101 246.325 252.118 5.761 2,38 -6.113 -2,46 5.793 2,35 3. Phát hành GTCG 15.478 10.563 12.277 7.214 5.521 -4.915 -31,75 1.714 16,23 -1.693 -23,47

II. Vốn điều hòa 347.464 384.125 484.471 452.103 488.326 36.661 10,55 100.346 26,12 36.223 8,01

III. Vốn khác 9.211 12.412 11.241 8.963 9.011 3.201 34,75 -1.171 -9,43 48 0,54

Tổng nguồn vốn 782.310 827.933 901.033 873.387 911.505 45.623 46,66 73.100 10,64 38.118 9,00

4.1.1 Nguồn vốn huy động

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nguồn vốn. Được thể hiện rõ qua năm 2010 chiếm tỷ trọng 54,4%, năm 2011 chiếm 52,1%, năm 2012 chiếm 44,98% trong tổng nguồn vốn. Trong nguồn vốn huy động thì có huy động vốn của tổ chức kinh tế, huy động vốn của cá nhân và phát hành giấy tờ có giá. Trong đó huy động vốn của cá nhân lại chiếm tỷ trọng cao nhất trong vốn huy động và đặc biệt hơn hết là tiền gửi có kỳ hạn. Bên cạnh đó thì tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế cũng chiếm một tỷ lệ không thấp. Còn phát hành giấy tờ có giá chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, do MHB Bạc Liêu hiện nay chỉ phát hành giấy tờ có giá như sổ tiết kiệm.

Năm 2011 tỷ lệ biến động của vốn huy động thay đổi không nhiều lắm chỉ cao hơn năm 2010 1,35%, như chúng ta đã biết thì năm 2011 là một năm đầy khó khăn của nền kinh tế nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng, trước bối cảnh nền kinh tế bị điêu đứng vì lạm phát tăng cao trên 18%, thêm vào đó đầu tư công lại tràn lan và kém hiệu quả làm hàng loạt doanh nghiệp bị phá sản, vì vậy việc huy động vốn là một việc đầy khó khăn của Ngân hàng. Nhưng để đạt được kết quả tăng trưởng cao hơn năm trước là do Ngân hàng đã không ngừng nỗ lực đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như: thực hiện các chính sách ưu đãi khách hàng, sử dụng các hình thức huy động với kỳ hạn và lãi suất linh hoạt kết hợp cùng việc mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức và dân cư trong xã hội. Ngoài ra, MHB Bạc Liêu còn tạo được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, nhân viên có thái độ phong cách phục vụ giao tiếp với khách hàng văn minh, niềm nở, lịch sự…tạo được niềm tin đối với khách hàng. Ngân hàng không chỉ nhận được tiền gửi của khách hàng cũ mà còn thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

Bước sang năm 2012 thì tỷ lệ huy động vốn lại giảm 6,04% so với năm 2011, vì năm 2012 được coi là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu tiếp tục sa lầy mà lối thoát thì thật sự chưa rõ ràng, nhìn chung là tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế. Đối với nền kinh tế Việt Nam thì ưu tiên kiềm chế lạm phát và duy trì mức tăng trưởng một cách hợp lý. Bên cạnh đó, trong năm NHNN đã 6 lần điều chỉnh hạ trần lãi suất huy động khiến cho lượng vốn huy động của Ngân hàng sụt giảm. Sang 6 tháng đầu năm 2013 lượng vốn huy động đã có khởi sắc và tăng cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012, nhưng tỷ lệ tăng không cao chỉ tăng 0,45% so với 6 tháng đầu năm 2012. Điều đó cũng

cho thấy hoạt động của Ngân hàng dần dần hoàn thiện và ngày càng phát triển, người dân biết đến và tin tưởng vào uy tín của Ngân hàng hơn.

4.1.2 Nguồn vốn điều hòa

Trong quá trình hoạt động đôi khi nguồn vốn tại chỗ không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng nên nguồn vốn điều chuyển là một nguồn vốn thật sự cần thiết đối với Ngân hàng Chi nhánh. Tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn này là không tốt cho Chi nhánh vì chi phí sử dụng nguồn vốn này cao hơn nguồn vốn huy động và phụ thuộc vào Hội sở. Nhìn chung, nguồn vốn điều chuyển điều tăng qua 3 năm, do MHB Bạc Liêu còn là một Ngân hàng non trẻ nên lượng vốn hoạt động chủ yếu của Ngân hàng được điều chuyển từ nội bộ về. Mặt khác, thu nhập của người dân trong tỉnh còn ở mức thấp nên tích lũy không cao, hầu hết tập trung vốn để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, bổ sung vốn kinh doanh để nâng cao đời

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh bạc liêu (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)