Những vƣớng mắc trong hoạt động thuê khai thác tàu bay ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng tại Việt Nam Luận văn ThS (Trang 110)

Nam hiện nay

Mặc dù hình thức thuê khai thác tàu bay có nhiều lợi thế, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là hình thức này không có những hạn chế, vướng mắc nhất định. Các điểm hạn chế xét từ góc độ Bên thuê tàu bay có thể có một số điểm cơ bản như sau:

Về khả năng sử dụng tài sản

đồng thuê. Do đó, tính chủ động trong việc sử dụng tài sản rõ ràng là hạn chế hơn so với việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình. Những biến động, thay đổi của các đối tác có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp, nhất là Bên cho thuê tàu bay nếu xảy ra thường kéo theo những hậu quả, ảnh hưởng nhất định, nhiều khi là không mong muốn đối với các bên.

Về khía cạnh kinh tế

Hình thức thuê khai thác tàu bay rõ ràng bị lệ thuộc tuơng đối nhiều vào thị trường cho thuê tàu bay vào những thời điểm nhất định. Đặc biệt là khi thị trường cho thuê tàu bay tiến triển theo chiều hướng không có lợi cho Bên thuê như khan hiếm nguồn tàu bay cho thuê, giá thuê cao, khủng hoảng, chiến tranh .v.v. đều có thể mang lại những tác động tiêu cực đến tình hình thuê tàu bay của một hãng hàng không cụ thể.

Về tính đồng nhất của đội tàu bay và các dịch vụ có liên quan

Đội tàu bay nếu có nhiều tàu bay thuê thường dẫn đến một kết quả là tính thống nhất về cấu hình kỹ thuật, khai thác và phục vụ thấp. Điều này là tương đối phổ biến, bởi vì, Bên thuê không có quyền hoặc khả năng quyết định được những yếu tố đó khi tàu bay cho thuê thường là tàu bay đang được sử dụng. Bên thuê tiếp nhận tàu bay từ một Bên thuê tàu bay trước đó.

Do vậy, chỉ trừ một số trường hợp thuê tàu bay mới đang trong quá trình sản xuất và Bên cho thuê cho phép Bên thuê được quyền lưạ chọn các yếu tố này để phù hợp với tiêu chuẩn khai thác, phục vụ chung của Bên thuê thì mới có thể thực hiện được. Điều này có ảnh hưởng nhất định đến một số khâu trong dây chuyền phục vụ (ví dụ: không chủ động tạo ra được sự thống nhất về cấu hình khoang, cấu hình ghế, về trang thiết bị giải trí phục vụ hành khách, dịch vụ .v.v. hoặc nếu có làm được những công việc đó thì thường sẽ đẩy giá thuê lên cao hơn, thời gian khai thác, sử dụng tàu bay có thể bị gián đoạn .v.v) hoặc gây nên những chi phí tốn kém nhất định khác.

Xung đột pháp luật mang tính chất quốc tế

Tính chất di động trong khoảng không gian bao trùm trên trái đất của tàu bay khi tàu bay được đưa vào khai thác, sử dụng vì mục đích dân dụng đã làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Lý do của việc phát sinh những vấn đề đó như vừa nêu ở trên là bởi vì khoảng không gian bao trùm trên trái đất, phần nhiều là lãnh thổ trên không của quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia chủ nhà. Phần lãnh thổ trên không này thuộc quyền tài phán của nhiều quốc gia khác nhau. Ngoài các vùng trời thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của các quốc gia còn có các vùng trời quốc tế hoặc vùng trời theo một quy chế pháp lý hoặc theo chế độ pháp lý riêng biệt.

Vì vậy, việc điều chỉnh pháp lý các hoạt động của các đối tượng trong phạm vi này (trong đó có tàu bay là đối tượng chủ yếu) đã làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Các vấn đề đó thường liên quan đến các lợi ích về chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự công cộng, kinh tế .v.v. Việc điều chỉnh các hoạt động của các đối tượng trong khoảng không gian chủ quyền quốc gia ở các quốc gia lại có sự khác nhau rất lớn. Thực trạng này đã gây ra rất nhiều khó khăn, cản trở cho các giao dịch, hợp đồng mang tính chất quốc tế. Những trở ngại đó thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng có một lĩnh vực rất quan trọng là lĩnh vực sở hữu tài sản. Lĩnh vực này rất quan trọng là vì nó gắn liền với các quyền, nghĩa vụ của sở hữu chủ và các bên liên quan khác .

