Phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh bạc liêu (Trang 76)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý mức độ đề tài và các

4.3.4Phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn

4.3.4.1 Nợ xấu phân theo thời hạn tín dụng

Khi đánh giá chất lượng tín dụng thông thường chúng ta nhìn nhận trên khía cạnh nợ xấu, nợ xấu thông thường tỷ lệ nghịch với chất lượng tín dụng nếu có nợ xấu cao thì chất lượng tín dụng thấp và ngược lại. Tuy nhiên điều đó chưa phản ánh đầy đủ bời vì chất lượng tín dụng phải được đánh giá từ kinh tế xã hội, xem nó có phục vụ chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ, có phục vụ lợi ích của người dân hay không. Nợ xấu là những khoản nợ mà khách hàng vay Ngân hàng do những nguyên nhân chủ quan hay khách quan nào đó mà khi đến hạn khách hàng không thể trả được gốc và lãi, hoặc gốc hoặc lãi. Nợ xấu là một vấn đề mà hầu như Ngân hàng nào cũng quan tâm phân tích. Chính vì vậy, việc theo dõi và xem xét nợ xấu luôn là hoạt động cần thiết của mỗi Ngân hàng, cũng như việc nắm vững tình hình nợ xấu là không

thể thiếu vì điều đó sẽ hạn chế được những rủi ro có thể dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả của Ngân hàng.

4.341 14.704 19.045 3.767 12.854 16.621 3.056 11.696 14.752 3.395 12.054 15.449 3.522 11.856 15.378 0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 16.000 18.000 20.000 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 Năm Triệu đồng Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng

Nguồn: P. quản lý rủi ro và hỗ trợ kinh doanh MHB - Bạc Liêu, 2010, 2011, 2012, 6T/2013.

Hình 4.4 Nợ xấu theo thời hạn tín dụng của MHB Bạc Liêu qua 3 năm 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2012-2013

Nợ xấu ngắn hạn khác với doanh số cho vay và doanh số thu nợ, nợ xấu ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trung và dài hạn trong tổng nợ xấu. Năm 2010 nợ xấu ngắn hạn là 4.341 triệu đồng, ứng với tỷ trọng 22,79%. Năm 2011 thì tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn giảm còn 3.767 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 22,66% trong tổng nợ xấu trong năm, tương đương với tốc độ giảm là 13,22%. Năm 2012 nợ xấu ngắn hạn lại tiếp tục giảm còn 3.056 triệu đồng, giảm so với năm 2011 18,87%. 6 tháng đầu năm 2013 lại giảm 7,58% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân nợ xấu ngắn hạn giảm qua 3 năm như đã được đề cập ở trên. Bên cạnh đó, trong những năm này khách hàng MHB Bạc Liêu chủ yếu là vay ngắn hạn chính vì thế muốn được tiếp tục giao dịch với Ngân hàng thì phải xử lý tốt số nợ hiện có tức là thanh toán lãi đúng hạn, chính vì thế nợ xấu ngắn hạn luôn giảm dần qua 3 năm và cũng thấp hơn so với nợ xấu trung và dài hạn. Đạt được kết quả như trên cũng chính nhờ vào sự tích cực trong công tác kiểm tra giám sát và thu hồi nợ vay kịp thời của Cán bộ Ngân hàng. Bên cạnh đó, do nền kinh tế dần dần được phục hồi, ổn định, việc kinh doanh của người dân cũng thuận lợi và ngày càng có hiệu quả nên việc trả nợ cũng được thực hiện tốt hơn.

Để hạn chế nợ xấu theo sự chỉ đạo của Hội sở, trong từng thời điểm Chi nhánh hạn chế cho vay, tập trung công tác thu nợ, huy động vốn đầu tư tín dụng trong kỳ chủ yếu là đầu tư cho ngành thương nghiệp-dịch vụ, công nghiệp chế biến và những món vay có mục đích phù hợp đối tượng cho vay từ nguồn hỗ trợ ủy thác đầu tư, khách hàng cũ, khách hàng truyền thống có lịch sử giao dịch tốt, được tín nhiệm cao với Chi nhánh, trả tất vay lại, giải ngân những món vay theo hạn mức, cầm cố sổ tiết kiệm do Ngân hàng phát hành. Hạn chế cho vay nuôi tôm, các mục đích khác có nguồn thu nhập từ tôm và cho vay bất động sản.

