7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý mức độ đề tài và các
4.1.1 Nguồn vốn huy động
Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nguồn vốn. Được thể hiện rõ qua năm 2010 chiếm tỷ trọng 54,4%, năm 2011 chiếm 52,1%, năm 2012 chiếm 44,98% trong tổng nguồn vốn. Trong nguồn vốn huy động thì có huy động vốn của tổ chức kinh tế, huy động vốn của cá nhân và phát hành giấy tờ có giá. Trong đó huy động vốn của cá nhân lại chiếm tỷ trọng cao nhất trong vốn huy động và đặc biệt hơn hết là tiền gửi có kỳ hạn. Bên cạnh đó thì tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế cũng chiếm một tỷ lệ không thấp. Còn phát hành giấy tờ có giá chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, do MHB Bạc Liêu hiện nay chỉ phát hành giấy tờ có giá như sổ tiết kiệm.
Năm 2011 tỷ lệ biến động của vốn huy động thay đổi không nhiều lắm chỉ cao hơn năm 2010 1,35%, như chúng ta đã biết thì năm 2011 là một năm đầy khó khăn của nền kinh tế nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng, trước bối cảnh nền kinh tế bị điêu đứng vì lạm phát tăng cao trên 18%, thêm vào đó đầu tư công lại tràn lan và kém hiệu quả làm hàng loạt doanh nghiệp bị phá sản, vì vậy việc huy động vốn là một việc đầy khó khăn của Ngân hàng. Nhưng để đạt được kết quả tăng trưởng cao hơn năm trước là do Ngân hàng đã không ngừng nỗ lực đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như: thực hiện các chính sách ưu đãi khách hàng, sử dụng các hình thức huy động với kỳ hạn và lãi suất linh hoạt kết hợp cùng việc mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức và dân cư trong xã hội. Ngoài ra, MHB Bạc Liêu còn tạo được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, nhân viên có thái độ phong cách phục vụ giao tiếp với khách hàng văn minh, niềm nở, lịch sự…tạo được niềm tin đối với khách hàng. Ngân hàng không chỉ nhận được tiền gửi của khách hàng cũ mà còn thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
Bước sang năm 2012 thì tỷ lệ huy động vốn lại giảm 6,04% so với năm 2011, vì năm 2012 được coi là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu tiếp tục sa lầy mà lối thoát thì thật sự chưa rõ ràng, nhìn chung là tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế. Đối với nền kinh tế Việt Nam thì ưu tiên kiềm chế lạm phát và duy trì mức tăng trưởng một cách hợp lý. Bên cạnh đó, trong năm NHNN đã 6 lần điều chỉnh hạ trần lãi suất huy động khiến cho lượng vốn huy động của Ngân hàng sụt giảm. Sang 6 tháng đầu năm 2013 lượng vốn huy động đã có khởi sắc và tăng cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012, nhưng tỷ lệ tăng không cao chỉ tăng 0,45% so với 6 tháng đầu năm 2012. Điều đó cũng
cho thấy hoạt động của Ngân hàng dần dần hoàn thiện và ngày càng phát triển, người dân biết đến và tin tưởng vào uy tín của Ngân hàng hơn.