Căn cứ trên các cơ sở và đình hướng về hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thuê khai thác tàu bay nêu trên và các phân tích về lý luận và thực tiễn hoạt động thuê khai thác tàu bay trên thế giới và ở Việt Nam trong thời gian qua, qua đó, đề xuất một số ý kiến về việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thuê khai thác tàu bay như sau:
Việc ký kết, tham gia và áp dụng các Điều ƣớc quốc tế và hiệp định song phƣơng về hàng không
Hiện nay, Việt Nam đã tham gia và ký kết nhiều điều ước quốc tế đa phương quan trọng trong lĩnh vực hàng không dân dụng như các Công ước Chicago, Công ước Warsaw .v.v. Tuy nhiên, việc tham gia, ký kết các điều ước quốc tế đa phương được tiến hành rất chậm chễ do nhiều thủ tục hành chính. Ví dụ như việc tham gia, ký kết Công ước Cap Town 2001 về quyền lợi quốc tế đối với trang, thiết bị di động và Nghị định thư của công ước Cap Town qui định riêng cho trang, thiết bị là tầu bay, ký tại Cap Town (Nam Phi) ngày 16 tháng 11 năm 2001. Về nguyên tắc Chính phủ đã đồng ý về việc Việt Nam sẽ tham gia công ước này. Tuy nhiên, đã nhiều năm trôi qua mà hiện nay việc tham gia Công ước này vẫn đang trong tiến trình xem xét của các cơ quan nhà nước dù Tổng công ty hàng không Việt Nam đã cố gắng đẩy nhanh tiến trình. Nếu Việt Nam tham gia công ước này thì sẽ có rất nhiều thuận lợi về mặt thương mại. Đặc biệt là lãi suất cho vay sẽ giảm từ 13% xuống còn 3% trên tổng số tiền vay mua tàu bay.
Luật Hàng không dân dụng và các văn bản dƣới luật về hàng không
Luật HKDDVN chỉ qui định các quy tắc chung, khái niệm cơ bản về hợp đồng thuê tàu bay, chưa có các qui định cụ thể cho từng loại hình thuê tàu bay có đặc điểm khác biệt như thuê khai thác tàu bay và thuê tài chính tàu bay. Ngoài ra, Luật HKDDVN còn chưa chi tiết, cụ thể về các vấn đề như:
Hiện nay, Chính phủ vẫn đang trong quá trình soạn thảo văn bản hướng dẫn thì hành các điều 35, 36, 37, 38, 39 của Luật HKDDVN nêu trên. Tuy nhiên, cho đến nay việc soạn thảo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật HKDDVN vẫn còn chậm. Hiện nay, điều cấp thiết nhất là Chính phủ cần ban hành văn bản để hướng dẫn thi hành Luật HKDDVN về giao dịch và hợp đồng thuê tàu bay, bao gồm cả thuê khai thác tàu bay và thuê tài chính tàu bay trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Vì hiện nay, các qui định về thuê khai thác tàu bay và thuê tài chính tàu bay nằm rải rác ở các văn bản khác nhau do Cục Hàng không trước đây và Bộ Giao thông Vận tải hiện nay ban hành. Các văn bản pháp luật này chỉ là các qui chế, thông tư và quyết định. Do vậy, không thể tránh khỏi sự chồng chéo và thiếu đồng bộ. Các qui định về giao dịch thuê tàu bay bao gồm thuê khai thác tàu bay và thuê tài chính tàu bay cần phải được qui định một cách thống nhất trong một văn bản pháp luật có tính pháp lý cao hơn là Nghị định của Chính phủ nhằm cụ thể hóa các qui định của Luật HKDDVN.
Trong Nghị định về giao dịch thuê khai thác và thuê tài chính tàu bay này, một số vấn đề chính phải được bổ sung, sửa đổi như: mở rộng diện các chủ thể đứng tên yêu cầu đăng ký tàu bay; giảm bớt các thủ tục về lựa chọn đối tác cho thuê tàu bay; đơn giản hóa thủ tục đăng ký tàu bay, đăng ký hợp đồng thuê khai thác tàu bay và thuê tài chính tàu bay; quyền và nghĩa vụ các bên khi chấm dứt hợp đồng; các qui định về thủ tục tái xuất tàu bay; bảo đảm quyền của các chủ nợ và chủ sở hữu tàu bay; mẫu hợp đồng thuê khai thác tàu bay (thuê khô, thuê ướt, thuê ẩm), thuê tài chính tàu bay theo các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế .v.v.
Pháp luật về thuê tài sản
Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại cần bổ sung các qui định cụ thể hơn về thuê tài sản, thuê khai thác tài sản, hiệu lực và sự vô hiệu của hợp đồng, đăng ký tài sản, quyền chiếm hữu và sử dụng tài sản thuê .v.v. để tạo ra khung pháp lý cho các giao dịch thuê tài sản đặc biệt - thuê khai thác tàu bay.
Pháp luật về tài chính
Luật Các tổ chức tín dụng 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng 2004 đã có các qui định về các trường hợp lỗi của các bên tham gia giao dịch thuê tài chính và các biện pháp xử lý khi hợp đồng chấm dứt trước thời hạn do lỗi của các bên. Tuy nhiên, cần bổ sung thêm các qui định về các bên tham gia hợp đồng thuê khai thác ngoài bên đi thuê và Bên cho thuê như bên cho vay, bên tín thác .v.v. Các qui định về đăng ký tài sản thuê, trình tự, thủ tục đăng ký, cơ quan đăng ký cũng cần được qui định rõ ràng trong luật để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký quyền tài sản trong hợp đồng thuê tài chính.
Luật cần bổ sung các qui định về thuê khai thác với tư cách là một hoạt động tín dụng ngắn và trung hạn song song bên cạch các qui định về thuê tài chính.
Pháp luật về đấu thầu
Pháp luật về đấu thầu cần có những sửa đổi, bổ sung các qui định về thủ tục lựa chọn đối tác theo hướng đơn giản hoá thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian đấu thầu, tạo điều kiện thông thoáng, linh hoạt cho các hãng hàng không trong việc lựa chọn đối tác cho thuê khai thác tàu bay.
Tóm lại, thông qua thực trạng pháp luật và thuê khai thác tàu bay tại Việt Nam và thực tiễn thuê khai thác tàu bay tại Tổng công ty HKVN để nêu ra một số vấn đề cơ bản cần lưu ý trong quá trình thực hiện các giao dịch, hợp đồng thuê khai thác tàu bay tại Việt Nam. Qua đó, đưa ra các biện pháp, kinh nghiệm thực tế để vận dụng vào các giao dịch, hợp đồng thuê khai thác tàu bay của các hãng hàng không của Việt Nam khi giao dịch thuê khai thác tàu bay. Tìm ra một số hạn chế, bất cập của pháp luật nước ta và đề xuất một số biện pháp để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thuê khai thác tàu bay.