4.3.4.2 Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo phân nhóm nợ

Bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng tiềm ẩn một rủi ro nhất định, rủi ro bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau nhưng dù là nguyên nhân nào thì nó cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. MHB Bạc Liêu cũng không ngoại lệ việc kinh doanh cũng chứa một phần rủi ro, vì vậy một trong những chỉ tiêu được nhiều Ngân hàng quan tâm đến hiện nay là tình hình nợ xấu. Nợ xấu phân theo nhóm nợ bao gồm nợ nhóm 3, 4,5. Cụ thể, nợ xấu ngắn hạn của từng nhóm nợ được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 4.9 Nợ xấu ngắn hạn theo phân nhóm nợ giai đoạn từ 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2012-2013

Đơn vị: triệu đồng

CHỈ TIÊU

Năm 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2011/2010 2012/2011 2013/2012 2010 Tỷ trọng (%) 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nợ nhóm 3 623 14,35 446 11,84 321 10,50 402 245 -177 -28,41 -125 -28,03 -157 -39,05 Nợ nhóm 4 1.215 27,99 1.080 28,67 763 24,97 813 574 -135 -11,11 -317 -29,35 -239 -29,40 Nợ nhóm 5 2.503 57,66 2.241 59,49 1.972 64,53 2.307 2.436 -262 -10,47 -269 -12,00 129 5,59 Tổng 4.341 100 3.767 100 3.056 100 3.522 3.255 -574 -13,22 -711 -8,87 -267 -7,58

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy tổng nợ xấu giảm qua các năm. Trong đó, nợ xấu ở nhóm 5 chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu, nợ nhóm 3 chiểm tỷ trọng thấp nhất. Song trong cả 3 nhóm nợ đều có chiều hướng sụt giảm qua 3 năm và cả trong 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể:

Nợ nhóm 3 không chỉ giảm về số tuyệt đối, số tương đối mà cả về tỷ trọng trong tổng nợ xấu ngắn hạn qua từng năm cũng giảm dần. Năm 2011 nợ nhóm 3 giảm 177 triệu đồng giảm 28,41% so với năm 2010. Nợ nhóm 3 lại giảm trong năm 2012, giảm 125 triệu đồng tương đương giảm 28,03% so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 lại giảm 39,05% so với cùng kỳ năm trước. Nợ nhóm 4 với tốc độ tăng giảm cụ thể của từng năm như sau: năm 2011 giảm 135 triệu đồng hay giảm 11,11% so với năm 2010, năm 2012 giảm 317 triệu đồng tương đương với tốc độ giảm là 29,35% so với năm 2011, 6 tháng đầu năm 2013 nợ ngắn hạn nhóm 4 lại tiếp tục giảm 29,40% so với cùng kỳ năm trước. Nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng cao nhất và tỷ trọng lại còn tăng qua các năm tuy là giảm về số tuyệt đối và tương đối. Cụ thể tỷ trọng qua từng năm như sau: 57,66%, 59,49%, 64,53%. Năm 2011 giảm 262 triệu đồng hay giảm 10,47% so với năm 2010. Đến năm 2012 nợ nhóm 5 lại giảm 269 triệu đồng tương đương với giảm 12% so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì nhóm nợ này có chiều hướng cao hơn so với cùng kỳ năm trước là 5,59%. Tuy là nợ xấu ở từng nhóm nợ điều có chiều hướng giảm dần qua các năm nhưng mức nợ xấu của Chi nhánh vẫn còn ở mức tương đối nguyên nhân là do trong những năm gần đây tình hình kinh tế biến động thất thường các doanh nghiệp kinh doanh không đạt hiệu quả, buộc các doanh nghiệp phải giữ lại lợi nhuận nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, dẫn đến các khoản chậm trả cho Ngân hàng. Dần các khoản nợ đủ tiêu chuẩn sẽ chuyển sang nợ quá hạn, các khoản nợ quá hạn không thu hồi được sẽ chuyển thành nợ xấu. Mà đối với những món vay thuộc khoản nợ xấu thì khách hàng sẽ chịu thiệt thòi và không được ưu đãi trong những lần giao dịch sau. Nhìn chung, công tác thẩm định, đánh giá phương án kinh doanh và phương án trả nợ của cán bộ tín dụng và cán bộ rủi ro là khá tốt. Cán bộ tín dụng đã không ngừng tăng cường đôn đốc trong việc thu hồi nợ, nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng biến chuyển theo chiều hướng tốt.