Lực chọn đối tác cho thuê tàu bay

Thuê khai thác tàu bay là một hoạt động rất linh hoạt, năng động trong thị trường kinh doanh cho thuê tàu bay trên thế giới. Do sự phát triển mạnh mẽ của nề kinh tế toàn cầu kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động vận chuyển hàng không, nhu cầu về thuê tàu bay của các hãng hàng không là rất lớn. Ngoài ra, việc đặt mua mới và sản xuất tàu bay mới cần rất nhiều thời

gian. Do đó, trên thị trường cho thuê tàu bay trên thế giới thời gian gần đây luôn thiếu tàu bay để cho thuê hay nói cách khác là cung thấp hơn cầu.

Do vậy, để đáp ứng nhu cầu về thuê tàu bay của các hãng hàng không thì việc lựa chọn đối tác cho thuê tàu bay của các hãng hàng không đi thuê cần phải rất linh hoạt, nhanh chóng. Tuy nhiên, quy trình về lực chọn đối tác cho các dự án thuê tàu bay theo như qui định của pháp luật Việt Nam là rất phức tạp, tốn thời gian, theo Luật đấu thầu thì thời gian tối thiểu để lựa chọn đối tác trong đấu thầu quốc tế nhanh nhất cũng không dưới 60 ngày (trong đó có 30 ngày để đối tác chuẩn bị hồ sơ dự thầu, thời gian còn lại là để chuẩn bị hồ sơ mời thầu, chấm thầu, trình duyệt cấp có thẩm quyền, thẩm định, đàm phán hợp đồng .v.v.).

Nếu các hãng hàng không thực hiện theo quy trình trên để lựa chọn đối tác cho thuê tàu bay thì rất khó có thể thuê được tàu bay vì các đối tác nước ngoài thường không chờ đợi được các thủ tục hành chính phức tạp và mất thời gian của ta và sẽ không cho các hãng hàng không của ta thuê tàu bay.

Việc thanh toán, vỡ nợ, phá sản

Đây là các rủi ro về thương mại như việc không thanh toán được khoản nợ theo hợp đồng thuê tàu bay hoặc vỡ nợ, phá sản. Do tàu bay là tài sản có giá trị lớn, do vậy trong trường hợp Bên thuê tàu bay gặp các vẫn đề liên quan đến việc không thanh toán được tiền thuê tàu bay hay vỡ nợ, phá sản thì Bên cho thuê cần phải được bảo đảm là người chủ nợ có bảo đảm được ưu tiên thứ nhất đối với tài sản. Ngoài ra, để bảo đảm quyền lợi của mình thì Bên cho thuê phải ngay lập tức được tiếp cận và lấy lại quyền nắm giữ tàu bay. Việc cho thuê tàu bay lại là giao dịch quốc tế do vậy có những qui định rất khác nhau ở các quốc gia khác nhau về vấn đề trên. Để giải quyết vấn đề này thì trong hợp đồng thuê khai thác tàu bay cần có các qui định chi tiết về các thủ tục Bên cho thuê và bên đi thuê phải làm để khi xảy ra rủi ro Bên cho thuê có

thể lấy lại tàu bay và tái xuất ra nước ngoài theo qui định của quốc gia có liên quan.

Để bảo đảm cho việc lấy lại tàu bay và tái xuất tàu bay, thông thường trong hợp đồng thuê khai thác tàu bay, bên đi thuê phải có được cam kết trước bằng văn bản của nhà chức trách hàng không cho phép Bên cho thuê thực hiện các hành động như trên mà không gặp bất cứ sự cản trở nào từ nhà chức trách của nước sở tại.

Đăng ký tàu bay

Việc đăng ký tàu bay rất quan trọng trong lĩnh vực hàng không dân dụng tương tự như việc đăng ký tàu biển trong lĩnh vực hàng hải. Tàu bay cần được đăng ký quốc tịch của một quốc gia và mang quốc tịch đó trong việc vận tải hàng không quốc tế. Mối quan hệ giữa tàu bay mang quốc tịch của một quốc gia với quốc gia đó cũng tương tự như một công dân mang quốc tịch của một quốc gia đối với quốc gia đó. Quốc tịch của tàu bay sẽ liên quan tới các vấn đề chất lượng tàu bay, trách nhiệm của các bên liên quan như chủ sở hữu, người khai thác, dịch vụ cung cấp, hỏng hóc hay đền bù thiệt hại do hoạt động của tàu bay gây ra .v.v.

Ngoài ra, vấn đề đăng ký tàu bay còn liên quan tới các vấn đề quyền sở hữu của các bên đối với tàu bay, quyền của các chủ nợ, việc xóa đăng ký của quốc gia khai thác tàu bay.

Như đã nêu ở trên, hợp đồng thuê khai thác tàu bay thường là giao dịch quốc tế, do vậy việc qui định về đăng ký tàu bay ở mỗi quốc gia là khác nhau. Qui định về đăng ký tàu bay tại quốc gia có hãng hàng không thuê tàu bay và quốc gia nơi tàu bay có quốc tịch cũng khác nhau.