4.3.4.3 Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Muốn hiểu rõ hơn về vấn đề nợ xấu ta cần xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau, cũng như từng đối tượng khách hàng như thế nào. Bảng dưới đây sẽ cho ta thấy vấn đề nợ xấu của từng thành phần kinh tế:

Bảng 4.10 Nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế giai đoạn từ năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2012-2013 Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 2013/2012

2010 2011 2012 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DN Nhà nước 549 630 225 320 200 81 14,75 -405 -64,29 -120 -37,50

DN ngoài quốc doanh 1.000 800 500 800 300 -200 -20,00 -300 -37,50 -500 -62,50 Cá thể, hộ gia đình 2.792 2.337 2.331 2.402 2.775 -455 -16,30 -6 -0,26 373 15,53

Tổng 4.341 3.767 3.056 3.522 3.255 -574 -13,22 -711 -18,87 -267 -7,58

Nhìn chung tình hình nợ xấu của Ngân hàng MHB Bạc Liêu trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực. Chi nhánh đã hạn chế nợ xấu đến mức có thể để hạn chế rủi ro tín dụng đồng thời chấp hành đúng quy định về tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước.

Doanh nghiệp Nhà nước:vì hiện nay doanh nghiệp này có ít quan hệ tín dụng với Ngân hàng do đó tỷ trọng nợ xấu đối với loại hình doanh nghiệp này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Năm 2011 nợ xấu ngắn hạn tăng 81 triệu đồng hay tăng 14,75% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm này lạm phát tăng cao trên 18%, đầu tư công tràn lan kém hiệu quả, thị trường bất động sản đóng băng, chứng khoán triền miên chuỗi ngày lao đao, hơn 50.000 doanh nghiệp Việt Nam bị phá sản do đó đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của những doanh nghiệp này, làm ăn kém hiệu quả thì dẫn đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng cũng khó khăn, mặt khác các doanh nghiệp này làm ăn không có hiệu quả là do các doanh nghiệp này ỷ lại vào sự hỗ trợ vốn từ phía Nhà nước, vì vậy mà nợ xấu trong năm này tăng lên. Năm 2012 nợ xấu ngắn hạn lại giảm mạnh 405 triệu đồng, tương đương với giảm 64,29% so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu tiếp tục giảm 120 triệu đồng, giảm với tốc độ là 37,50% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do nền kinh tế trong năm đã được kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng một cách hợp lí, do đó các DNNN có thể phát huy hoạt động của mình và ngày càng làm ăn có hiệu quả vì vậy mà vấn đề nợ xấu của Ngân hàng đã được giảm đi một phần đáng kể.

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh:tỷ lệ nợ xấu ở loại hình doanh nghiệp này thì lại giảm dần qua các năm. Năm 2011 giảm 200 triệu đồng, giảm với tốc độ là 20% so với năm 2010. Năm 2012 nợ xấu ngắn hạn lại giảm 300 triệu đồng, tương đương với tốc độ giảm là 37,50% so với năm 2011.Sang 6 tháng đầu năm 2013 lại tiếp tục giảm 62,50% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do trong những năm qua MHB Bạc Liêu chú trọng vào việc cho vay các công ty, doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Tp. Bạc Liêu có nhu cầu vay vốn và có dự án kinh doanh khả thi, do đa phần các doanh nghiệp này là những khách hàng truyền thống và có uy tín đối với Ngân hàng.

Cá thể và hộ gia đình và các thành phần khác: đây là thành phần có nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu ngắn hạn, nhưng nhìn chung nợ xấu ở nhóm thành phần kinh tế này đang có chiều hướng giảm xuống. Năm 2011 nợ xấu ngắn hạn giảm 455 triệu đồng hay giảm với tốc độ là 16,30% so với năm 2010. Đến năm 2012 thì nợ xấu tiếp tục lại giảm nhẹ 6 triệu đồng, ứng với giảm 0,26% so với năm với năm 2011. Nguyên nhân là do

các cá thể và hộ gia đình tuy với phương án sản xuất kinh doanh có quy mô nhỏ nhưng họ kinh doanh có hiệu quả và có thiện trí trả nợ vay cho Ngân hàng nên nợ xấu qua các năm có phần giảm nhẹ. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì nợ xấu có chiều hướng tăng lên 373 triệu đồng hay tăng với tốc độ là 15,53% so với cùng kỳ năm trước.

Qua đó, cho thấy Ngân hàng cần phải quan tâm hơn nữa đối với nhóm thành phần kinh tế trên. Tuy là hiện nay Ngân hàng có chính sách phân địa bàn hoạt động cho từng cán bộ tín dụng. Mỗi cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn nào thì phải nắm vững tình hình phát triển tại địa bàn đó, phải xem xét kỹ mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, phải nhận biết được khách hàng có trung thực trong việc trình bày mục đích vay vốn hay không hoặc phương án sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không. Nếu thấy không hiệu quả hay tài sản đảm bảo khó phát mãi, Ngân hàng không cấp tín dụng cho khách hàng. Đó cũng là một phần giải pháp để Ngân hàng có thể khắc phục hay giảm đi một phần nợ xấu. Tuy nhiên, CBTD cần phải chú ý và quan tâm đặc biệt hơn nữa trong vấn đề cho vay và thu hồi nợ của khách hàng.

4.3.4.4 Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích vấn đề nợ xấu của các ngành kinh tế cũng là một phần quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngành cũng như hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Để hiểu rõ hơn vấn đề nợ xấu của các ngành kinh tế tại Ngân hàng MHB Bạc Liêu trong thời gian qua ta cùng xem xét bảng số liệu dưới đây:

Bảng 4.11 Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế giai đoạn từ 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2012-2013 Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 2013/2012

2010 2011 2012 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nông lâm nghiệp, nuôi

trồng thủy sản 1.689 1.686 1.381 1.601 1.522 -3 -0,18 -305 -18,09 -79 -4,93

Xây dựng 856 586 554 699 459 -270 -31,54 -32 -5,46 -240 -34,33

Công nghiệp chế biến 0 0 0 0 0 0 - 0 - 0 -

Thương nghiệp, dịch vụ 1.796 1.495 1.121 1.222 1.274 -301 -16,76 -374 -25,02 52 4,26

Tổng 4.341 3.767 3.056 3.522 3.255 -574 -13,22 -711 -18,87 -267 -7,58

Ngành Nông Lâm Ngư nghiệp và Nuôi trồng thủy sản:đây là ngành có tỷ lệ nợ xấu khá cao nhưng nó lại có chiều hướng giảm dần qua các năm. Năm 2011 nợ xấu ở ngành này giảm 3 triệu đồng hay giảm với tốc độ khá khiêm tốn là 0,18% so với năm 2010. Do trong năm 2011 tình hình kinh tế biến động mạnh theo chiều hướng tiêu cực vì vậy mà người dân làm ăn không mấy hiệu quả do đó nợ xấu vẫn ở mức khá cao. Đến năm 2012 thì nợ xấu ngắn hạn ở ngành này giảm với mức tương đối là 305 triệu đồng hay tương ứng với tốc độ giảm là 18,09% so với năm 2011. 6 tháng năm 2013 nó lại có chiều hướng giảm xuống, giảm 4,93% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân cũng đã được đề cập trong vấn đề thu nợ của ngành này là do trong những năm gần đây có sự quan tâm hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời của UBND tỉnh, hầu hết bà

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh bạc liêu (Trang 76)