Theo pháp luật nước ta về đăng ký tàu bay được qui định trong Quyết định số 971/TTg ban hành Qui chế đăng ký tầu bay, đăng ký chuyển nhượng

và Thông tư số 01/TT-BGTVT ngày 16/01/2004 hướng dẫn việc đăng ký các quyền đối với tầu bay của Quyết định 971/TTg, thì cũng đã phần nào đáp ứng tiêu chuẩn pháp lý quốc tế. Theo đó có bốn đối tượng là Chủ sở hữu, Bên cho thuê, Bên thuê và Nhà khai thác có thể đứng tên đăng ký tàu bay tại Việt Nam. Tuy việc mở rộng diện đứng tên đăng ký tầu bay ra đến các công ty thương mại bình thường thì chưa được pháp luật Việt Nam đề cập nhưng việc qui định nhiều đối tượng có thể đứng tên đăng ký quốc tịch đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tàu bay cho thuê khai thác tại nước ta.

Việc trả tàu bay khi hết hạn hợp đồng thuê

Trong hợp đồng thuê khai thác tàu bay thường có các điều khoản qui định chi tiết về thủ tục trả tàu bay khi hết hạn hợp đồng, tình trạng kỹ thuật của tàu bay khi trả .v.v. Đây là những điều khoản rất quan trọng đối với bên đi thuê khi trao trả tàu bay, nếu bên đi thuê thực hiện không đúng những điều khoản này, nhất là những điều khoản về tình trạng tàu bay khi trao trả thì sẽ gây thiệt hại rất lớn về mặt tài chính cho Bên thuê tàu bay.

Các tài liệu chuyển giao tàu bay

Bộ tài liệu liên quan đến việc chuyển giao tàu bay giữa các bên liên quan trong hợp đồng thuê khai thác tàu bay là một bố phận rất quan trọng, không thể tách rời của Bộ hợp đồng thuê khai thác tàu bay. Thông thường các tài liệu này bao gồm: các tài liệu, chứng chỉ liên quan đến việc chấp nhận tàu bay; Cam kết xóa đăng ký; Bảo lãnh của Chính phủ; Ý kiến pháp lý của các bên liên quan; Cam kết của các bên liên quan; Ủy quyền xóa đăng ký; Chứng chỉ trả tàu bay; Chứng chỉ bảo hiểm/tái bảo hiểm .v.v.

Tất cả các loại tài liệu trên do nhiều nơi ban hành, trong đó có cả các cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ như Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Cục hàng không dân dụng (thuộc Bộ Giao thông vận tải) nên việc hoàn thiện bộ tài liệu này thường mất rất nhiều công sức, gây chậm tiến độ ký kết hợp đồng và việc

chuyển giao tàu bay. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ cần có những chính sách thông thoáng và linh hoạt để hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải hàng không về việc ban hành các thư và chứng chỉ, bảo lãnh, cam kết liên quan đến hợp đồng thuê khai thác.

Việc chọn luật điều chỉnh hợp đồng

Bất cứ giao dịch thuê khai thác tàu bay quốc tế nào điều liên quan đến nhiều quốc gia vì vậy sẽ liên quan nhiều hệ thống pháp luật. Hệ thống pháp luật quốc tế đã có nhiều qui định về vấn đề này. Tuy nhiên, đây là một vấn đề rất phức tạp liên quan đến việc chọn luật cho hợp đồng thuê khai thác.

Việc chọn luật điều chỉnh hợp đồng là cần thiết để các bên tin tưởng và giải quyết các tranh chấp phát sinh. Việc chọn luật phải được thực hiện trên tinh thần trung thực và đúng đắn, trên nền tảng của sự minh bạch và công khai. Một vấn đề thường gặp phải ở các giao dịch thuê khai thác tàu bay là luật pháp của quốc gia của bên đi thuê và Bên cho thuê có những qui định mâu thuẫn về luật điều chỉnh hợp đồng.

Pháp luật của nước ta không có qui định bắt buộc phải dùng luật Việt Nam để điều chỉnh các hợp đồng mà pháp nhân Việt Nam là một bên tham gia và cho phép dùng luật do các bên thỏa thuận để điều chỉnh hợp đồng với điều kiện là không trái với trật tự công cộng và qui định của pháp luật Việt Nam. Theo khoản 3 điều 759 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 thì: ”... Pháp luật nước ngoài cũng được áp dụng trong trường hợp các bên có thoả thuận trong hợp đồng, nếu sự thoả thuận đó không trái với qui định của Bộ luật này và các văn bản pháp luật khác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Như vậy, khi giao kết hợp đồng thuê khai thác tàu bay với một bên là pháp nhân Việt Nam thì hợp đồng đó sẽ được luật pháp nước ngoài điều chỉnh nếu bên nước ngoài và bên Việt Nam cùng đồng ý.

Một phần của tài liệu Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng tại Việt Nam Luận văn ThS (Trang 110)